Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao, kế toán sử dụng tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp ( trừ TSCĐ thuê ngắn hạn)
Tài khoản 214 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm( nhượng bán, thanh lý…)
Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng( do trích khấu hao, đánh giá tăng…) Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
TK 214 được mở 3 tài khoản cấp 2:
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142: Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng Tài khoản 009 – Nguồn vốn khấu hao cơ bản. Tài khoản này để theo dõi tình hình thanh lý và sử dụng vốn khấu hao cơ bản TSCĐ.
TK 009 có kết cấu như sau:
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản (trích khấu hao, điều chuyển nội bộ, thanh lý, nhượng bán …)
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm vốn khấu hao ( nộp cấp trên, cho vay, đầu tư, mua sắm TSCĐ …)
Phùng Văn Tuyên 57 Lớp Kế Toán 2- K39
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊN
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG ĐỘI XÂY DỰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
2.1.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, TSCĐ chiếm tỷ trọng và có giá trị lớn (chủ yếu là các thiết bị thi công). Hoạt động thi công lại diễn ra ngoài trời. Vì vậy, các thiết bị này hư hỏng chủ yếu do các nguyên nhân khách quan như: mưa, bão, môi trường tác động. Xí nghiệp luôn có kế hoạch để sửa chữa các loại thiết bị hư hỏng.
Việc sửa chữa này có thể do Xí nghiệp tự làm hoặc thuê ngoài. Đối với nghiệp vụ sửa chữa nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn thì chi phí sửa chữa được hạch toán một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Còn đối với nghiệp vụ sửa chữa lớn, diễn ra trong thời gian dài thì toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ được phân bổ trong kỳ.
Nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ được thực hiện qua các chứng từ sau: - Đơn đề nghị sửa chữa TSCĐ.
- Dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ (chi phí sửa chữa lớn). - Hợp đồng sửa chữa TSCĐ( trường hợp thuê ngoài). - Biên bản nghiệm thu TSCĐ sửa chữa bàn giao. - Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Bảng tổng hợp chi phí.
Ví dụ:
Trong quý IV/2010 Đội xây dựng tiến hành sửa chữa máy đào Komatsu 0,45m3, việc sửa chữa này diễn ra ngay tại Đội xây dựng. quá trình sửa chữa:
Trong quá trình thi công Đội xây dựng đã phát hiện máy đào Komatsu 0,45m3 bị hỏng, lái xe viết đơn đề nghị trình lên Đội trưởng, khi đã được Đội trưởng phê duyệt. Đơn đề nghị này cùng với biên bản xác nhận tình trạng kỹ thuật của thiết bị gửi lên Giám đốc Xí nghiệp và phòng thiết bị vật tư xin cấp kinh phí để sửa chữa.
Phùng Văn Tuyên 58 Lớp Kế Toán 2- K39
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊN
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG ĐỘI XÂY DỰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA
Kính gửi : - Giám đốc Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng.
- Phòng thiết bị vật tư
Tên phương tiện : Máy đào Komatsu Kiểu loại : 0,45m3
Người đề nghị: Nguyễn Đức Tiến Nội dung sửa chữa:
1. Hàn cần đào 2. Răng cầu 3. Sửa chữa đề.
Lái xe Giám đốc xí nghiệp
Nguyễn Đức Tiến Trương Văn Đàn
BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HƯ HỎNG CỦA THIẾT BỊ
Hôm nay, ngày 12 tháng 11 năm 2010 Chúng tôi gồm có:
1. Ông Trần Văn Cường Đội trưởng đội xây dựng 2. Ông Trần Hùng Thợ sửa chữa
3. Ông Nguyễn Trung Kiên Lái xe
Cùng nhau tiến hành kiểm tra, xác nhận tình trạng của thiết bị: Máy đào Komatsu 0,45m3
I. Tình trạng hư hỏng.
Phùng Văn Tuyên 59 Lớp Kế Toán 2- K39
Lái xe
Nguyễn Trung Kiên
Thợ sửa chữa
Trần Hùng
Đội trưởng
Trần Văn Cường
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊN
XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG ĐỘI XÂY DỰNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - Cần rạn nứt. - Đề hư. - Răng gầu mòn II. Kết luận
Bị hỏng trong quá trình thi công
Xí nghiệp sẽ có người xuống để giám sát, sau khi sửa chữa xong tiến hành nghiệm thu và kế toán Đội xây dựng tính tổng hợp chi phí sửa chữa
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KỸ THUẬT
Tại Đội xây dựng Hôm nay , ngày 16 tháng 11 năm 2010
Chúng tôi gồm có:
1.Ông Vũ Văn Dũng T.P. thiết bị vật tư 2. Ông Trần Hùng Thợ sửa chữa
3. Ông Nguyễn Trung Kiên Lái xe
Sau khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng chúng tôi cùng tiến hành nghiệm thu tình trạng kỹ thuật của: Máy đào Komatsu 0,45m3
Với nội dung như sau:
I. Nội dung sửa chữa:
- Hàn cần đào
- Thay mới răng gầu - Thay đề, trục ôn bi đề
II. Kết luận.
Phùng Văn Tuyên 60 Lớp Kế Toán 2- K39
Lái xe
Nguyễn Trung Kiên
Thợ sửa chữa
Trần Hùng
Trưởng phòng vật tư
Vũ Văn Dũng
Phụ trách bộ phận Người lập
Sau khi sửa chữa máy hoạt động tốt
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG
Tại: Đội xây dựng
Stt Tên thiết bị Tên vật tư Sl đơn giá Thành tiền
1 Máy đào Komatsu 0,45m3 - Răng gầu - Đề - Cần đào 5 1 1 152.000 250.000 320.000 760.000 250.000 320.000 Tổng 1.330.000
Sau đó các chứng từ này được lập lại tại phòng kế toán, kế toán TSCĐ sẽ ghi vào máy bằng bút toán.
Nợ TK 627 : 1.330.000
Có TK 152 : 1.330.000
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC VÀ HẠ TẦNG.
Phùng Văn Tuyên 61 Lớp Kế Toán 2- K39
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Xí nghiệp và phương hướng hoàn thiện.
3.1.1. Ưu điểm.
Trong những năm vừa qua, Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng đã không ngừng cải thiện công tác hạch toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Vì vậy việc sử dụng TSCĐ đã được cải thiện đáng kể, năng suất lao động để tăng khả năng cung ứng cho khách hàng
- Trong phân loại TSCĐ
+ Theo nguồn hình thành: Giúp Xí nghiệp có biện pháp khai thác các nguồn vốn kiểm tra theo dõi tình hình thanh toán, chi trả các khoản vay nợ đúng hạn. Mặt khác giúp cho kế toán biết chính xác nguồn hình thành của từng loại TSCĐ để hạch toán và trích lập khấu hao được chính xác.
+ Theo đặc trưng kỹ thuật: Với cách phân loại này cho biết kết cấu của TSCĐ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Số TSCĐ hiện đang sử dụng bao gồm những nhãn TSCĐ nào theo đặc trưng kỹ thuật. Từ đó căn cứ vào nhu cầu nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong từng thời kỳ có phương hướng đầu tư TSCĐ một cách đúng đắn đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thông qua cách phân loại này giúp cho công tác quản lý TSCĐ ở Xí nghiệp được chi tiết, chặt chẽ và cụ thể, có biện pháp đầu tư và sử dụng TSCĐ có hiệu quả cao phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh ở Xí nghiệp.
- Trong công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ.
Trong Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng, mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, của ngành, đảm bảo có đầy đủ các chứng từ hợp lý, hợp lệ về mua sắm, nhượng bán, thanh lý TSCĐ…
Các nghiệp vụ phát sinh về tăng, giảm TSCĐ đều được phản ánh kịp thời trên các sổ sách kế toán thích hợp.
- Công tác quản lý TSCĐ và vốn.
Công tác quản lý tài sản và vốn là công tác hết sức phức tạp và khó khăn mặc dù vậy Xí nghiệp vẫn thực hiện sự bảo toàn vốn trong quá trình hoạt động, không những vậy mà vốn kinh doanh của Xí nghiệp không ngừng tăng sau mỗi kỳ hoạt động.
Công tác quản lý TSCĐ ở Xí nghiệp được thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc do vậy không để xảy ra hiện tượng mất và thất thoát tài sản.
Đây là thành tích không chỉ riêng của phòng kế toán mà còn có sự đóng góp của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong ý thức giữ gìn và bảo quản của công.
- Hạch toán chi tiết tài sản cố định
Phùng Văn Tuyên 62 Lớp Kế Toán 2- K39
Về hạch toán chi tiết TSCĐ tại Xí nghiệp được thực hiện trên máy vi tính. Xí nghiệp thực hiện lập hệ thống Sổ chi tiết tài sản cố định theo hình thức tờ rơi từ việc kết xuất thông tin từ máy vi tính. Dựa trên cơ sở những quy định của chủ đề kế toán, Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng đã có nhiều loại chứng từ phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Ví dụ như liên quan đến việc hạch toán chi tiết tài sản cố định, hàng năm Xí nghiệp đều lập các Bảng tổng hợp tình hình tăng giảm TSCĐ chi tiết cho từng nguồn tài trợ và chi tiết cho từng nhóm tài sản cố định.
- Hệ thống chứng từ sổ sách.
Hệ thống chứng từ tại Xí nghiệp được lưu trữ theo đúng chế độ đảm bảo khoa học trong việc truy cập và tìm kiếm thông tin. Hàng tháng, hàng quý các chứng từ gốc được tập hợp theo từng nhóm, từng chủng loại khác nhau. Chứng từ của 3 năm tài chính liên tiếp được lưu trữ trong các ngăn tài liệu, luôn sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tài chính.
- Công tác kiểm kê tài sản cố định
Tài sản cố định được Xí nghiệp kiểm kê, đánh giá vào thời điểm cuối năm. Việc này giúp cho Xí nghiệp có khả năng kiểm soát được tình hình giá trị và hiện trạng của TSCĐ đang được sử dụng tại Xí nghiệp. Căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng năm, Xí nghiệp đã có những biện pháp giải quyết kịp thời. Ngoài ra việc kiểm kê giúp cho các nhà quản lý định ra được phương hướng đầu tư vào TSCĐ cũng như việc đề ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- Công tác đầu tư tài sản cố định
Việc đầu tư cho TSCĐ trong những năm qua đã được Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng quan tâm một cách đúng mức. Xí nghiệp rất chú trọng trong việc mở rộng quy mô máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng cũng như các thiết bị sử dụng trong quản lý. Việc nâng cao tư trang nguồn vốn tự có đã cho thấy khả năng chủ động của Xí nghiệp.
3.1.2. Những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý TSCĐ tại Xí nghiệp
Với quy mô hiện nay của Xí nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng đã đi vào nề nếp, hoạt động có hiệu quả và hợp lý. Hiệu quả của công tác kinh doanh ngày càng phát triển song bên cạnh những kết quả đạt được Xí nghiệp vẫn còn những vấn đề tồn tại trong hạch toán, quản lý và sử dụng TSCĐ cần được khắc phục.
- Trong công tác sửa chữa TSCĐ.
Thông thường công tác sửa chữa lớn TSCĐ ở Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng đều được thuê ngoài. Do đó Xí nghiệp sẽ không thực hiện lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nên toàn bộ chi phí
Phùng Văn Tuyên 63 Lớp Kế Toán 2- K39
sữa chữa lớn này phát sinh ở các kỳ kế toán nào được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí của các bộ phận có TSCĐ sửa chữa lớn. Do vậy ảnh hưởng đến chi tiêu giá thành sản xuất tromg kỳ làm cho giá thành không ổn định giữa các kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Bảng tính và phân bổ khấu hao chưa thể hiện được số khấu hao đã trích quý
trước, số khấu hao tăng trong quý, số khấu hao giảm trong quý mà chỉ biết được số khấu hao trích trong quý.
- Hiện nay hệ thống cơ sở vật chất cho việc tổ chức công tác kế toán trong Xí
nghiệp là khá hiện đại với giàn máy vi tính mới nhưng Xí nghiệp vẫn chưa áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán để nâng cao khả năng cung cấp thông tin kịp thời cho cho nhà quản lý giảm thiểu công tác kế toán đối với một Xí nghiệp lớn.
- Hạch toán chi tiết tài sản cố định
Trong việc hạch toán chi tiết tài sản cố định Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng đã thực hiện tương đối chuẩn các quy định về chứng từ sổ sách chi tiết, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số mặt sau:
* Xí nghiệp không theo dõi chi tiết tình hình sử dụng về số lượng và nguyên giá đối với các tài sản cố định ở từng Đội thành viên. Điều này dẫn đến tình trạng là việc quản lý về giá trị không thống nhất với việc quản lý về mặt hiện vật không ràng buộc trách nhiệm vật chất của người sử dụng tài sản cố định trong trường hợp xảy ra mất mát hư hỏng TSCĐ….
Nhìn chung, việc hạch toán kế toán tổng hợp các nghiệp vụ có liên quan đến TSCĐ của Xí nghiệp được ghi chép và phản ánh theo đúng chế độ kế toán cho doanh nghiệp xây dựng cơ bản. Trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp xây lắp điện nước và hạ tầng em thấy có những điểm vướng mắc sau đây trong công tác hạch toán tổng hợp.
* Việc lập các Bảng kê phân loại
Xí nghiệp thực hiện hạch toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chung, Các bảng kê này được lập làm cơ sở cho kế toán tổng hợp thực hiện phản ánh vào Sổ tổng hợp. Các bảng kê phân loại này không quy định có thể áp dụng ghi Có hay ghi Nợ cho các tài khoản cụ thể nào. Bên cạnh đó, trong trường hợp nghiệp vụ xảy ra liên quan đén nhiều bút toán thì Xí nghiệp phải lập một số lượng lớn Bảng kê phân loại.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
3.1.3.1. Về tổ chức bộ máy hạch toán kế toán của Xí nghiệp : Thứ nhất, việc tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp theo mô hình phân tán, mô hình này là phù hợp với Xí nghiệp. Tuy nhiên, nhằm giảm khối lượng công việc cho phòng kế toán trung tâm, đồng thời hạch toán được đầy đủ, nhanh chóng hơn những nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở
Phùng Văn Tuyên 64 Lớp Kế Toán 2- K39
đơn vị trực thuộc thì Xí nghiệp nên lập ra bộ phận kế toán riêng tại các Đội công trường phụ trách luôn phần hành có liên quan phát sinh ngay tại đó.
Thứ hai, mặc dù hệ thống kế toán đã được trang bị bằng hệ thống máy tính khá đầy đủ (mỗi nhân viên một máy), phần mềm kế toán vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cập nhật, xử lý số liệu và cung cấp thông tin một cách đầy đủ, đặc biệt là việc tổng hợp số liệu để cung cấp thông tin quản lý theo yêu cầu cụ thể của lãnh đạo Xí nghiệp. Vì vậy, việc phát triển hơn nữa hệ thống kế toán máy là một phương hướng cần thiết để tạo sự linh hoạt hơn trong công tác kế toán.
Thứ ba, đội ngũ lao động luôn là vấn đề mà Xí nghiệp muốn phát triển. Giải pháp cho vấn đề này vẫn là tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán