Thực trạng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng (Trang 25 - 30)

Đồ thị 1: Nguồn vốn huy động từ các loại tiền gửi tại ngân hàng

2.3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng

2.3.1.1. Qui trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng.

Thường mỗi ngân hàng sẽ xây dựng cho mình 1 quy trình tín dụng riêng để phù hợp với quy mô và cơ cấu, nguồn lực của ngân hàng. Quy trình tín dụng của NHĐT&PT-CNTSG căn cứ vào chính sách, văn bản hướng dẫn của NHĐT&PTVN.

Hình 3 Quy trình cấp tín dụng của NHĐT&PT-CNTSG

Khách hàng Hướng dẫn thủ tục Tiếp nhận hồ sơ Thẩm định Đề xuất cho vay Xét duyệt cho vay Quyết định

không cho vay Trả hồ sơ Hướng dẫn hoàn thành thủ tục Lập và lưu số liệu Giải ngân Theo dõi nợ vay và thu nợ Thanh lý hợp đồng

Bước 1: tiếp nhận khách hàng

Trong bước đầu tiên này, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng về điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn. Khi khách hàng đưa ra nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ phỏng vấn để biết hồ sơ vay vốn, đề nghị vay vốn có phù hợp với các quy định của chính sách cho vay của ngân hàng và cơ quan chủ quản.

Bước 2: hướng dẫn thủ tục vay vốn

Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn và chấp thuận vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Bước 3: tiếp nhận hồ sơ và thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và

phương án vay vốn

Cán bộ xem xét lại hồ sơ mà khách hàng nộp cho ngân hàng đầy đủ chưa, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì đề nghị khách hàng bổ sung, sau đó tiến hành điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.

Bước 4: thẩm định hồ sơ khách hàng

Đây là bước rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Thời gian thẩm định món vay tối đa không quá 5 ngày làm việc, nội dung thẩm định chủ yếu là: năng lực pháp lý, năng lực tài chính, thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ, đánh giá đảm bảo tiền vay…

Bước 5: đề xuất cho vay

Sau khi hoàn thành bước thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định. Cán bộ tín dụng trình trưởng phòng kinh doanh xét duyệt.

Bước 6: duyệt hồ sơ vay

Căn cứ vào tờ trình, trưởng phòng kinh doanh sẽ đưa ra đề nghị của mình và chuyển lên Cấp có thẩm quyền quyết định lần cuối về mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay.

Bước 7: hướng dẫn khách hàng hoàn thành thủ tục vay vốn

Cán bộ tín dụng sẽ trả lại hồ sơ vay và có văn bản giải thích lý do khách hàng không được cho vay nếu hồ sơ không được duyệt. Trường hợp khách hàng được duyệt cho vay, cán bộ tín dụng sẽ gửi cho khách hàng bộ hồ sơ vay vốn.

Hợp đồng tín dụng được lập thành 4 bản, 1 bản khách hàng giữ, 1 bản do phòng kế toán giữ, 1 bản lưu ở phòng khách hàng doanh nghiệp và một bản lưu ở phòng quản lý rủi ro.

Sau đó, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ đã duyệt qua phòng kế toán để lập hồ sơ riêng cho mỗi khách hàng, nhập dữ liệu vào máy tính nhằm tiện việc theo dõi. Ngoài ra, mỗi cán bộ tín dụng khi cho khách hàng vay còn ghi vào sổ theo dõi chung của phòng, sổ theo dõi cho vay và thu nợ cá nhân.

Bước 9: giải ngân

Căn cứ theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân, ngân hàng sẽ chuyển khoản hoặc giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng hoặc chuyển thẳng cho đơn vị thụ hưởng theo thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng.

Bước 10: theo dõi nợ vay và thu nợ

Trong thời gian khách hàng sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng theo dõi, nắm bắt đầy đủ kịp thời quá trình sử dụng vốn vay. Mục đích của việc theo dõi thương xuyên là kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không, có vi phạm những điều khoản như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng hay không để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bước 11: thanh lý hợp đồng

Khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng như cam kết, ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng, giải chấp tài sản đảm bảo.

Đối với những khoản nợ không trả đúng thời hạn và cũng không được gia hạn nợ, giãn nợ thì chi nhánh sẽ chuyển sang nợ quá hạn và gởi thông báo cho khách hàng.

2.3.1.2. Phân tích hoạt động tín dụng

 Phân tích tỷ trọng dư nợ cho vay

Bảng 4: Dư nợ phân theo thời gian

ĐVT: triệu đồng

(Nguồn: báo cáo tình hình dư nợ, NHĐT&PT-CNTSG)

Bảng 5: Tốc độ tăng, giảm của dư nợ cho vay phân theo thời gian

ĐVT: triệu đồng Tăng (+), giảm (-)

2008/2007

Tăng (+), giảm (-) 2009/2008

Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối Cho vay ngắn hạn 196.118 23,04% - 490.661 -46,85% Cho vay trung, dài

hạn

7.183 1,81% 1.447.846 358,36%

Nhận xét: căn cứ vào bảng 4 và bảng 5 có thể nhận xét về cơ cấu dư nợ

cho vay của chi nhánh phân theo thời gian như sau

Dư nợ ngắn hạn tăng giảm không đều qua ba năm, năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng 196 tỷ đồng tỷ lệ tăng 23,04% so với năm 2007, chiếm 72.1% tỷ trọng dư nợ cho vay; tuy nhiên năm 2009 dư nợ ngắn hạn giảm mạnh 490 tỷ đồng tỷ lệ giảm 46,85% so với năm 2008, chỉ còn chiếm 23,1% tỷ trọng dư nợ cho vay.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng đều qua các năm thể hiện qua con số dư nợ cho vay năm 2008 tăng 7,1 tỷ đồng so với 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,81%; dư nợ cho vay năm 2009 tăng mạnh 1.447 tỷ đồng tỷ lệ tăng đến 358% so với năm 2008, chiếm 76,9% tỷ trọng dư nợ cho vay. Sở dĩ các khoản vay trung và dài hạn tăng mạnh là do các doanh nghiệp muốn tranh thủ việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung, dài hạn để đầu tư mới phát triển sản xuất, kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo Thông tư số 05/2009/TT-NHNN với lãi suất hỗ trợ 4%/năm.

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay ngắn hạn 851.061 68,2% 1.047.179 72,1% 556.518 23,1%

Cho vay trung, dài hạn

396.829 31,8% 404.012 27,9% 1.851.858 76,9%

Đối tượng áp dụng là các hợp đồng tín dụng ký kết trước và sau ngày 1/4/2009 và được giải ngân (một hoặc nhiều lần) trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 31/12/2009.

 Phân tích cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 6: Dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Cho vay DNNN 389.521 31,2% 342.873 23,6% 86.706 3,6% Cho vay DNNQD 858.369 68,8% 1.108.318 76,4% 2.321.670 96,9% _Công ty cổ phần, TNHH 457.894 36,7% 650.973 44,9% 1.861.033 77,3% _DN tư nhân 250.489 20,1% 290.345 20% 310.080 12,8% _Đối tượng khác 149.986 12% 166.991 11,5% 150.557 6,8% Tổng cộng 1.247.890 100% 1.451.191 100% 2.408.376 100% (nguồn: báo cáo tình hình dư nợ NHĐT&PT-CNTSG)

Bảng 7: Tốc độ tăng giảm của cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Tăng (+), giảm (-) 2008/2007 Tăng (+), giảm (-) 2009/2008

Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối

Ngoài quốc doanh 249.949 29,12% 1.213.352 109,48%

Tổng cộng 203.301 16,29% 957.185 65,96%

Nhận xét: qua bảng số liệu 6 và 7 ta có thể rút ra một số kết luận sau

Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay và tăng dần qua các năm: năm 2007 chiếm 68,8% tỷ trọng dư nợ cho vay, năm 2008 chiếm 76,4% tỷ trọng và tăng 29,12% so với năm 2007, đặc biệt năm 2009 chiếm tới 96,9% tỷ trọng và tăng đến 109,48% so với năm 2008.

Trong năm vừa qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn phát triển mạnh, có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất. Về phía NHĐT&PT-CNTSG, theo chủ trương hỗ trợ, khuyến khích phát triển đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) do Chính phủ và NHĐT&PTVN đề ra, chi nhánh đã chú trọng nhiều đến đối tượng này và đa dạng hóa các phương thức cho vay nên đã thu hút được lượng khách hàng DNVN này về cho chi nhánh.

Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh lại giảm dần qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng ít trong cơ cấu cho vay. Nếu như dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) năm 2007 là 385 tỷ thì năm 2008 chỉ còn 342 tỷ giảm 46 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm 11,98%, năm 2009 tiếp tục giảm 256 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm mạnh 74,71%.

Điều này là do chi nhánh có chính sách giảm dần cho vay đối với các DNQD có tình hình hoạt động yếu kém theo chủ trương của Chính Phủ, của NHNN và NHĐT&PTVN.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)