tham khảo thêm những đề xuất sau nhằm nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho việc làm thủ tục hải quan.
- Phổ biến chính sách hải quan, văn bản luật rộng rãi trong bộ phận hải quan để ai cũng nắm được và thực hiện. Doanh nghiệp sẵn sàng gửi thắc mắc của doanh nghiệp đến CQHQ nếu cơ quan này có sự sai sót và làm việc không đúng luật.
- Công ty cần nghiên cứu kỹ và nắm rõ các thủ tục cần thiết khi mở tờ khai HQ đối với từng chủng loại hàng hoá để tránh phải mất thời gian bổ sung các loại giấy tờ cần thiết.
- Đào tạo nâng cao khả năng sử dụng CNTT để ứng dụng khai HQĐT được thuận lợi và ít sai sót. Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất, trang bị máy móc hiện đại hơn, đường truyền lớn hơn tiến đến việc làm thủ tục HQĐT hoàn toàn. Việc khai báo HQĐT toàn diện sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí nhân lực làm hải quan, chi phí đi lại và các chi phí khác nữa. Từ đó nâng cao năng lực làm việc, giảm chi phí hải quan đồng nghĩa nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Nếu như CQHQ có những quyết định mà công ty không đồng ý với quyết định đó thì hãy có ý kiến khiếu nại với CQHQ để được xem xét. DN cũng nên quen với việc “CQHQ luôn là người bạn đồng hành cùng DN chứ không phải là người chèn ép DN”.
3.3.2. Những đề xuất đối với CQHQ
Trong thời hội nhập kinh tế quốc tế, lượng hàng hoá XNK ngày càng lớn, loại hình hàng hoá XNK càng đa dạng, đòi hỏi hải quan ứng dụng CNTT, áp dụng các kỹ thuậtn nghiệp vụ hải quan hiện đại, đẩy mạnh thực hiện HQĐT cả theo chiều sâu và chiều rộng.
Trước một thực tế là hiện nay các DN luôn dè chừng đối với CQHQ thì thái độ của CQHQ đối với DN rất quan trọng góp phần thay đổi nhìn nhận của DN đối với CQHQ. Làm được điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho
CQHQ rất nhiều vì DN cũng sẽ hợp tác và quá trình làm thủ tục cho hàng hoá của cả hai bên sẽ nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
- CQHQ cần hiện đại hoá thủ tục hải quan, ứng dụng CNTT một cách nhanh chóng hơn nữa vào việc tiếp nhận khai hải quan từ xa, nâng cấp hệ thống quản lý thông tin giá tính thuế, thực hiện trao đổi thông tin với đối tượng nộp thuế với Tổng Cục Thuế, Kho bạc về số thu, tình hình nợ thuế... và tăng cường trang bị máy móc, trang thiết bị cho toàn ngành.
- Mở rộng, nâng cấp, tăng cường trang thiết bị và hoàn thiện các Trung tâm phân tích phân loại hàng hoá trong lĩnh vực hải quan.
- Lắp đặt các trang thiết bị hiện đại như máy soi container, hệ thống camera giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, rút ngắn thời gian kiểm tra kiểm soát.
- Triển khai đưa những thông tin thay đổi, luôn luôn cập nhật những chính sách, văn bản mới áp dụng đưa lên trang web của HQ để các DN có thể dễ dàng đọc được và cập nhật được.
- Cần có bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai hải quan sẽ được củng cố hoàn thiện, đồng thời duy trì có hiệu quả cơ chế một cửa, đối thoại với DN để giải quyết kịp thời các vướng mắc của DN.
- CQHQ cần nghiên cứu cách thức nào đó để giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá XNK, đồng thời tăng hiệu quả việc kiểm tra phát hiện vi phạm đối với trường hợp phải kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá.
- Tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ hải quan, chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc, sai phạm của công chức hải quan các cấp, hạn chế tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.
- Đối với các DN thì CQHQ cần giữ một thái độ hợp tác để tháo gỡ vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN khi đến làm việc với HQ. Cán bộ HQ cần lắng nghe những bức xúc hay khiếu nại của DN để có cách giải quyết một cách hợp lý và nhanh chóng giúp cả cho mình và cho DN. 3.2.3. Đề xuất đối với Nhà Nước
Sau khi gia nhập WTO, Chính Phủ Việt Nam đã có những chính sách lớn nhằm thay đổi và phát triển đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập cùng kinh tế thế giới. Đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, Chính Phủ đã có những chính sách ưu đãi lớn nhằm thúc đẩy, khuyến khích năng lực sản xuất, xuất khẩu của các DN trong nước. Bên cạnh đó, việc đưa ra các giải pháp tích cực giúp cho các DNVN hội nhập tốt hơn, có thể cạnh tranh một cách công bằng với các công ty nước ngoài là điều đáng quan tâm và bàn bạc. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, các DN Việt Nam đã gặp phải những khó khăn lớn chung với thế giới nhưng Chính phủ Việt Nam đã dành những chính sách ưu đãi rất lớn cho DNVN như: Giảm lãi suất vay cho DNXK, tạo điều kiện cho DN vay một cách nhanh chóng, dễ dàng, thủ tục đơn giản nhanh gọn, Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQCP về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn sự suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó là các chính sách miễn, giảm, giãn hoãn thời gian nộp thuế..., chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt, áp dụng hỗ trợ lãi suất cho DN vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh đồng thời chỉ đạo việc đơn giản các thủ tục hải quan, thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu.
- Hiện nay các chính sách về hải quan của Chính Phủ, các Bộ, Ngành luôn luôn thay đổi gây khó khăn cho DN cho nên Chính phủ và các bên có liên quan nên có những điều chỉnh hợp lý ngay từ đầu để tránh việc luật, hay văn bản dưới luật cứ thay đổi liên tục làm cho DN xoay như chong chóng.
- Chính Phủ cần hỗ trợ các DN trong các khâu liên quan đến thủ tục hành chính Nhà Nước, duy trì chế độ một cửa, giúp các DN dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn trong quy trình làm thủ tục hải quan.
- Chính phủ cần hỗ trợ CQHQ và DN để triển khai TTHQĐT một cách nhanh chóng, có một cơ sở hạ tầng vững chắc và hiện đại. Như vậy sẽ giúp các DN giảm bớt thời gian đi lại cũng như giảm bớt chi phí không đáng có tối
đa, đồng thời giúp cho CQHQ dễ dàng trong việc kiểm tra, kiểm soát các DN có hàng hoá xuất khẩu.
- Để việc ứng dụng CNTT vào quy trình làm hải quan điện tử trong thời gian tới thì ngay từ bây giờ Nhà Nước cần đưa ra những nguồn luật điều chỉnh việc làm thủ tục HQĐT, để đến khi áp dụng các DN và CQHQ không còn bỡ ngỡ vì xa lạ hay mới mẻ nữa giúp cho các DN và CQHQ tiếp cận nhanh hơn và cũng sai sót ít hơn. Khi mà DN và CQHQ áp dụng thành công HQĐT thì việc quản lý của Nhà Nước cũng sẽ dễ dàng hơn, minh bạch hơn, tăng mức độ chính xác và hiệu quả hơn đối với cả DN và CQHQ. Ba bên là: Nhà Nước- Hải Quan – Doanh nghiệp cần chung tay, chung sức để đưa Việt Nam hội nhập kinh tế của thế giới. Phát triển kinh tế không còn là vấn đề của riêng ai nữa mà đó là sự đóng góp của các bên.
- Trong vấn đề áp thuế, Nhà Nước cần có biện pháp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho DNXK, hỗ trợ DN trong quá trình tìm kiếm thị trường, tìm hiểu thị trường. Bằng những biện pháp thiết thực đó, Nhà nước sẽ giúp các DN nâng cao năng lực xuất khẩu của mình, tăng khả năng cạnh tranh với các DN nước ngoài.