Các phương pháp thay đổi kích thước ảnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu, triển khai hệ thống chia sẻ hình ảnh cho cộng đồng (Trang 82)

c. Công nghệ chống DDOS bằng phân tích gói tin B1 Khởi động:

5.1.3.Các phương pháp thay đổi kích thước ảnh

83

Là một phương pháp chuyên để thu các ảnh rất lớn thành những ảnh có kích thước nhỏ phù hợp với các trang web

Phương pháp Thumbnail[10] thực hiện theo các bước như sau:

 Sử dụng một “strip” để loại bỏ các thành phần được đính kèm trong ảnh gốc.

 Sử dụng một sample” để thu nhỏ hình ảnh xuống 5 lần chiều cao của bức ảnh.

 Bước cuối cùng là thu nhỏ ảnh về kích thước yêu cầu

b. Phương pháp Resample[11]

Thay đổi độ phần giải của hình ảnh

Mục đích của phương pháp này là điều chỉnh số lượng điểm ảnh trong một hình ảnh mà không làm thay đổi kích thước của ảnh. Phương pháp này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp chúng ta muốn hiển thị hình ảnh phù hợp với một thiết bị phần cứng cụ thể, như điện thoại, taplet, máy in,… Chỉ có độ phân giải và số lượng các điểm ảnh được sử dụng để đại diện cho hình ảnh là thay đổi, còn kích thước thực của ảnh là không thay đổi. Ví dụ hình ảnh gốc có độ phân giải là 300dpi, bây giờ ta muốn hiển thị hình ảnh đó lên một thiết bị có độ phân giải 90dpi, khi đo ta làm một resample 90. Hình ảnh sau khi thực hiện phép biến đổi sẽ nhỏ hơn về số lượng các điểm ảnh được sử dụng, nhưng khi hiển thị trên màn hình 90dpi sẽ xuất hiện ở kích thước vật lý tương tự như hình ảnh gốc ban đầu

c. Phương pháp Sample

Đây là phương pháp thu nhỏ kích thước ảnh hết sức nhanh chóng với các ảnh có kích thước cực lớn. Bản chất của phương pháp này là khi thu nhỏ hình ảnh thì đơn giản là xóa đi các dòng, cột các điểm ảnh mà ở đó màu sắc là tương tự nhau. Phương pháp này sẽ không tốt nếu như số lượng màu giống nhau ở vùng bị xóa là quá ít, khi xóa các pixel đi thì làm cho hình ảnh trở nên rời rạc nhau, phá vỡ nội dung của hình ảnh

d. Phương pháp Scale[12]

Phương pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở tính toán như sau

Khi thu nhỏ hình ảnh, các điểm ảnh lân cận sẽ được tính trung bình với nhau để tạo ra một điểm ảnh mới. Chẳng hạn như tỉ lệ thu nhỏ là 50% thì cứ trung bình khối 4 điểm ảnh liên tiếp sẽ được tính toán để thay thế bởi một điểm ảnh mới

e. Phương pháp thay đổi kích thước Adaptive [13]

Thu nhỏ hình ảnh nhưng không làm mờ hình ảnh đó. Phương pháp này dựa trên kỹ thuật nội suy lưới. Lưới nội suy ở đây được thiết kế để phân chia các khu

84

vực liên pixel thành hai bề mặt phẳng tam giác, việc phân chia này dựa trên đường chéo với các màu sắc của hai góc gần nhất, dựa vào hai yếu tố màu sắc này để tạo ra một lưới gradient tuyến tính theo đường chéo giữa hai góc

Một phần của tài liệu nghiên cứu, triển khai hệ thống chia sẻ hình ảnh cho cộng đồng (Trang 82)