2.063.669.867 2.104.379.760 5Tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật quốc tế Thế Long (Trang 29)

trên doanh

thu(=4/1)

% 8,709 7,674 7,652

6 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí(=4/2)

% 11,025 9,235 9,154

7 Tỷ suất lợi nhuận

trên tổng

vốn(=4/3)

% 14,57 14,51 14,46

(Nguồn 1,2,3,4 phòng tài chính kế toán 5,6,7 sinh viên tính)

Biểu đồ 1: Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu 2009 - 2011

Cái đích cuối cùng của nhà kinh doanh là thu được lợi nhuận nhiều nhất. Để thấy được kết quả của hoạt động kinh doanh là cao hay thấp nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng của nó. Lợi nhuận liên tục tăng qua các năm do doanh thu của hoạt động nhập khẩu cũng liên tục tăng cho thấy doanh nghiệp kinh doanh đã đạt được những thành công nhất định.

° Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đã giảm xuống rõ rệt, năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm rõ rệt từ 8,709% xuống 7,674% tới năm 2011 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lại tiếp tục giảm xuống còn 7,652%. Năm 2009 cứ 100 đồng doanh thu thu từ hoạt động nhập khẩu thì công ty thu được 8,709 đồng lợi nhuận, năm 2009 là 7,674 đồng, năm 2010 là 7,652 đồng. Cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhưng tỷ suất vẫn giảm do tỷ lệ tăng chi phí lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu cho thấy hiệu quả mang lại chưa được tốt, vấn đề đặt ra là giảm chi phí nâng cao lợi nhuận đối với việc kinh kinh doanh nhập khẩu thiết bị máy móc và hoạt động kinh doanh chung của công ty.

°

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Biểu đồ 3: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí

Ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của công ty TNHH Quốc tế Thế Long trong ba năm qua liên tục giảm. Trong năm 2009, cứ 100 đồng chi phí bỏ vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu thì công ty thu được 11,025 đồng lợi nhuận. Nhưng năm 2010, con số này là 9,235 đồng, bằng 83,76% so với năm trước. Tỷ suất này tiếp tục giảm xuống 9,154 đồng vào năm 2011. Mặc dù 2011 lợi nhuận có tăng nhưng tỷ lệ tăng của chi phí tăng nhanh hơn mức tăng của lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng chi phí nói chung và chi phí cho nhập khẩu nói riêng giảm

xuống, điều này kéo theo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty giảm tương đối rõ rệt. Yêu cầu dặt ra cho công ty là phải tăng hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh nhập khẩu của công ty.

°

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn

Biểu đồ 4: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Ta nhận thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu năm 2009 là 14,57% nhưng tới năm 2010 mức tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn nhập khẩu tăng lên đạt 14,936%, như vậy 100 đồng vốn vào ra được 14,936 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2011, con số này lại giảm còn 14,46 đồng. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng lợi nhuận có tăng nhưng không nhanh bằng tỷ lệ tăng của tổng nguồn vốn lại tăng liên tục qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty chưa cao dẫn tới hiệu quả kinh doanh nhập khẩu không cao.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 3.4 Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động

( Nguồn: Số liệu 1,2 phòng tài chính kế toán,3,4,5 sinhh viên tính)

° Chỉ tiêu số vòng quay vốn LĐ

Biểu đồ 5 : Số vòng quay vốn lưu động

Năm 2009 số vòng quay vốn lưu động là 1,734 vòng, đến năm 2010 số vòng quay vốn lưu động tăng đạt 1,81 vòng, nhưng tới năm 2011 số vòng quay giảm xuống thấp nhất 1,68 vòng. Do doanh thu nhập khẩu năm 2011 chỉ tăng nhẹ trong khi cho vốn lưu

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011

1 Doanh thu thuần Tỷ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng 19,12 23,32 23,93 2 Vốn lưu động Tỷ đồng 11,023 12,872 14,203 3 Số vòng quay vốn lưu động(1/2) Vòng 1,734 1,81 1,68

4 Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động(=360/3)

Ngày 207,6 198,9 214,2

5 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động(=2/1)

động cho nhập khẩu của công ty qua các năm lại tăng nhanh. Kết quả làm cho vốn lưu động giảm. Số vòng quay của vốn lưu động giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn chưa cao.

°

Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động

Những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay cũng tương tự như các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động, nên biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay vốn, chỉ khác là tác động của chúng ngược chiều nhau. Năm 2009 để vốn lưu động quay được 1 vòng cần 207,6 ngày, nhưng năm 2010 thời gian giảm xuống còn 198,9 ngày. Năm 2011, số ngày lưu chuyển vốn tăng lên 214,2 ngày cho một vòng lưu chuyển. Vòng quay vốn chưa hiệu quả khiến cho hiệu quả kinh doanh chưa cao.

°

Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn LĐ

Biểu đồ 6 : Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động thực chất là sự nghịch đảo của chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động. Nhìn vào bảng có thể thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu năm 2010 giảm từ 0,576 xuống còn 0,552 nhưng qua năm 2011 lại tăng vượt năm

2009 lên 0,593. Năm 2009 để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần công ty cần phải sử dụng 0,576 đồng vốn lưu động. Năm 2010 là 0,509 đồng, nhưng năm 2011 hệ số này lại tăng lên 0,593. Hiệu quả kinh doanh còn chưa ổn định.

°

Hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 3.5 Bảng phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011

1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 20,400445500 26,890879400 27,144840320 2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 1,776864410 2,063669867 2,104379760

3 Số lao động Người 11 12 12

4 Doanh thu bình quân 1 lao động(=1/3)

Tỷ đồng 1,854585955 2,240906617 2,262070027

5 Mức sinh lời 1 lao động(=2/3)

Tỷ đồng 0,161533128 0,171972488 0,17536498

(Nguồn: số liệu 1,2,3 phòng tài chính kế toán, 4,5 sinh viên tính)

°

Chỉ tiêu doanh thu bình quân 1 lao động

Năm 2009 doanh thu bình quân một lao động là 1,854585955 tỷ đồng cho công ty. Năm 2010 một người lao động tạo ra doanh thu 2,240906617 tỷ đồng tăng so với năm 2009 d0 doanh thu tăng lên. Năm 2010, doanh thu bình quân tiếp tục tăng lên tới 2,262070027 tỷ đồng..

°

Chỉ tiêu mức sinh lời lao động

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy mức sinh lời của một lao động tăng vào năm 2010 từ 0,161533128 lên 0,171972488 tỷ đồng, tới năm 2011 tiếp tục tăng lên 0,17536498 tỷ đồng. Hiệu quả sử dụng lao động không ngừng tăng lên qua các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua các chỉ tiêu đánh giá trên ta thấy hiệu quả nhập khẩu của công ty TNHH Quốc tế Thế Long hiện nay chưa hiệu quả. Vì thế cần tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đưa ra biện pháp để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị máy móc của công ty và hiệu quả của toàn doanh nghiệp nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thiết bị vật tư máy móc của công ty TNHH kỹ thuật quốc tế Thế Long (Trang 29)