- Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của
c. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về tài sản cố định
2.2.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán TSCĐ
Công ty VIHA gửi thư chào hàng nêu rõ nguyện vọng muốn được kiểm toán cho Công ty TNHH X, sau đó tiến hành thương lượng với công ty X về những điều khoản hợp đồng (giá phí, thông tin cần thiết khác). Sau một thời gian VIHA đã nhận được thư mời kiểm toán. Công ty đã xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán và quyết định ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm 2011 với Công ty TNHH X vào cuối năm 2011 (Hợp đồng kiểm toán số 09/2011/VIHA).
Bảng 2.2: Giấy tờ làm việc “Chấp nhận khách hàng mới” CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN VIHA
A110 Tên khách hàng: Công ty TNHH X
Ngày khóa sổ: 31/12/2011
Nội dung: Chấp nhận khách hàng mới I. THÔNG TIN CƠ BẢN
1. Tên KH: Công ty TNHH X
2. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Bà Lê Thị Ngân
Giám đốc hành chính kiêm kế toán trưởng
3. Địa chỉ: Tổ 23, thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: 04.22460978 Fax: 04.22460979
Email: info.@ asa.com.vn Website: http:// www.asa.com.vn 4. Loại hình DN: Công ty
TNHH
5. Năm tài chính: 2011
từ ngày: 01/01/2011 đến ngày: 31/12/2011 6. HĐTV và BGĐ (tham chiếu A310):
Hội đồng Thành viên
Ông Trịnh Văn Tuấn Chủ tịch (bổ nhiệm ngày 29 tháng 05 năm 2009) Ông Cầm Thiều Kim
Quỳnh
Phó chủ tịch (bổ nhiệm ngày 01 tháng 12 năm 2004) Ông Nguyễn Minh Đệ Thành viên (bổ nhiệm ngày 29 tháng 05 năm 2009) Ông Nguyễn Văn Vãn Thành viên (bổ nhiệm ngày 16 tháng 11 năm 2009)
Tên Ngày Người thực hiện TTN 20/01/2012 Người soát xét 1 TTY N 20/01/2012 Người soát xét 2 DTT 20/01/2012
Ban Giám đốc
Ông Nguyễn Minh Đệ Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 29 tháng 05 năm 2009)
Ông Phạm Đắc Chiến Phó Tổng Giám đốc (bổ nhiệm ngày 05 tháng 02 năm 2011)
Bà Lê Thị Ngân Giám đốc hành chính kiêm Kế toán trưởng (bổ nhiệm ngày 05 tháng 02 năm 2011)
7. Họ và tên người đại diện cho DN: Ông Nguyễn Minh Đệ - Tổng Giám đốc Địa chỉ: Tổ 23, thị trấn Đông Anh, Hà Nội
8. Tên ngân hàng DN có quan hệ: Viettinbank, chi nhánh Đông Anh Địa chỉ: Tổ 11, Đông Anh – Hà Nội
9. Mô tả ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết
− Sản xuất các loại cột thép mạ kẽm, các kết cấu thép, phụ tùng, phụ kiện có liên quan và cung cấp các dịch vụ về mạ;
− Mua bán thép, kẽm và vật tư phục vụ sản xuất, chế tạo kết cấu thép; − Mua bán vật tư, thiết bị kỹ thuật điện.
10. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v...)
11. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành
Công ty TNHH X yêu cầu cung cấp dịch vụ kiểm toán, báo cáo kiểm toán, các BCTC đã được kiểm toán và thư quản lý.
Ngày hoàn thành: 16/02/2012
12. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng BCTC đó.
Ban Giám đốc công ty muốn nâng cao công tác kế toán cũng như khẳng định tính trung thực hợp lý của BCTC được lập.
13. Giải thích lý do thay đổi công ty kiểm toán của BGĐ:
VIHA là một trong những công ty kiểm toán có uy tín trên thị trường, cung cấp dịch vụ kiểm toán đảm bảo cho khách hàng.
Phí kiểm toán phải trả cho Công ty kiểm toán năm trước cao.
II. THỦ TỤC KIỂM TOÁN
Có Không
Không áp dụng
Lợi ích tài chính
Có bất kỳ ai trong số những người dưới đây nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phiếu hoặc các chứng khoán khác của KH:
- công ty
- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán - thành viên BGĐ của công ty
- trưởng phòng tham gia cung cấp các dịch vụ ngoài kiểm toán
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X X X X X
Công ty hoặc các thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH.
X Các khoản vay và đảm bảo
Liệu có khoản vay hoặc khoản đảm bảo, không có trong hoạt động kinh doanh thông thường:
- từ KH cho công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán.
- từ công ty hoặc các thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán cho KH
X X
Mức phí
Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của công ty.
X Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành
viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán.
X
Tham gia trong công ty
Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của KH:
- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
- thành viên BGĐ của công ty - cựu thành viên BGĐ của công ty
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X X X X
Có thành viên dự kiến (bao gồm cả thành viên BGĐ) của nhóm kiểm toán đã từng là nhân viên hoặc Giám đốc của KH.
X
Liệu có mối quan hệ kinh doanh gần gũi giữa KH hoặc BGĐ của KH với:
- công ty
- thành viên dự kiến của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ)
- các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên.
X X X
Các sự kiện của năm hiện tại
BCKT năm trước có bị ngoại trừ. X
Liệu có dấu hiệu nào về sự lặp lại của những vấn đề ngoại trừ tương tự như vậy trong tương lai không. X Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc
ngoại trừ trên BCKT năm nay X
Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên
quan đến tính chính trực của BGĐ. X
BGĐ DN có ý thức chấp hành luật pháp tốt. X
Có nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của DN X Lĩnh vực hoạt động của DN là không thuận lợi, hay gặp
những tranh chấp bất thường, hoặc chứa đựng nhiều rủi
ro X
DN có nhiều giao dịch chủ yếu với các bên liên quan X DN có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần
cuối năm X
DN có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp
gây khó khăn cho cuộc kiểm toán X
DN có hệ thống KSNB tổ chức hợp lý với quy mô hoạt
động của DN X
III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ RỦI RO HỢP ĐỒNG
Cao √ Trung bình Thấp
IV. GHI CHÚ BỔ SUNG V. KẾT LUẬN
Chấp nhận khách hàng:
√ Có Không
Trên cơ sở Hợp đồng kiểm toán đã ký ngày 21/01/2012, xác định khối lượng công việc kiểm toán sẽ phải thực hiện, Ban giám đốc của VIHA quyết định nhân sự và thời gian tiến hành cuộc kiểm toán cho công ty X.
Công ty TNHH X là khách hàng mới và là một công ty có quy mô lớn nên VIHA chỉ định những KTV có năng lực và nhiều kinh nghiệm. Nhóm kiểm toán gồm 4 người và thời gian kiểm toán dự kiến bắt đầu từ 11/02/2012 đến ngày 16/02/2012.
Bà Nguyễn Thị Thu : Trưởng nhóm kiểm toán Bà Trần Thị Tú : KTV
Bà Phạm Thanh Huyền : Trợ lý kiểm toán Ông Phùng Thanh Long : Trợ lý kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ tổng hợp kết quả của các phần hành kiểm toán, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến về toàn cuộc kiểm toán thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Đồng thời, trưởng nhóm kiểm toán phải chịu trách nhiệm trước BGĐ và BGĐ công ty khách hàng về kết quả và chất lượng cuộc kiểm toán.
2.2.1.2. Thu thập thông tin cơ sở
Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, các KTV cần tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và thu thập các thông tin, tài liệu chủ yếu về khách hàng. Tùy vào từng khách hàng cụ thể (thường xuyên hay kiểm toán năm đầu tiên) mà KTV tiến hành thu thập một phần hay toàn bộ những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đối với khách hàng X, là khách hàng năm đầu tiên, tài liệu được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm. Các thông tin KTV thu thập được:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN VIHA
A310 Tên khách hàng: Công ty TNHH X
Ngày khóa sổ: 31/12/2011
Nội dung: Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
A. MỤC TIÊU:
Thu thập hiểu biết về KH và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông lệ kinh doanh của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Hiểu biết môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:
Môi trường kinh doanh chung
Các thông tin về môi trường kinh doanh chung của DN trong năm hiện hành bao gồm:
- Nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, tỷ lệ lạm phát gia tăng; lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ cao và biến động mạnh.
- Thị trường mà Công ty X đang kinh doanh có nhiều biến động mạnh: giá sắt, thép tăng cao,...
KTV đánh giá: Môi trường kinh doanh chung khá phức tạp có thể gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động và tình hình tài chính của công ty X, dẫn đến các rủi ro có thể xảy ra như phản ánh không chính xác kết quả hoạt động SXKD (chẳng hạn nhằm mục đích để vay vốn ngân hàng...), rủi ro sai lệch đối với các chỉ tiêu trên BCTC...
1.2. Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề
Các thông tin chung về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề bao gồm:
- Thị trường rộng và cạnh tranh cao. - Đặc điểm kinh doanh ngành: liên tục.
- Có sự thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chính.
Sinh viên: Phùng Thanh Long 41 Lớp: CQ46/22.03
Tổng Giám đốc
Phó Tổng GĐ
Bộ phận
Hành chính Giám đốc điều hành Trưởng Bộ phận Bảo đảm CL
Phòng Nhân sự Phòng Đại diện Phòng Kế toán Bán hàng và kí kết hợp đồng Bộ phận SX Bộ phận KT Đội bán hàng và kí kết HĐ Bộ phận DV Đội KT Đội Thiết Kế Đội quản lý dự án Bộ phận SX Xưởng
Chế tạo số Chế tạo Xưởng
Xưởng Chế tạo Xưởng Mạ Xưởng Hoàn Đội bảo đảm CL Đội kiểm soát CL Tên Ngày Người thực hiện PTH 21/01/2012 Người soát xét 1 NTT 22/01/2012 Người soát xét 2 TTYN 22/01/2012
Bảng 2.4: Giấy tờ làm việc
“Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh TSCĐ”
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ KIỂM TOÁN VIHA
A450
Tên khách hàng: Công ty TNHH X Ngày khóa sổ: 31/12/2011
Nội dung: Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh TSCĐ A. MỤC TIÊU:
(1) Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình kinh doanh quan trọng;
(2) Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các thủ tục kiểm soát chính của chu trình KD này;
(3) Quyết định xem liệu có thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB; (4) Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả.
B. CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC THỰC HIỆN:
1. Hiểu biết chủ yếu về TSCĐ
* Các loại TSCĐ chính: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
* Giám đốc: phê duyệt mua, thanh lý, xoá sổ TSCĐ trong giới hạn cho phép.
2. Hiểu biết về chính sách kế toán áp dụng
Chính sách chung về kế toán TSCĐ
- Kế toán TSCĐ và các vấn đề liên quan tuân theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003.
- TSCĐ được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị khấu hao luỹ kế.
- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến.
Tên Ngày
Người thực hiện PTH 11/02/2012 Người soát xét 1 NTT 12/02/2012 Người soát xét 2 TTN 12/02/2012
- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được vốn hóa và chi phí bảo trì, sửa chữa được tính vào BCKQKD.
- Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lỗ nào phát sinh do thanh lý đều được hạch toán vào BCKQKD. Các chính sách kế toán cụ thể về TSCĐ
1. Mua TSCĐ
- Khi phát sinh nhu cầu sử dụng TSCĐ, bộ phận sử dụng sẽ lập Phiếu yêu cầu mua TSCĐ có phê duyệt của Trưởng phòng và trình lên Kế toán trưởng. Kế toán trưởng sẽ lập và trình lên giám đốc. Khi yêu cầu mua TSCĐ được phê duyệt, Bộ phận mua hàng sẽ phải thu thập ít nhất hai Bảng báo giá và thực hiện việc mua hàng.
- Sau khi mua, tài sản được chuyển đến nơi có nhu cầu và trưởng bộ phận này sẽ phải ký nhận vào Biên bản bàn giao TSCĐ, kế toán sẽ thu thập đầy đủ chứng từ (phiếu yêu cầu mua, hóa đơn, …) để vào phần mềm kế toán và cập nhật vào sổ đăng ký TSCĐ. 2. Luân chuyển TSCĐ
- Khi tài sản được chuyển giao giữa các bộ phận, phải có chữ ký của các bên có liên quan và sử dụng để cập nhật vào Sổ đăng ký TSCĐ.
3. Thanh lý TSCĐ
- Khi cần thanh lý TSCĐ, bên yêu cầu sẽ gửi báo cáo cho phòng quản lý tài sản, từ đó lập Quyết định thanh lý TSCĐ trình Giám đốc và quản lý phê duyệt. Trên Quyết định phải có đầy đủ thông tin: Nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại và nguyên nhân thanh lý TSCĐ.
- Giám đốc có thẩm quyền quyết định tài sản sẽ thanh lý hoặc phá hủy.
- Khi quá trình thanh lý hoàn tất, toàn bộ chứng từ có liên quan như: Quyết định thanh lý TSCĐ, Biên bản thanh lý, hoá đơn thu tiền… được chuyển cho kế toán để cập nhật vào Sổ đăng ký tài sản, ghi nhận bút toán, kiểm tra và chuyển lên sổ cái tài khoản . 4. Khấu hao TSCĐ
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ theo đường thẳng dựa vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: 05 - 15 năm + Máy móc, thiết bị : 06 năm
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 04 - 06 năm + Thiết bị, dụng cụ quản lý: 03 - 07 năm + Quyền sử dụng đất: 20 năm
+ Phần mềm máy vi tính: 03 năm
- Tỷ lệ khấu hao phải đăng ký với cơ quan thuế. Nếu công ty mua tài sản mới tương tự với tài sản đó và đang dùng thì sẽ tự động áp dụng tỷ lệ khấu hao của tài sản đó. Với tài sản mới không tương tự phòng quản lý tài sản sẽ lập Bản đăng ký tỷ lệ trích khấu hao TSCĐ và trình lên Bộ Tài Chính phê duyệt.
- Nếu tài sản được nâng cấp, chi phí tính vào nguyên giá thì công ty trích khấu hao trên cả phần chi phí nâng cấp này cho thời gian sử dụng còn lại của tài sản.
- Khấu hao hàng tháng được phần mềm tự động tính và in phiếu hạch toán để kế toán kiểm tra và chuyển lên Sổ cái.
5. Kiểm kê TSCĐ
- Việc kiểm kê tài sản sẽ được thực hiện mỗi năm một lần với sự tham gia của Phòng quản lý tài sản. Sau đó, phòng này sẽ thực hiện đối chiếu giữa kết quả kiểm kê và sổ đăng ký tài sản, cuối cùng Kế toán trưởng sẽ kiểm tra lại.
6.Thẻ TSCĐ
- Công ty sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi đối với từng tài sản. 7.Ghi sổ
Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ như mua sắm, thuê, thanh lý, xoá sổ, xây dựng cơ bản đều được ghi nhận bởi kế toán TSCĐ. Đảm bảo nguyên tắc kịp thời trong kế toán, kế toán phải ghi nhận ngay sau khi nghiệp vụ được phê duyệt diễn ra.
3. Mô tả chu trình “TSCĐ”