Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHĐT&PT-CNTSG

3.1 Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại chi nhánh

nhánh

Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụ thể

3.1.1 .Khách hàng xin vay vốn sẽ phải gửi thông tin về tài chính, về tình hình hoạt động cũng như thông tin về tài sản liên quan đến việc vay vốn này. Trong vòng hai thập kĩ qua, ngân hàng không chỉ thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng mà thường xuyên thu thập thông tin qua công ty thông tin. Các công ty này thu thập thông tin từ các doanh nghiệp và cá nhân và lập nên bảng báo cáo tóm tắt về nợ nần của khách hàng, lịch sử thanh toán và đưa ra một số nhận xét chung.

Tính toán xác định rủi ro

+ Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế...

+ Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp. 3.1.2. Thực hiện giám sát đầy đủ:

Đây là bước thứ 2 để thực hiện quản lý rủi ro một cách hiệu quả sau khi ngân hàng cho vay vốn. Những hoạt động tài chính của doanh nghiệp sau khi vay vốn phải được giám sát liên tục để đảm bảo rằng doanh nghiệp vẫn tiếp tục đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng cũng như khả năng trả vốn vay,khả năng lãnh đạo hoạt động kinh doanh cũng như mức độ sẵn lòng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp. Một yêu cầu tối thiểu là ngân hàng phải theo dõi chặt chẽ việc thanh toán của khách hàng để có những quyết định cần thiết như tiếp tục cho vay hay tịch thu tài sản để thế nợ.

Lượng hóa rủi ro

Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.

Quản lý, giám sát

+ Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân.

3.1.3. Xúc tiến mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng: Ngân hàng phải xúc tiến mối quan hệ với khách hàng, việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng và khách hàng hiểu biết về nhau tốt hơn, làm giảm bớt về cả mặt chi phí và thời gian khi xem xét giao dịch kinh doanh giữa hai bên. Việc có được mối quan hệ truyền thống với ngân hàng sẽ giúp cho khách hàng giải quyết được vấn đề thanh khoản những lúc cần thiết.

3.1.4. Quản lý tài sản có một cách chủ động:

Việc quản lý các khoản vay phải được thực hiện thường xuyên và thận trọng. ngân hàng cần phải biết thiết lập trạng thái cân bằng giữa tính chuyên môn hóa các khoản đầu tư. Một ví dụ điển hình là vào những năm 1980, các ngân hàng ở Oklahoma và Texas đã cho vay khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và khai thác dầu khí. Trong bản cân đối tài sản của các ngân hàng này,

phần lớn các khoản đầu tư và cho vay tập trung vào lĩnh vực dầu khí, do vậy khi giá dầu giảm và các công ty này bị phá sản, các ngân hàng này đã gặp nhiều khó khăn và rất nhiều ngân hàng bị phá sản. Đây là một trong những ví dụ để phản ánh sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư để đảm bảo trong trường hợp xảy ra khủng hoảng đối với một ngành nào đó thì ngân hàng vẫn duy trì hoạt động.

Một cách khác để phân tán rủi ro đối với một khoản cho vay lớn là cùng ngân hàng các cùng đầu tư vào các khoản vay đó thông qua bảng cam kết giữa các ngân hàng.

MỘT SỐ CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NH:

Như đã nêu trên, mục tiêu hoạt động của ngân hàng là đảm bảo sự chênh lệch lãi suất thực tương đương giữa lãi suất từ việc cho vay vốn và chi phí phát sinh từ việc huy động vốn. Như vậy có nghĩa là việc quản lý rủi ro lãi suất phải được thực hiện thường xuyên liên tục tại các ngân hàng thương mại để đo lường mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng thương mại.

Phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh lệch tài sản nợ_có đến thu thập của ngân hàng khi có sự biến động của lãi suất (Income Gap Analvsis)

Một cách thực hiện việc quản lý này đó là áp dụng phương pháp phân tích ảnh hưởng chênh lệch tài sản nợ có đến thu nhập của ngân hàng khi có sự biến động lãi suất (Income Gap Analvsis). Dưới đây là chi tiết phương pháp tính ảnh hưởng do sự biến động của lãi suất đến thu nhập ngân hàng.

Bước đầu tiên cần làm khi thực hiện chiến lược quản lý rủi ro theo phương pháp này là xác định tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với sự biến động lãi suất. Về phía tài sản có, tài sản có nhạy cảm với lãi suất đó là tài sản mà có thời gian đáo hạn dưới một năm và những khoản cho vay với lãi suất phụ thuộc vào lãi suất trên thị trường. về phía tài sản nợ, tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (interres rate-sensitive liabities, viết tắt là ISLs) đó là những khoản huy động vốn với thời gian đáo hạn dưới 1 năm và những khoản huy động vốn khác gắn liền với lãi suất biến động trên thị trường.

Trường hợp tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có nhạy cảm với lãi suất, sự chênh lệch mang dấu âm (GAP < 0), nếu lãi suất trên thị trường

tăng, chi phí huy động vốn sẽ tăng hơn lãi suất được thu về từ việc cho vay, do vậy thu nhập của ngân hàng giảm. Ngược lại, nếu lãi suất giảm, thu nhập của ngân hàng tăng lên.

Trường hợp tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0), nếu lãi suất trên thị trường tăng, lãi suất thu được từ việc đầu tư vào tài sản có sẽ tăng nhanh hơn chi phí bỏ ra huy động vốn, điều này có nghĩa là thu nhập của ngân hàng có thể tăng lên. Ngược lại, nếu lãi suất trên thị trường giảm, thu nhập ngân hàng giảm.

Trường hợp tài sản có nhạy cảm với lãi suất bằng tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP = 0), việc tăng giảm lãi suất trên thị trường sẽ có cùng mức độ tác động tài sản có nhạy cảm và tài sản nợ nhạy cảm, thu nhập của ngân hàng sẽ không thay đổi.

Dưới đây là bảng tóm tắt tác động của việc thay đổi lãi suất đến thu nhập của NH:

Qua việc phân tích ảnh hưởng của tác động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Ban quản lý tài sản nợ có không những biết được sự thay đổi của lãi suất có tác động tích cực hay tiêu cực đến thu nhập của ngân hàng mà còn tính được quy mô của sự tác động đó. Quy mô của sự tác động đó được tính theo công thức sau:

BI = GAP.i

Trong đó Bi là mức độ thay đổi về thu nhập của ngân hàng I là sự thay đổi về lãi suất

GAP = ISAs – ISLs

Ví dụ như một ngân hàng có 150 triệu USD là tài sản có nhạy cảm với lãi suất, 250 triệu USD tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất. với giả thiết là lãi suất tăng 3%. Ban quản lý tài sản nợ có sẽ tính được mức độ ảnh hưởng đến thu nhập như sau:

GAP = 150 – 250 = -100

BI = GAP.i = -100.0,03 = -3 triệu USD

Trong trường hợp này, ngân hàng dự tính thu nhập của ngân hàng giảm 3 triệu USD nếu lãi suất tăng 3%. Ngược lại, với lãi suất giảm 3% thì thu nhập của ngân hàng dự tính tăng thêm 3 triệu USD.

Như vậy, thông qua việc hiểu được bản chất của mối quan hệ giữa số tiền chênh lệch tài sản có và tài sản nợ và sự thay đổi về lãi suất. Ban quản lý tài sản nợ có đưa ra chính sách quản lý một cách hiệu quả rủi ro lãi suất.

Thông qua việc dự toán lãi suất trong tương lai và mức độ rủi ro. Ban quản lý tài sản nợ có sẽ xác định lượng hóa được mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Nếu ngân hàng dự tính lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới. Ban quản lý tài sản nợ có sẽ ra các biện pháp định hướng để đảm bảo rằng tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (GAP = 0). Biện pháp thực hiện trong trường hợp này có thể hạn chế tài sản nợ ngắn hạn, tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn. Hoặc ban quản lý tài sản nợ có sẽ đưa ra chính sách tăng cường lượng tài sản có gắng liền với lãi suất có độ biến động lớn hơn như cho vay ngắn hạn nhiều hơn hoặc đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn.

Nếu như Ban quản lý tài sản nợ có dự tính lãi suất sẽ giảm trong tương lai, họ sẽ đưa ra chính sách để có được tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản có nhạy cảm với lãi suất (GAP > 0). Điều đó có nghĩa là tăng cường huy động vốn ngắn hạn, tăng cường cho vay dài hạn, giảm cho vay ngắn hạn.

Từ công thức (1) cho thấy, độ lớn của GAP càng tăng, mức độ tác động của lãi suất đến thu nhập ngân hàng càng lớn. Độ lớn của GAP trong mọi trường hợp sẽ được phụ thuộc vào quan điểm chấp nhận rủi ro, ngân hàng đó sẽ duy trì sự chênh lệch giữa tài sản có nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất lớn, (duy trì GAP lớn). Trường hợp ngân hàng muốn hạn chế rủi ro đến mức độ tối thiểu, ngân hàng sẽ duy trì khoảng cách giữa hai loại tài sản này nhỏ.

Phương pháp trên là một công cụ hữu hiệu để đo lường ảnh hưởng do sự thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đã áp dụng một số phương pháp khác để đánh gia một cách cụ thể hơn tác động của sự thay đổi lãi suất đến giá trị của tài sản nợ, tài sản có và giá trị ròng của tài sản ngân hàng. Trên thực tế, có 2 loại rủi ro tác động đến việc đầu tư của ngân hàng khi lãi suất thay đổi đó là rủi ro về giá cả và rủi ro về việc tái đầu tư. Rủi ro về giá (price risk) là rủi ro khi lãi suất tăng làm cho giá cả thị trường của các khoản cho vay và các khoản đầu tư chứng khoán giảm. Rủi ro về tái đầu tư (reinvestment risk) là việc giảm lãi suất sẽ dẫn đến giá trị tương lai của các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán giảm. hai loại rủi ro này vận động theo hai hướng khác nhau.

Ngân hàng cần xây dựng quy trình xét duyệt, cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.

Một quy trình tín dụng có thể bao gồm nhiều khâu, song quan trọng nhất có ý nghĩa quyết định đến chất lượng cho vay là khâu thẩm định trước khi cho vay. Khả năng rủi ro trong kinh doanh tín dụng dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau, phòng tránh rủi ro cũng có nhiều biện pháp và cách tổ chức tiến hành, trong đó việc tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng là biện pháp quan trọng nhất. Nói chung là mọi cán bộ tín dụng và cán bộ có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ, thể lệ hiện hành của thống đốc NHNN và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về tín dụng và đảm bảo an toàn tín dụng. Mọi khoản cho vay phải thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, tiến hành thẩm định, kiểm tra xác định đúng tư cách pháp nhân của người cho vay, tính khả thi của phương án SXKD và giá trị của các tài sản cầm cố, thế chấp thuộc sở hữu của họ, chống hiện tượng vay vốn ngân hàng kinh doanh sử dụng lòng vòng, sử dụng vốn sai mục đích.

Đặc biệt, các Ngân Hàng Thương Mại Nhà nước thường có mối quan hệ, dễ dãi trong việc cho vay đối với các Doanh nghiệp nhà nước do cùng do Nhà nước sở hữu, quản lý. Điều này dẫn đến việc một số doanh nghiệp nhà nước có tình hình kinh doanh, tài chính yếu kém không đạt yêu cầu vay vốn vẫn thực hiện các khoản vay được. Về điều này, chi nhánh phải kiên quyết trong việc tuân thủ quy trình, xem xét kỹ lưỡng điều kiện vay vốn, không vì chỉ thị ngầm của thành ủy, chính quyền mà thực hiện lỏng lẻo, cố ý không tuân thủ quy trình.

3.1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có đội ngũ cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ, nhận thức xã hội và hiểu biết về pháp luật tốt. Sự hợp tác của toàn thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng là sức mạnh lớn nhất để Ngân hàng có thể đứng vững và lớn mạnh trong điều kiện khắc nghiệt hiện nay. Các Ngân hàng thương mại cần chú trọng trong công tác tuyển dụng con người và đào tạo cán bộ có chất lượng cao. Cần phải có định hướng tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng, yếu tố con người luôn là yếu tố chủ đạo của mọi hoạt động vì con người là chủ thể của nền kinh tế.

Để hạn chế bớt phần nào rủi ro đối với ngân hàng khi cho vay, cần chuyên môn hóa đội ngũ nhân viên tín dụng theo từng lĩnh vực chuyên ngành cũng như trong thẩm định tín dụng. Khi đã đi vào chuyên môn hóa trong thẩm định thì xác suất xấu xảy ra sẽ thấp vì các nhân viên sẽ nắm rất rõ tình hình kinh doanh, những khó khăn của các doanh nghiệp từng ngành, hạn chế tình trạng cho vay đối với khách hàng không đạt yêu cầu.

Hơn nữa, một cán bộ tín dụng giỏi không chỉ cần nắm vững các kiến thức về ngân hàng mà còn cần đào tạo về khả năng giao tiếp, ngoại ngữ cũng như kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ như thẩm định giá bất động sản, tài trợ thương mại …

3.1.6. Đa dạng hóa khách hàng

Khi đề cập đến vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng không thể không đề cập đến việc rủi ro có thể dễ dàng xảy ra vì cho vay tập trung vào một thành phần kinh tế, một nhóm khách hàng, một khu vực địa lý.

Đa dạng ngành nghề cho vay: trong nền kinh tế, không phải lĩnh vực nào cũng ở trong giai đoạn phát triển mà cũng co những lúc rơi vào tình trạng suy thoái. Nếu ngân hàng tập trung cho vay một số lĩnh vực thì rủi ro ngân hàng đối mặt càng lớn nếu các doanh nghiệp vay vôn ngân hàng trong lĩnh vực này suy kiệt cùng một lúc. Vấn đề này còn phụ thuộc phần lớn vào chính sách cho vay của ngân hàng cũng như việc kết hợp các hoạt động của bộ phận tiếp thị trong ngân hàng để phát triển thị phần tín dụng của chi nhánh. Tuy nhiên, Ban giám đốc nên có chủ trương cho vay đa dạng lĩnh vực, kiểm soát theo dõi chặt chẽ loại hình kinh doanh của khách hàng vay vốn để từ đó đưa ra chỉ thị hạn chế hay mở rộng tín dụng đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực kinh doanh cho phòng kinh doanh, thẩm định, cân đối tổng hợp triển khai hoạt động.

Vì thế chi nhánh cần phải đa dạng hóa khách hàng của mình nhằm phân tán rủi ro và phản ứng linh hoạt trước những biến cố của thị trường, không tập trung cho vay khoản tín dụng lớn cho một hay một số khách hàng mà cần phải quan tâm

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)