Đầu tư tỷ giá trên thị trường ngoại hối Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp VaR trong quản lí rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường tỷ giá hối đoái Việt Nam (Trang 29)

1.3.1 Thị trường ngoại hối Việt Nam

Năm 1991, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ được thành lập và hoạt động với mục tiêu: Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch giữa ngân hàng và các đơn vị kinh tế; Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường; Quyết định tỷ giá chính thức hợp lý giữa USD và VND; Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường tài chính trong tương lai.

Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao ngay.

Với hơn 10 năm hình thành và phát triển, thị trường ngoại hối Việt Nam cũng có những bước thăng trầm trên con đường của mình. Nổi bật nhất là 4 tháng đầu năm 2009, đó là khi NHNN Việt Nam nới rộng biên độ dao động tỷ giá lên ±5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tăng đột biến. Chỉ với đợt điều chỉnh giảm trong thời gian ngắn từ đầu tháng 1 năm 2010 tới cuối tháng 2/2010 dao động quanh mức 18.479đồng/USD thì đến cuối năm với nhu cầu ngoại tệ tăng đột biến đã làm thị trường ngoại hối Việt Nam rơi vào tình trạng căng thẳng khi mà cung không đáp ứng đủ cầu. Tình trạng này kéo dài tới những tháng đầu năm 2011 làm tỷ giá tăng cao lên mức trên 22.000 đồng/USD. Đến nay là những tháng đầu năm 2012 với sự thay đổi quan hệ giữa cung cầu ngoại tệ nên tỷ giá bắt đầu giảm nhẹ xuống mức hơn 20.000 đồng/USD.

Cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và NHTM trong và ngoài nước. NHTM đóng vai trò nòng cốt trên thị trường ngoại hối và đóng vai trò trung gian trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các NHTM còn mua bán ngoại tệ với nhau trên thị

trường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần để giảm thiểu rủi ro.

1.3.2 Khái niệm phân tích và đầu tư về tỷ giá

Nếu như trước đây nhắc tới tài sản cơ sở thì ta thường đề cập tới các tài sản như chứng khoán, tài sản cố định, tiền…thì bây giờ các nhà đầu tư đã đa dạng hóa tài sản cơ sở của mình trong danh mục đầu tư như vàng, tỉ giá. Tuy nhiên thị trường chứng khoán hiện nay đang nằm trong giai đoạn ảm đạm, các cổ phiếu thi nhau xuống giá, thị trường vàng thì biến động mạnh, có độ rủi ro cao, nên tỉ giá đang được các nhà đầu tư xem xét và đánh giá cao trong việc đưa vào quá trình kinh doanh của mình như quyền chọn về tỉ giá, lập danh mục đầu tư về tỉ giá.

Trên thị trường Việt Nam hiện nay các nhà đầu tư về tỉ giá xuất hiện nhiều hơn, họ đầu tư mua đi bán lại các loại ngoại tệ để nhằm thu lợi nhuận. Họ lựa chọn các ngoại tệ được đánh giá mạng lại lợi nhuận cao, thường là những ngoại tệ mạnh có tác động lớn tới thị trường tài chính cũng như thị trường tiền tệ. Với các tài sản cơ sở đó các nhà đầu tư sẽ tự đưa ra cho mình các danh mục hợp lý nhất để đầu tư. Vì vậy có thể nói, đầu tư tỉ giá là một hình thức đầu tư tài chính trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Trong hoạt động đó các công cụ trên thị trường tiền tệ và các công cụ trên thị trường vốn được sử dụng một các linh hoạt nhằm mang lại kết quả tót nhất phù hợp với chính tâm lý nhà đầu tư đó.

Cũng như đầu tư vào các tài sản khác, trong quá trình đầu tư tỉ giá các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý cần đưa ra các quyết định hợp lý nhất . Và phân tích tỉ giá là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định hành vi mua bán của họ. Có nhiều phương pháp để sử dụng khi phân tích đầu tư tỉ giá, để xem xét một cách tổng thể và hiểu quả nhất thì các nhà quản lý và nhà đầu tư thường sử dụng phương pháp phân tích cơ bản ( Fundamental Analysis) và phương pháp phân tích ky thuật ( Technical Analysis).

Phân tích cơ bản tìm hiểu, phát hiện quy luật diễn biến của giá tài sản thông qua việc tìm hiểu, phát hiện mối quan hệ giữa một số yếu tố đặc trưng của chính tài sản, nó chi phối luồng thu nhập tương lai (thu nhập kỳ vọng) của tài sản.

Phân tích ky thuật coi giá cổ phiếu và quá trình diễn biến là đối tượng nghiên cứu một cách độc lập. Ở cấp độ thấp, phân tích ky thuật sử dụng hai chỉ tiêu: giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ của tài sản là nguồn thông tin sử dụng trong phân tích thống kê nhằm phát hiện quy luật diễn biến của giá tài sản đó và dự đoán xu thế ngắn hạn để khuyến cáo cho nhà đầu tư. Các phương pháp thống kê chính thường sử dụng: phương pháp trung bình trượt, phương pháp thống kê mô tả nhằm vẽ biểu đồ và định dạng đường giá cổ phiếu (Charts) cùng các đặc trưng, các tín hiệu (Signals) hướng dẫn nhà đầu tư điều chỉnh vị thế đối với tài sản đang nắm giữ. Ở mức độ cao hơn (được sử dụng trong thời gian gần đây), phân tích ky thuật xét giá giá cổ phiếu và quá trình diễn biến là quá trình ngẫu nhiên. Sử dụng công cụ Giải tích ngẫu nhiên, Kinh tế lượng để phân tích, kiểm chứng và ước lượng quá trình giá. Phương pháp phân tích ky thuật không quan tâm tới các yếu tố cơ bản phía sau giá tài sản chỉ quan tâm tới bản thân giá tài sản và sử dụng các phương pháp phân tích mang tính “ky thuật” nên được gọi là “phân tích ky thuật”.

Phân tích tỉ giá được nhà đầu tư tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi trước khi đưa ra quyết định đầu tư như: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư, khi nào cần phải rút khỏi thị trường, đầu tư vào đồng ngoại tệ nào phù hợp với mục tiêu đề ra…

1.3.3 Hình thức đầu tư tỷ giá

Trên thị trường các hình thức đầu tư tỉ giá ngày càng đa dạng tạo cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội để hoạt động đầu tu kinh doanh hơn. Có thể phân loại các hình thức đầu tư tỉ giá theo nhiều tiêu thức khác nhau, theo thời hạn đầu tư hoặc theo hình thức đầu tư.

1.3.3.1 Hình thức đầu tư theo thời hạn

Có thể đầu tư theo ngắn hạn 3 tháng , 6 tháng… hoặc dài hạn 2 năm , 3 năm tùy theo kế hoạch của nhà đầu tư. Mỗi thời hạn đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, cũng như mức độ rủi ro và lợi nhuận của nó đem lại. Vì vậy khi chọn hình thức đầu tư các nhà đầu tư cũng cần cân nhắc ky để lựa chọn cho mình một hình thức đầu tư hợp lý nhất.

Có nhiều phương thức để đầu tư, tuy nhiên xét về cơ bản có thể nghiêncứu hình thức đầu tư trực tiếp hay gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp là hoạt động mà tromg đó các nhà đầu tư trực tiếp mua bán các tài sản tệ thông qua các nhà môi giới hoặc các Ngân hàng.

Trong đầu tư gián tiếp, các nhà đầu tư thông qua các định chế tài chính, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp hoặc nhà môi giới để thực hiện hoạt động đầu tư cho mình. Với phương thức này các nhà đầu tư có thể áp dụng các công cụ tài chính để có thể giảm thiểu rủi ro và đạt được kết quả đầu tư cao hơn.

1.3.4 Rủi ro tỷ giá trong danh mục đầu tư 1.3.4.1 Rủi ro

Rủi ro (risk) được hiểu là việc lượng hóa khả năng xảy ra những thiệt hại hoặc lợi nhuận thu về thấp hơn so với dự kiến.

Rủi ro tài chính (Financial Risk) được quan niệm là hậu quả của sự thay đổi, biến động không lường trước được của giá trị tài sản hoặc giá trị các khoản nợ đối với các tổ chức tài chính và nhà đầu tư trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính.

Có rất nhiều dạng rủi ro như rủi ro về tỉ giá, rủi ro về thị trường, rủi ro về pháp luật, rủi ro về tín dụng, rủi ro về lãi suất, rủi ro về bất động sản...

Quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìm cách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức. Một cách tổng quát, đấy là quá trình xem xét toàn bộ hoạt động của tổ chức, xác định các nguy cơ tiềm ẩn, và khả năng xảy ra các nguy cơ đó. Từ đó có sự chuẩn bị các hành động thích hợp để hạn chế các rủi ro đó ở mức thấp nhất.

1.3.4.2. Rủi ro tỷ giá

Như vậy có thể hiểu rủi ro tỉ giá là những khả năng xảy ra ngoài mức mình kì vọng, đó là hậu quả của những biến động không lường trước được của tỉ giá trong hoạt động đầu tư tỉ giá.

Rủi ro tỉ giá là rủi ro xuất hiện khi có sự dịch chuyển tỉ giá của các ngoại tệ mà nhà đầu tư nắm giữ. Nó là một trong những rủi ro thị trường trong hoạt động ngoại hối. Nhà đầu tư không chỉ giao dịch qua ngân hàng mà có thể giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối hoặc thông qua các nhà môi giới. Tùy thuộc vào quy mô hoạt động và

kinh doanh của nhà đầu tư mà có mức rủi ro khác nhau. Do đó có phương pháp quản lý rủi ro khác nhau.

1.3.4.3 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tỷ giá

 Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất nhập khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu nhiều.

- Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng xuất khẩu

Thí dụ Giả sử ngày 01/08/2011 công ty BA.imex ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 1,000,000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 3 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng (hợp đồng sẽ đáo hạn ngày 01/11/2011). Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 20,000 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của BA.imex chứa đựng rủi ro tỷ giá.

Trong trường hợp đến ngày đáo hạn của hợp đồng mà tỷ giá giảm, giả sử tỷ giá lúc này là 19,600 thì công ty BA.imex bị tổn thất, một phần tài sản của BA.imex đã bị bốc hơi thật sự. Ngược lại, đến ngày đáo hạn của hợp đồng mà tỷ giá tăng (giả sử tỷ giá lúc này là 20,400) thì công ty BA.imex có lợi, một phần tài sản từ trên trời rơi xuống cho BA.imex.

- Rủi ro tỷ giá đối với hợp đồng nhập khẩu

Thí dụ Giả sử ngày 01/08/2011 công ty BA.imex ký kết hợp đồng hập khẩu trị giá 1,000,000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán 3 tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng (hợp đồng sẽ đáo hạn ngày 01/11/2011). Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 20,000 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của BA.imex chứa đựng rủi ro tỷ giá.

Trong trường hợp đến ngày đáo hạn của hợp đồng mà tỷ giá tăng, giả sử tỷ giá lúc này là 20,600 thì công ty BA.imex bị tổn thất, một phần tài sản của BA.imex đã bị bốc hơi thật sự. Ngược lại, đến ngày đáo hạn của hợp đồng mà tỷ giá giảm (giả sử tỷ

giá lúc này là 19,400) thì công ty BA.imex có lợi, một phần tài sản từ trên trời rơi xuống cho BA.imex.

 Đối với hoạt động khác

Ngoài hoạt động xuất nhập khẩu các hoạt động khác có liên quan đến giao dịch ngoại tệ như: đầu tư, tín dụng, du lịch, du học, kiều hối… cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Trong khuôn khổ của đề tài này, tác giả chỉ trình bày các nội dung liên quan đến rủi ro tỷ giá và cách phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hai lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2. MÔ HÌNH VaR TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO DANH MỤC ĐẦU

2.1. Khái niệm VaR và ý nghĩa trong quản trị rủi ro

2.1.1. Khái niệm VaR

Theo quan điểm của các định chế tài chính: VaR của danh mục hoặc tài sản thể hiện mức độ tổn thất có thể xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định với mức độ tin cậy nhất định.

Dưới góc độ cơ quan quản lý: VaR có thể được xác định như phần mất đi nhỏ nhất trong điều kiện bất thường của thị trường tài chính.

Cả hai cách định nghĩa này đều đưa ra cách tính VaR như nhau dù khái niệm đưa ra là khác nhau. Phương pháp VaR chủ yếu được xác định trên nền tảng của lý thuyết xác suất và thống kê toán. Mặt thuận lợi của phương pháp này là cung cấp cho

người quản lý một con số phản ánh được nguy cơ tổn thất tài chính có thể xảy ra do sự biến động của thị trường. Xác định VaR sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách quản lý tốt hơn hoạt động thị trường, còn các nhà đầu tư, tổ chức tài chính ước tính được nguy cơ tổn thất tài chính của họ.

2.1.2. Mô hình VaR

a. Dẫn xuất mô hình

Cho Vt, Vk là giá trị danh mục P (hoặc lượng tài sản) tại thời điểm hiện tại t và tương lai (t +k); k: gọi là độ dài chu kỳ

Ký hiệu ∆V(k) = Vk - Vt, như vậy ∆V(k) đo lường sự thay đổi giá trị của danh mục P. ∆V(k) gọi là hàm lỗ - lãi (Profit&Loss – P&L(k)) k chu kỳ của danh mục.

Nhà đầu tư ở vị thế “trường” đối với P sau chu kỳ k nếu ∆V(k) < 0 (P&L(k) < 0) sẽ bị tổn thất.

Nhà đầu tư ở vị thế “đoản” đối với P sau chu kỳ k nếu ∆V(k) > 0 (P&L(k) > 0) sẽ bị tổn thất.

Vk là biến ngẫu nhiên nên P&L(k) cũng là biến ngẫu nhiên. Gọi Fk(x) là hàm phân bố xác suất của P&L(k) và cho 0 < α < 1.

Khi đó ta có Pr(P&L(k) ≤ xα) = α và giá trị xα gọi là “Phân vị mức α” của hàm phân bố Fk. Với α khá nhỏ thì xα < 0 do đó P&L(k) < 0 tức là nhà đầu tư trường vị sẽ bị tổn thất.

Xét Pr(P&L(k) ≥ xα), ta có Pr(P&L(k) ≥ xα) = 1 - Pr(P&L(k) ≤ xα) = 1 - α do đó với α khá nhỏ thì P&L(k) > 0 tức là nhà đầu tư đoản vị sẽ bị tổn thất.

t V t t +k V k k

Hình 2.1 Hàm phân bố xác suất của P&L(k)

b. Mô hình VaR

VaR của một danh mục (hoặc của một lượng tài sản) với chu kỳ k ( đơn vị thời gian) và độ tin cậy (1- α)100% là phân vị mức α của hàm Fk(x). Ta sẽ ký hiệu đại lượng này là VaR(k, α) và dấu âm của VaR biểu thị tổn thất (thua lỗ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy ta có Pr(P&L(k) ≤ VaR(k, α)) = α. Từ đây suy ra ý nghĩa của VaR(k, α): nhà đầu tư nắm giữ danh mục P sau chu kỳ k, với độ tin cậy (1-α)100% , khả năng tổn thất một khoản sẽ bằng |VaR (k,α)| trong điều kiện thị trường hoạt động bình thường

Thí dụ: Công ty A trong báo cáo tài chính Quý 3 năm 2010 có công bố: VaR( 1 ngày, 5%) là 7 triệu USD. Như vậy với xác suất 5%, trong một ngày công ty có khả năng thua lỗ là 7 triệu USD.

2.2. Một số phương pháp ước lượng VaR của tài sản và danh mục

2.2.1. Phương pháp tham số

2.2.1.1. Ước lượng VaR với giả thiết lợi suất tài sản phân phối chuẩn và dừng

Giả thiết: Chuỗi lợi suất (theo ngày) của tài sản: rt là chuỗi dừng và có phân bố chuẩn. Như vậy rt ∼ N( ,µ σ2) suy ra rt µ

σ − ∼ N(0,1). Ta có công thức tính VaR: VaR(1 ngày, (1- α)100% ) = μ + N-1(α)σ Chú ý: với α: 1%, 2,5%, 5% ta có: N-1(0,01) = -2,33; N-1(0,025) = -1,96; N-1(0,05) = -1,65 Ta có hình minh họa.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp VaR trong quản lí rủi ro tỷ giá hối đoái trên thị trường tỷ giá hối đoái Việt Nam (Trang 29)