Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình bán hàng qua website www.noithatvietnam.net của Công ty cổ phần GSC Việt Nam www.noithatvietnam.net (Trang 30)

NOITHATVIETNAM.NET 3.1 Các phát hiện và kết luận qua quá trình nghiên cứu:

3.2.4 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước

- Hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về giao dịch TMĐT và đẩy mạnh triển khai các văn bản pháp luật về thương mại điện tử. Hệ thống văn bản luật TMĐT vẫn chưa hoàn chỉnh do vậy Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của TMĐT nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại điện tử nói riêng

- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với TMĐT. Do thương mại điện tử có nhiều rào cản nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự mình không thể vượt qua để tham gia ngay TMĐT. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ của thương mại điện tử, huấn luyên cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp chỉ cần máy tính có kết nối internet và cán bộ nhân viên có trình độ tin học văn phòng là có thể tham gia thương mại điện tử ở tất cả các cấp độ.

- Đẩy mạnh hoạt động phổ biến và tuyên truyền về thương mại điện tử.

Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, trong việc mở rộng thị trường, hợp tác tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Việt Nam đã gia nhập WTO, vì thế TMĐT cũng là xu thế tất yếu của Việt Nam khi tham gia vào môi trường kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được những lợi ích mà TMĐT có thể đem lại cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có kiến thức về TMĐT, cũng như sự hiểu biết về các mô hình

TMĐT có thể phù hợp với doanh nghiệp mình. Do vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nhằm phổ biến và tuyên truyền kiến thức TMĐT cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện ứng dụng TMĐT vào doanh nghiệp. Nhà nước có thể tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo…nhằm tăng cường sự hiểu biết và nâng cao nhận thức về TMĐT cho các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO vào cuối năm 2006 đầu năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu những sức ép cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải cải thiện các phương thức kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm thu hút nhiều khách hàng.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng ta đã có được cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về vấn đề thanh toán điện tử, từ những lợi ích mà nó mang lại, những rủi ro có thể xảy ra, đến các bước thực hiện trong một quy trình bán hàng, thanh toán điện tử, cách thức để phát triển toàn diện thanh toán điện tử… Từ đó khẳng định một điều rằng TTĐT là một điều kiện cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thiện và phát triển TMĐT. Một doanh nghiệp muốn ứng dụng thành công TMĐT vào kinh doanh thì cần phải có hệ thống thanh toán điện tử trên website của mình.

Như vậy muốn hoàn thiện quy trình bán hàng qua website để từ đó phát triển TMĐT ở Việt Nam, chúng ta cần phải phối hợp chặt chẽ và cần có sự cố gắng của nhiều bên liên quan, không chỉ các cơ quan nhà nước có trách nhiệm, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bán hàng B2C và người dân.

Hi vọng rằng với những nghiên cứu và đề xuất của tác giả sẽ góp thêm phần vào việc hoàn thiện quy trình bán hàng qua website www.noithatvietnam.net của công ty cổ phần GSC Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình bán hàng qua website www.noithatvietnam.net của Công ty cổ phần GSC Việt Nam www.noithatvietnam.net (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w