Về hàm lượng dicloromethan tồn dư trong chế phẩm: Dicloromethan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang itraconazol (tt) (Trang 25)

là một dung môi thuộc nhóm 2 (các dung môi phải hạn chế sử dụng), với hàm lượng cho phép trong chế phẩm nhỏ hơn 600 ppm (tức ít hơn 600 µg/g pellets). Để giảm lượng dung môi tồn dư trong chế phẩm này có thể sử dụng 2 phương pháp: Sấy bằng nhiệt thông thường và sấy bằng vi sóng. So sánh kết quả loại dung môi bằng 2 phương pháp cho thấy: Sấy bằng vi sóng cho hiệu quả cao hơn đáng kể (kết quả đánh giá lượng dung môi tồn dư trước và sau khi sấy pellets ở 60oC trong 48 giờ trong trống quay chân không (25 kPa) và trong thiết bị tạo chân không (25 kPa) có vi sóng (1-1,2 kW) cho thấy: Lượng dung môi tồn dư chỉ giảm từ 2.550 ppm xuống 1.310 ppm, cao hơn nhiều so với phương pháp sấy bằng vi sóng, giảm từ 2.550 xuống chỉ còn dưới 250 ppm) (Gilis và cs 2003). Do điều kiện thời gian và kinh phí hạn chế, trong phạm vi luận án này, tiêu chí tồn dư dicloromethan trong chế phẩm mặc dù đã có kế hoạch nhưng chưa được thực hiện để đưa vào luận án. Nếu đề tài tiếp tục, sẽ thực hiện trong nội dung thẩm định công thức và qui trình sản xuất.

Viên nang của 3 mẻ xây dựng qui trình (qui mô 3000 nang/mẻ), sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn được đánh giá SKD so với viên đối chiếu Sporal®.

4.5. Về theo dõi độ ổn định của viên nang itraconazol

Nghiên cứu độ ổn định của viên nang ITZ được tập trung vào các chỉ tiêu: hình thức, cảm quan, hàm lượng ITZ và đặc biệt là chỉ tiêu độ hòa tan của DC, bởi chỉ tiêu này liên quan trực tiếp tới nồng độ DC trong máu. Trong thành phần của viên nang, vỏ nang là thành phần dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường nhất (đặc biệt là ẩm và nhiệt). Do vậy, cần lưu ý ảnh hưởng của vỏ nang (nang có thể bị già hóa sớm, biến dạng, dính do nhiệt, ẩm) trong quá trình bảo quản tới khả năng hòa tan của ITZ từ nang. Nên sử dụng vỏ nang HPMC thay thế nang gelatin để tăng tuổi thọ của thuốc. Nghiên cứu độ ổn định của viên nang ITZ được thực hiện trên 3 mẻ, đóng trong lọ nhựa PE nắp kín, bảo quản 12 tháng ở điều ĐKT của PTN và 6 tháng ở điều kiện LHCT trong tủ vi khí hậu (nhiệt độ: 40 ± 2oC, độ ẩm tương đối: 75 ± 5%). Kết quả cho thấy, viên nang ITZ ổn định với các chỉ tiêu khảo sát. Tuổi thọ dự đoán bằng phương pháp ngoại suy của viên nang các mẻ 4, 5, 6 trên 2 chỉ tiêu độ hòa tan và hàm lượng DC tối thiểu là 38 tháng. Tuy nhiên, thời gian bảo quản ở ĐKT là 12 tháng, tuổi thọ dự kiến của các mẻ viên nang nghiên cứu là khoảng 24 tháng.

4.6.Về đánh giá sinh khả dụng viên nang itraconazol

Do ITZ là một base yếu (pKa = 3,7), chỉ hòa tan trong môi trường acid như dịch vị. Độ hòa tan DC phụ thuộc vào điều kiện thử hòa tan (pH môi trường, tốc độ khuấy và lượng môi trường). Môi trường acid HCl 0,1 N (bổ sung 0,2% NaCl), không có enzym được lựa chọn để đánh giá độ hòa tan của ITZ từ viên nang bào chế so với viên đối chiếu Sporal®. Kết quả cho thấy, viên nang bào chế từ pellet-HPTR (ITZ:HPMC E6:Tween 80, tỷ lệ 1:1,5:0,06) cho kết quả SKD in vitro tương đương viên đối chiếu Sporal® (hệ số tương đồng f2 = 80,7).

4.6.2. Sinh khả dụng in vivo

■ Thiết kế nghiên cứu: Với hầu hết các dạng bào chế của ITZ đang trong

quá trình nghiên cứu, phát triển, nghiên cứu SKD in vivo thường được

tiến hành thăm dò trên động vật thí nghiệm như chuột, chó và thỏ. Ngoài ra, cũng có một số nghiên cứu được thực hiện trên NTN. Đa số nghiên cứu đánh giá SKD các chế phẩm chứa ITZ trên chuột, thỏ được thực hiện theo mô hình thiết kế song song, đơn liều. Nguyên do có thể là tính kinh tế hoặc khi điều kiện thử nghiệm kéo dài, nhiều giai đoạn sẽ khó duy trì động vật thí nghiệm sống cho giai đoạn thử sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá SKD và TĐSH của chế phẩm chứa ITZ trên chó và NTN thường được thực hiện theo mô hình thiết kế chéo đôi hoặc chéo ba, đơn liều, 2 hoặc 3 thuốc, hai hay bốn giai đoạn.

Trong luận án này, thiết kế chéo đôi, đơn liều, hai thuốc, hai giai đoạn được lựa chọn nhằm đơn giản hóa các bước nghiên cứu và cho phép tính toán, so sánh các thông số DĐH một cách chính xác hơn, đảm bảo được độ tin cậy trong đánh giá SKD.

■ Số lượng chó thí nghiệm (CTN): Itraconazol là một DC được đánh giá có DĐH phức tạp. Do vậy, để có thể đánh giá đúng về chế phẩm viên nang ITZ nghiên cứu, số lượng CTN đã được tăng lên 12 (đảm bảo độ mạnh ≥ 0,8 theo khuyến cáo của USP). Tuy nhiên, do điều kiện đánh giá SKD còn hạn chế, chỉ duy trì được thời gian rửa giải thuốc giữa 2 giai đoạn được 5 ngày so với yêu cầu tối thiểu là 7 ngày. Mặc dầu vậy, bước đầu cũng đã có được một số kết quả có ý nghĩa về SKD của viên nang bào chế được so với viên đối chiếu Sporal®.

■ Mẫu máu: Chó được lấy 1 mẫu trước khi uống thuốc và các thời điểm

0,5; 1; 1,5; 2; 3; 5; 8; 12; 24; 36; 48; 72 và 96 giờ sau khi uống liều đơn ITZ 100 mg. Thể tích máu mỗi lần lấy 3,0 ml. Qua đồ thị nồng độ ITZ trong HT của CTN (hình 3.26) có thể thấy phân bố thời điểm lấy mẫu máu đã phản ánh được pha hấp thu thuốc, khoảng thời gian thuốc có thể đạt nồng độ cực đại trong máu và pha thải trừ. Thời điểm cuối cùng (96 giờ) tuy chưa đủ dài nhưng nồng độ ITZ trong HT đã xuống thấp, có thể đủ để xác định các thông số dược động học.

phương pháp LC-MS/MS còn có độ phân giải, độ chọn lọc phù hợp với phân tích DC lẫn nhiều tạp chất như trong HT. Phương pháp LC-MS/MS định lượng ITZ trong các mẫu HT chó (sử dụng chuẩn nội felodipin) của luận án này đã được thẩm định 6 tiêu chí của phương pháp phân tích thuốc trong dịch sinh học theo hướng dẫn của FDA. Kết quả cho thấy: Phương pháp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của phương pháp định lượng DC trong dịch sinh học, được ứng dụng để đánh giá SKD.

Phương pháp VS có độ nhạy (200 ng/ml), độ đúng (61,9-152,9%), độ lặp (5,1-21,5%) kém LC-MS/MS, cũng được ứng dụng để định lượng ITZ trong HT chó do có khả năng định lượng được nồng độ DC kháng nấm toàn phần (cả ITZ và chất chuyển hóa có hoạt tính kháng nấm). Điều này giải thích tại sao kết quả định lượng ITZ của phương pháp VS cao gấp hơn 2,4 lần so với LC-MS/MS. Kết quả này cho thấy: phương pháp VS không thể thay thế phương pháp LC-MS/MS để định lượng chính xác nồng độ ITZ trong HT mà có vai trò bổ trợ cho phương pháp này và có thể ứng dụng trong các nghiên cứu dược lý, tương đương điều trị của chế phẩm ITZ. Ngoài ra, phương pháp VS có chi phí thấp hơn, có thể thực hiện được ở tuyến cơ sở mà không cần các thiết bị đắt tiền.

Kết quả đánh giá SKD viên nang ITZ nghiên cứu: Do có độ đúng,

độ chính xác cao và giới hạn định lượng dưới thấp, kết quả định lượng của phương pháp LC-MS/MS đã được sử dụng để đánh giá SKD của viên nang nghiên cứu. Trong đánh giá này, khoảng tin cậy 90% của tỷ lệ AUC0-∞ giữa viên nghiên cứu (mẫu T) và viên đối chiếu (mẫu R) là (0,9405 ; 1,2768), của tỷ lệ Cmax là (1,1274 ; 1,4010). Như vậy, 2 chế phẩm T và R có SKD không tương đương và chế phẩm T có giá trị AUC0-

∞ và Cmax lớn hơn, thời gian đạt Cmax nhanh hơn chế phẩm đối chiếu. Tuy nhiên, kết quả đánh giá SKD viên nang bào chế được chưa thật sự chắc chắn do kết quả phân tích phương sai (căn cứ vào giá trị P) cho thấy: Trình tự thử và giai đoạn thử thuốc đã ảnh hưởng đến ln(AUC0-∞)và lnCmax; chó thí nghiệm (giữa các cá thể) và thuốc không ảnh hưởng đến ln(AUC0-∞). Điều này có thể do ngẫu nhiên, hoặc do cỡ mẫu (số CTN) chưa đủ lớn (độ mạnh < 0,8) hoặc thời gian rửa giải thuốc giữa 2 giai đoạn thử còn ngắn đã ảnh hưởng tới sự biến thiên của các thông số này.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN KẾT LUẬN

1. Về biện pháp làm tăng độ hòa tan của itraconazol

- Đã nghiên cứu biện pháp làm tăng độ hòa tan của itraconazol bằng phương pháp chế tạo HPTR với phương pháp dung môi và lựa chọn được chất mang và tỷ lệ phối hợp cho độ hòa tan itraconazol cao nhất. Hệ phân tán rắn được lựa chọn là ITZ:HPMC E6:Tween 80 theo tỷ lệ 1,0:1,5:0,06.

- Đã thực hiện được việc chế tạo HPTR đồng thời trong qui trình bào chế pellet-HPTR itraconazol, đảm bảo cải thiện độ hòa tan dược chất, tiết kiệm thời gian và chi phí.

2. Về bào chế viên nang ITZ từ pellet-hệ phân tán rắn

- Đã xây dựng được công thức và qui trình bào chế viên nang itraconazol từ pellet-HPTR itraconazol.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nang itraconazol (tt) (Trang 25)