- Thư nhất: Chính phủ cần phối hợp với ngân hàng nhả nước nhằm thực thi những biên pháp tài chính tiền tệ có hiểu quả hơn nhằm tạo ra môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho các tổ chức và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua những nghi nghờ về khoàn chi tiêu quá lớn và được cho là khá lãng phí ngân sách đang gây ra những quan ngại và lo lắng, các biện pháp đưa ra được đánh chưa mang tính ổn định lâu dài khi liên tục có những biến động lớn và nhanh trong
giá vàng, tỉ giá, lãi suất , lạm phát vơi tỉ lệ cao …Tất cả những hiện tượng kinh tế vĩ mô tác động không nhỏ đến sức khỏe của các doanh nghiệp, đến đời sống của đân cư và do đó làm rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại gia tăng
- Thứ hai: cần hoàn thiện pháp luật về bán nợ về tài sản đảm bảo và xứ lý tài sản đảm bảo để tạo thuận lợi cho ngân hàng thanh lý nợ xấu. Hiên tại hầu hêt tài sản đảm bảo và những khó khăn về xử lý tài sản đảm bảo của BIDV Hà Thành nói riêng và ngân hàng thương mại nói chung liên quan đến nhà cửa và đất đai. Mặc dù vậy những quy định pháp luật về tài sản đảm bảo là thiếu đồng bộ và thống nhất khiến khó khăn cho trong việc áp dụng.
- Thứ ba: Đưa ra các quy chế pháp luật và tăng cường hoạt động kiểm toán nhằm minh bạch và trong sạch báo cáo tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng các cách điều chính và sử dụng báo cáo tài chính “đẹp” cung cấp thông tin sai lệch cho ngân hàng
KẾT LUẬN
BIDV là một trong những ngân hàng lâu đời và lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp Bắc-Trung -Nam và là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc triển khai những dịch vụ mới đến người tiêu dùng với những kỹ thuật và công nghệ hiện đại . Được thực tập tại chi nhánh BIDV Hà Thành đã giúp em hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động kinh doanh nói chung và tình hình rủi ro tín dụng nói riêng của NH
Trên đây là một số đánh giá, nhận xét của em dựa trên những kiến thức đã học và tình hình thực tế tại đơn vị thực tập . Cũng từ đó em rút ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tại chi nhánh BIDV Hà Thành.
Hạn chế rủi ro tại chi nhánh là một công tác quan trọng và cần thiết. Em đã được sử hướng dẫn của giáo viên và sự giúp đỡ của các anh chị tại phòng quản trị rủi ro nhưng do những hạn chế về kiến thức và khả năng thu thập xử lý thông tin bài viết có thể có nhiều thiếu sót. Em rất mong sự góp ý thêm để hoàn chỉnh chuyên đề thực tập này!
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên Th.S Nguyễn Thị Đông và các anh chị trong phòng quản lý rủi ro cũng như các phòng ban khác trong chi nhánh ngân hàng BIDV Hà Thành đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoàn thành báo cáo này .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính 2001, Hà Nội
2. PGS.TS Phan Thu Hà, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc dân
3. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. Chi nhánh Hà Thành Quy định cơ cấu tổ chức, về Chức năng nhiệm vụ, Quy trình cấp tín dụng.
5. Chi nhánh Hà Thành về báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro(2006, 2007, 2008, 2009, 2010
6. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam quyết định xếp hạng tín dụng nội bộ, Chính sách tín dụng
7. Chi nhánh Hà Thành Định hướng 2011- 1013, Hà Nội.
8. Quyết định số 493/2005/QĐ NNHNN được sửa đổi bởi quyết định
18/2007/QĐ NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
9. Các website: - http://nganhang.anet.vn - http://tailiêu.vn/ - http://www.bidv.com.vn/ - http://vnexpress.net - http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com - http://vneconomy.vn
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...