NHTW Singgapore
Thị trường tiền tệ singapore rất phát triển, nó cũng bao gồm các chủ thể tham gia là ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính phi ngân hàng , nhà môi giới và các chủ thể kinh tế phi ngân hàng. Trong đó NHTW sử dụng các công cụ để điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia, công cụ đươc NHTW sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất là công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
Ngân hàng trung ương Singapore thực hiện chính sách tiền tệ thông qua quản lí dự trữ và tổ chức đấu thầu, phát hành thanh toán tín, trái phiếu chính phủ nhằm phát triển dịch vụ tài chính. NHTW quản lí CSTT thông qua quản lí hối đoái bằng cách mua hoặc bán đồng Đô la Singapore lấy các đồng tiền khác tạo tính thanh khoản TTTT bằng cách bơm hay rút tiền vào TTTT.
NHTW không phải là người cho vay cuối cùng vì vậy các ngân hàng không nằm trong 10 đơn vị được chọn giao dịch tự vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên do quản lý dự trữ bắt buộc nên ngân hàng trung ương có cho vay thanh toán bù trừ để đảm bảo tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
Các ngân hàng khi vay mượn qua 10 ngân hàng được NHTW chọn phải có tài sản thế chấp bằng tín phiếu, trái phiếu chính phủ. NHTW cũng áp dụng quy chế phạt khi không đảm bảo dự trữ bắt buộc.
NHTW không thể cố định đồng thời lãi suất và tỉ giá nên NHTW lựa chọn điều hành CSTT thông qua công cụ tỉ gái hối đoái và hoàn toàn tự do hóa lãi suất vì mục đích hoạt động thương mại, doanh số xuất gấp 3 lần GDP, đồng thời cũng rất mở cửa cho các luồng vốn ra vào Singapore.
Ngân sách của Singapore không bị thâm hụt mà trái lại luôn thặng dư nhưng chính phủ vẫn thông qua ngân hàng trung ương Singapore phát hành tín, trái phiếu chính phủ đồng thời còn cử các đoàn đi vận động bán trái phiếu chính phủ tại các nước phát triển như mỹ và anh nhằm tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu Singapore được duy trì và phát triển. Cũng trên cơ sở này các nghiệp vụ của ngân hàng trung ương Singapore được phát triển trong đó có hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.
Ngân hàng trung ương chỉ chọn 10 ngân hàng có uy tín và chỉ giao dịch bơm hay rút tiền trên thị trường tệ thông qua 10 ngân hàng được chọn. Điều kiện để được lựa chọn gồm:
+Xếp hạng tín dụng cao
+Giới hạn giao dịch (Điều kiện tài chính tốt , có thể tổ chức phát triển thị trường thứ cấp tốt với khả năng vốn lớn, tính thanh khoản cao).
Trong tổng số 10 đơn vị được chọn có khoảng 5 đơn vị trong nước (DBS, OUB, UOB, OCDC, và KEPPEL BANK) và 5 đơn vị nước ngoài ( bank of America , citybank, standard chartered bank, ,HSBC, CHASE).
Ngân hàng trung ương can thiệp trên thị trường ngoại hối căn cứ vào tỉ giá bình quân của rổ tiền, không công bó biên độ nhưng các giao dịch được thực hiện theo kiểu thả nổi tỉ giá có điều chỉnh.
Các công cụ của chính sách tiền tệ 1, Mua bán Đôla Singapore lấy USD 2,Swaps hối đoái hay swaps đảo ngược
4, Mua bán hẳn tín,trái phiếu chính phủ
5, Mua bán có kì hạn (repo) hoặc bán mua đảo ngược
PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH CÁC CÔNG CỤ TRÊN TTTT
Trong các công cụ trên thì mua bán có kì hạn(repo) hoặc bán mua đảo ngược được sử dụng thường xuyên và chiếm tỉ trọng lớn , tiếp đến là mua bán đôla singapore lấy USD. Việc giao dịch các công cụ trên được thực hiện một cách bình thường.Ta sẽ đi vào nghiên cứu phương thức giao dịch trái phiếu chính phủ:
- Mua bán hẳn tín,trái phiếu chính phủ
Ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ tổ chức Đấu thầu, phát hành và thanh toán tín, trái phiếu chính phủ Singapore
- Tín phiếu chính phủ: có thời hạn dưới 1 năm và là loại chiết khấu . Tín phiếu có các loại kí hạn 3 tháng phát hành hàng tuần , kì hạn 1 năm phát hành 2 lần trong năm
- Trái phiếu chính phủ : có thời hạn 2-5 năm , 5 năm , 7 năm. Trái phiếu chính phủ phát hành với COUPON trả lãi định kì 6 tháng 1 lần.
Bộ tài chính trình chính phủ phê duyệt tổng số phát hành tín, trái phiếu chính phủ trong năm và lập kế hoạch phát hành (thời gian, thời hạn cụ thể). Ngân hàng nhà nước quyết định khối lượng từng lần phát hành trong tổng số được bộ tài chính đề nghị phát hành .Trường hợp nếu vượt dự kiến phát hành NHTW phải báo cáo với bộ tài chính để được bộ tài chính chấp nhận.