Tình hình sử dụng vốn lưu động: a) Nguồn hình thành vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần 482 (Trang 28)

c) Chức năng nhiệm vụ của một số cán bộ chủ chốt: * Chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT:

2.2.1 Tình hình sử dụng vốn lưu động: a) Nguồn hình thành vốn lưu động:

a) Nguồn hình thành vốn lưu động:

Vốn lưu động được hình thành từ các nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đượ diễn ra thường xuyên liên tục thì tương ứng với một quy mô nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Bảng 02: Bảng hình thành nguồn vốn lưu động thường xuyên

Đơn vị tính: VNĐ Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Nguồn vốn lưu động thường xuyên Năm 2008 88.091.236.427 81.199.787.733 6.891.448.690 Năm 2009 123.431.653.075 115.337.248.284 8.094.404.791 Năm 2010 195.174.906.529 181.165.891.210 14.009.015.319 (Nguồn: Báo cáo tài chính Phòng TC-KT) Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rõ nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty liên tục tăng từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2009 nguồn vốn lưu động thường xuyên tăng nhẹ với tỷ lệ là 17% nhưng sang năm 2010 nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty tăng nhanh: 73%. Ta thấy, công ty ngày càng củng cố thêm nguồn vốn lưu động thường xuyên, nguồn vốn lưu động thường xuyên càng cao càng tạo mức độ an toàn cao, làm cho khả năng tài chính của công ty được đảm bảo vững chắc hơn.

Nguồn vốn lưu động tạm thời:

Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp: đây là một nguồn vốn mà bất kỳ một doanh nghiệp nào trong hoạt động kinh

doanh đều phát sinh. Đó là các khoản phải trả, phải nộp chưa đến kỳ thanh toán như thuế, BHXH chưa đến kỳ phải nộp, tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên…

Tín dụng nhà cung cấp: Trong nền kinh tế thị trường thương phát sinh việc mua chịu, bán chịu. Doanh nghiệp có thể mua chịu vật tư của nhà cung cấp, trong trường hợp này doanh nghiệp đã sử dụng tín dụng thương mại để đáp ứng một phần nhu cầu vốn.

Bảng 03: Bảng cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời

Đơn vị tính: VNĐ Năm

Chỉ tiêu

2008 2009 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Các khoản phải

trả, phải nộp 16.601.528.375 40,7 17.038.839.120 35,6 16.837.680.237 26,3 Tín dụng nhà

cung cấp 24.179.453.492 59,3 30.887.713.705 64,4 47.139.122.863 73,7 (Nguồn: Báo cáo Tài chính phòng TC – KT) Trong cơ cấu vốn lưu động tạm thời của công ty ta có thể thấy được các khoản phải trả, phải nộp của công ty giảm dần qua các năm 2008 đến 2010. Năm 2008, tỷ trọng các khoản phải trả, phải nộp chiếm 40,7%, nhưng sang năm 2009 chỉ còn 35,6% và đến năm 2010 tỷ trọng của các khoản này giảm xuống còn 26,3%.

Các khoản tín dụng nhà cung cấp càng ngày càng tăng qua các năm, chiếm trung bình khoảng 70% trong cơ cấu vốn lưu động tạm thời của công ty. Với tỷ trọng này cũng được coi là hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời. Điều này có nghĩa là công ty cũng đã tính toán đến các khoản chi phí cho khoản tín dụng này. Ta có thể thấy nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty khá dồi dào, nhưng đến một lúc nào đó các khoản tín dụng nhà cung cấp cũng đến hạn trả , công ty sẽ phải dồn hết vốn hoặc phải đi vay để trả và thiếu chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình hơn. Mặt khác, công ty

là đơn vị xây dựng cơ sở hạn tầng thiết yếu, hoạt động liên tục trong giai đoạn nhiều gói thầu đang dở dang thi công và chuẩn bị động thổ thi công cho nên một yêu cầu tất yếu đặt ra là công ty phải có một lượng lưu động thường xuyên nhiều hơn và ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần 482 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w