Các đề xuất hoàn thiện tổ chức và hoạt động:

Một phần của tài liệu giải pháp đề xuất về tổ chức hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam (Trang 27)

Công ty nên tạo những mối quan hệ tốt với những giảng viên giảng dạy kế toán và kiểm toán tại các trường đại học. Họ là những người đã có kinh nghiệm lâu năm khi giảng dạy trong trường và cũng đi làm thực tế nhiều. Đến mùa kiểm toán, công ty có thể mời một số giảng viên này tham gia để giải quyết vấn đề thiếu người trong ngắn hạn.

Công ty nên có kế hoạch đào tạo, cắt cử nhân viên đi học thêm các chứng chỉ hành nghề có yếu tố nước ngoài như CPA Úc, ACCA, tăng cường chất lượng cho đội ngũ nhân viên công ty. Cần xây dựng chính sách đãi ngộ, khen thưởng phù hợp với công sức KTV bỏ ra, khuyến khích KTV tâm huyết với nghề nghiệp hơn. Đặc biệt, nếu công ty có chính sách hợp lý tạo điều kiện tốt cho KTV làm việc sẽ giữ chân được các KTV có năng lực. Tránh tình trạng KTV chuyển từ công ty này sang công ty khác.

Đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng rất quan trọng tới việc lập kế hoạch thực hiện trong công việc kiểm toán và kế toán viên bởi nó cung cấp nguồn thông tin quan trọng về các loại khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính. Hiện nay, việc đánh giá hệ thống KSNB của Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam chỉ thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế chung cho mọi khách hàng. Việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế chung cho mọi khách hàng sẽ không phù hợp voeis các loại hình kinh doanh khác nhau của khách hàng khác nhau, nên có thể đưa ra nhận xét không xác thực về hệ thống KSNB của khách hàng.

Vì vậy công ty nên sử dụng kết hợp bảng câu hỏi với các sơ đồ lưu chuyển hoặc các bảng tường thuật trong việc mô tả hệ thống KSNB của khách hàng. Các sơ đồ lưu chuyển nên xây dựng dưới dạng sơ đồ khối để thuận tiện cho việc sử dụng cũng như tìm hiểu. Thông qua lưu đồ bằng quan sát và phỏng vấn nhân viên kiểm toán viên sẽ phác họa được quá trình luân chuyển chứng từ cũng như trách nhiệm của từng cá nhân trong quy trình đó.

Trong quá trình làm việc, kiểm toán viên của VAE tiến hành chọn mẫu theo kinh nghiệm áp dụng cho các nghiệp vụ có nội dung bất thường, những nghiệp vụ phát sinh với số tiền lớn, như vậy mẫu được chọn không mang tính đặc trưng của tổng thể. Vì vậy công ty có thể tham khảo mốt số phương pháp chọn mẫu

Xây dựng chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên: Được sử dụng bằng phần

mềm, kiểm toán viên chỉ cần nhập các thông số cần thiết như mẫu số cần chọn, dãy hoá đơn hay chứng từ liên tiếp nhau. Phần mềm sẽ tự động chạy ra các mẫu kiểm toán viên cần kiểm tra chi tiết.

Chọn mẫu theo hệ thống: Nguyên tắc là từ một điểm xuất phát ngẫu nhiên được

chọn, kiểm toán viên sẽ chọn các phần tử cách nhau theo một khoảng cách cố định. Khoảng các cố định này được tính bằng cách chia số phần tử của tổng thể cho số phần tử của mẫu.

Hơn nữa, khi đã là thành viên công ty BKR, vươn tầm ra thế giới, công ty nên xác định rõ loại hình dịch vụ chủ đạo, từ đó có xây dựng kế hoạch tập trung đầu tư về vốn, con người nhằm phát triển ngành dịch vụ mũi nhọn. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.

KẾT LUẬN

Kiểm toán – một ngành đã và đang ngày càng phát triển, xứng đáng với sự mong đợi của xã hội về lợi ích mà nó mang lại cho các doanh nghiệp và cho nhà nước, làm lành mạnh hóa tình hình kinh doanh, tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, các dòng vốn viện trợ, và giúp nhà nước quản lý hoạt động kinh tế. Cùng trong xu hướng hoàn thiện hệ thống chính sách của Việt Nam, hệ thống chính sách về kế toán, kiểm toán, tài chính ngày càng đa dạng và phù hợp hơn.

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam, em đã được tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, của bộ máy tổ chức, hoạt động kinh doanh của công ty, và đặc biệt được tiếp xúc, học hỏi về công việc và các kỹ năng kiểm toán. Đây là những kiến thức bổ ích giúp em trau dồi thêm kinh nghiệm, hiểu biết về nghề nghiệp, chuẩn bị hành trang trước khi ra trường.

Vì lượng kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô, các anh chị kiểm toán viên để em có thể hiểu sâu hơn, chính xác hơn về ngành nghề kiểm toán.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn TS. Tô Văn Nhật, TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy và toàn thể các anh chị trong công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam đã chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kiểm toán tài chính – GS.TS Nguyễn Quang Quynh, trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản Đại học KTQD 2006.

2. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, GS.TS Đặng Thị Loan, trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

3. Các tài liệu làm việc và giấy tờ làm việc của kiểm toán viên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE).

4. Các hồ sơ kiểm toán mà công ty đã kiểm toán trước đây 5. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam .

Phụ Lục 1: Giấy tờ làm việc

Tiền và các khoản tương đương tiền, BCLCTT C

Chương tŕnh kiểm toán chi tiết C10

Bảng tổng hợp C20

Ghi chú soát xét hệ thống C30

Tiền mặt tại quỹ C100

Tiền gửi ngân hàng C200

Tiền đang chuyển C300

Các khoản tương đương tiền C400

Báo cáo lưu chuyển tiền tề C500

Đầu tư tài chính ngắn hạn D

Khoản phải thu E

Hàng tồn kho F

Tài sản ngắn hạn khác G

Tài sản cố định hữu h́nh I

Tài sản cố định vô h́nh và tài sản dài hạn khác J

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn K

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang L

Tài sản dài hạn khác M

Các khoản vay và nợ N

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước O

Lương và các khoản tính theo lương P

Chi phí phải trả và các khoản phải trả khác Q

Nguồn vốn R

Doanh thu T

Giá vốn hàng bán U

Chí phí BH, chi phí QLDN V

Thông tin khác W

Thu nhập khác, chi phí khác Y

Một phần của tài liệu giải pháp đề xuất về tổ chức hoạt động của công ty TNHH Kiểm toán và định giá Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w