Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành sẽ là người bạn tin cậy của khách hàng vươn tới sự thành công trong quá trình hội nhập (Trang 36)

Rủi ro tín dụng của chi nhánh cũng đến từ những nguyên nhân khách quan khi trong giai đoạn 2007 đến nay kinh tế vĩ mô liên tục có những biến động lớn gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Giai đoạn 2007 -2010 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán thăng hoa rổi tụt dốc, lạm phát, tỉ giá liên tục gia tăng, chính sách tiền tệ quốc gia cũng được điều chính nhiều lần. Tất cả những biến động đó luôn tác động mạnh mẽ đên tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến chi tiêu ngoài dự tính của các cá nhân, đến giá trị của các tài sản là nguồn để trả nợ của các khách hàng của ngân hàng nói chung của BIDV Hà Thành nói riêng….

Bản thân một số khách hàng của ngân hàng quản lý kinh doanh yếu kém khiến không thu được những lợi nhuận mong đợi.

Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước nói chung

và chi nhánh ngân hàng Hà Thành nói riêng gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Hệ thống thông tin còn nhiều hạn chế, việc xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp còn thiếu độc lập và hiệu quả dẫn đến tình trạng thông tin không cân xứng làm tăng nguy cơ nợ xấu cho chi nhánh .

Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi . Các quy định pháp lý bên cạnh việc giúp ngân hàng xử lý nợ xấu, và hạn chế rủi ro trong cả hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập vướng mắc như trong xử lý tài sản đảm bảo và hệ thống kiểm tra kiểm soát nhà nước chưa chặt chẽ còn mang bệnh thành tích nên rủi ro tiềm ẩn hệ thống rất lớn.

3.3 Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng 3.3.1 Một số giải pháp

3.3.1.1 Điều chính cơ cấu tín dụng một cách hợp lý

BIDV Hà Thành cần tiến hành điều chỉnh cơ cấu tín dụng để giảm bớt rủi ro tập trung. Hiện tại các khách hàng lớn của chi nhánh là các khách hàng tốt vì vậy cần mở rộng hơn nữa việc huy động gia tăng quy mô nguồn vốn từ đó gia tăng quy mô tín dụng theo hướng ưu tiên phát triển tín dụng bán lẻ. Việc gia tăng quy mô tín dụng sẽ làm giảm tỉ lệ dư nợ các khách hàng lớn. Cũng có thể tiến hành biện pháp chia sẻ rủi ro với các chi nhánh ngân hàng khác trong cùng hệ thống bằng cách cho vay hợp vốn. Để không làm giảm lợi nhuận của chi nhánh việc cho vay hợp vốn nên tiến hành hai chiều tức là các chi nhánh chia sẻ khách hàng cho nhau. Để thực hiện được điều này chi nhánh cần tìm kiếm hợp tác với những chi nhánh có cùng tình trạng rủi ro tập trung. Song song với điều chỉnh cơ cấu tín dụng hiện tại về lâu dài cần xây dựng một cơ cấu tín dụng cân đối vững chắc cho chi nhánh :

- Đối với tín dụng doanh nghiệp BIDV Hà Thành chưa chú trọng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ khi Việt Nam ngày càng hội nhập hơn nữa với kinh tế thế giới. Trong thời gian tới chi nhánh nên đẩy mạnh tiếp thị cho vay đối với khối doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này bằng cách chú trọng tiếp thị trực tiếp, nghiên cứu nhu cầu và đưa ra các sản phẩm đa

dạng cùng nhiều tiện ích đi kèm

- Hướng vào phát triển tín dụng bán lẻ: Mặc dù chi nhánh đã xác định mục tiêu phát triển một thành một chi nhánh bán lẻ hiện đại song tỉ trọng tín dụng bán lẻ của chi nhánh vẫn còn thấp trong thời gian tới cần đa dạng hơn nưa trong các sản phẩm bán lẻ nhằm thu hút những khách hàng tốt đến với dịch vụ tín dụng của mình

3.3.1.2 Xây dựng chính sách tín dụng riêng phù hợp với chi nhánh

Hiện tại chính sách mà BIDV xây dựng là chính sách chung cho toàn bộ hệ thống vì vậy muốn có giảm được rủi ro và định hướng sát sao cho công tác tín dụng tại chi nhánh trong thời gian tới BIDV cần căn cứ tình hinh cụ thể đưa ra chính sách tín dụng riêng phù hợp với chính sách chung của toàn BIDV

Chính sách tín dụng cần chỉ rõ thái độ trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng xếp hạng BB theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tỉ lệ dư nợ tối đa đối với khách hàng loại này nhằm kiểm soát đối với tỉ lệ nợ nghi nghờ.

Chính sách tín dụng cũng cần đề cập đến không chỉ giá trị tài sản đảm bảo tiền vay mà còn phải quy định về chất lượng và khả năng phát mại của tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo cần tránh những trường hợp là đa sở hữu, dễ thay đổi giá trị theo thời gian và khó phát mại. Đối với tài sản là động sản cần đưa ra biện pháp theo dõi và xử lý kịp thời tránh tình trạng ngừng sư dụng và bảo vệ trong thời gian dài làm hao mòn giá tri vốn có.

Một phần của tài liệu Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành sẽ là người bạn tin cậy của khách hàng vươn tới sự thành công trong quá trình hội nhập (Trang 36)