Số liệu phân tích

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp VaR trong quản lí rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường tỷ giá hối đoái Việt Nam (Trang 46)

b. Ưu nhược điểm của phương pháp

3.1.Số liệu phân tích

Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này tôi lựa chọn sử dụng 3 tỷ giá hối đoái là những tỷ giá: USD/VND, AUD/VND, JPY/VND.

Việc lựa chọn các tỷ giá này cũng do nhiều lý do trong đó có thể giải thích bởi những nguyên nhân:

- Các quốc gia My, Nhật, Úc là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, sự thay đổi tỷ giá của các đồng tiền này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong đó có thể nói đến đồng đô la My, là đồng tiền phổ

biến và có tính thanh khoản cao. Còn Nhật là quốc gia phát triển sau My tuy nhiên đã có thời gian phát triển nhanh chóng vượt bậc, sự biến động kinh tế của quốc gia này cũng tác động đáng kể tới các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Các dự án phát triển của Việt Nam được thực hiện một phần trong đó cũng có là sự đóng góp của nguồn vốn ODA, thêm vào đó là các công ty liên doanh của Nhật cũng ngày càng phát triển trên thị trường kinh tế Việt Nam, do đó đây tỷ giá JPY/VND là một tài sản nhiều hứa hẹn cho các nhà đầu tư để thu lợi nhuận thêm cho túi tiền của mình. Cuối cùng là đồng AUD Có thể nhiều nhà đầu tư ít quan tâm tới đồng tiền này, tuy nhiên trong khoảng thời gian cuối năm 2010 đầu năm 2011 đồng AUD được giới phân tích đánh giá tích cực, thêm vào đó khi đồng AUD xuất hiện trong danh mục thì nó sẽ đóng vai trò san sẻ rủi ro, bên cạnh những đồng tiền mạnh thì nên có đồng tiền giá trị nhỏ hơn. Như câu nói của các nhà đầu tư “ Không bao giờ bỏ trứng vào một giỏ”.

- Đồng tiền này là các đồng tiền mạnh.

Sử dụng bộ số liệu về 3 loại tỷ giá bán : USD/VND, AUD/VND, JPY/VND theo ngày, từ ngày 30/12/2009 đến ngày 15/1/2012 tương ứng với khoảng 545 quan sát được cung cấp từ phía Ngân hàng Ky thương Việt Nam Techcombank.

eti :Là tỷ giá ngoại tệ i tại thời điểm t et+1i : Là tỷ giá ngoại tệ i tại thời điểm t + 1 rti :Là lợi suất của ngoại tệ i tại thời điểm t Với i = 1, 2, 3,4

Lợi suất của ngoại tệ i được xác định như sau:

e e e e ln ln ln 1 t 1 i t i t i i t i t r = + = + −

Gọi σij = cov(ri, rj) với i,j = 1,2,..., n : Là hiệp phương sai của lợi suất

ngoại tệ i với lợi suất ngoại tệ j.

Ma trận hiệp phương sai của lợi suất N ngoại tệ xác định như sau:

V = [ ] 1.. .. 1 σij N i N j = =

Sử dụng phần mềm Eviews xem xét độ biến động của lợi suất từng tỷ giá qua các đồ thị sau: -.01 .00 .01 .02 .03 .04 .05 .06 .07 100 200 300 400 500 R_B_USD

Hình 3.1 Chuỗi lợi suất tỷ giá USD

Quan sát đồ thị ta thấy biên độ dao động của lợi suất tỷ giá USD xuất hiện một số điểm nổi bật lên. Ví dụ thời gian khoảng đầu tháng 2/2011 tỷ giá của tăng từ 19500 vnd/usd lên 20900 vnd/usd. Lý giải cho sự tăng vọt này chính là quá trình những sự kiện từ cuối năm 2010 sang đầu năm 2011.

Tháng 9-2010, lạm phát bắt đầu tăng nhanh; đi cùng với đó là tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tiếp tục bùng nổ; giá vàng thế giới tăng cao tác động bất lợi ở nhiều mặt; cầu ngoại tệ lớn cho nhập khẩu và mối quan ngại nhập siêu cao; lãi suất huy động USD nhảy vọt và hoạt động đầu cơ ngoại tệ trở nên nổi bật.

Tháng 10-2010, thị trường ngoại hối bắt đầu đón một cơn sốt thực sự của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và kéo dài cho đến hết năm. Lần đầu tiên trong lịch sử chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do với giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại có thời điểm lên tới gần 10%.

Phía sau những căng thẳng đó là sự chảy máu của dự trữ ngoại hối với yêu cầu bình ổn. Và như một phản ứng thông thường, thị trường nảy sinh những tin đồn, hay đúng hơn là sự chờ đợi một lần điều chỉnh tỷ giá nối tiếp của Ngân hàng Nhà nước.

Bên lề nhật ký theo dõi quãng biến động này của tỷ giá USD/VND, có một sự kiện được ghi lại: thời điểm chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XI. Có ý kiến cho rằng chính trị luôn là một yếu tố quan trọng và hiển nhiên của mọi hình thái kinh tế - xã hội. Nó gắn với những biến động của nền kinh tế.

Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011 như vậy. Và điều thị trường chờ đợi rồi cũng đến với sự kiện ngày 11-2- 2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%.

Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó. Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, nhà điều hành đã sòng phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường.

-.04 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 100 200 300 400 500 R_B_JPY

Chịu chung hoàn cảnh kinh tế vào khoảng thời gian bấy giờ chuỗi lợi suất của tỉ giá đồng yên Nhật cũng có những thời điểm biến động mạnh vào đầu tháng 2/2011. So với tỷ giá USD thì đồng Yên Nhật có vẻ biến động mạnh hơn, tốc độ biến động khá đều. -.04 -.03 -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 .05 100 200 300 400 500 R_B_AUD

Hình 3.3 Chuỗi lợi suất tỷ giá AUD

Quan sát đồ thị ta thấy độ dao động của đồng đô la Úc cũng mạnh với tốc độ đều. Đây có thể là một cơ hội kiếm lời mới cho các nhà đầu tư. Cũng chịu các sự kiện kinh tế như tỉ giá USD, lợi suất tỉ giá AUD biến động mạnh ở giai đoạn tháng 2/2011 sau thời gian đó biên độ giao động đều hơn, gợn sóng nhẹ chờ cơn sóng to do biến động kinh tế tạo ra.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp VaR trong quản lí rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường tỷ giá hối đoái Việt Nam (Trang 46)