CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH:

Một phần của tài liệu Hệ thần kinh (Trang 31 - 35)

II. Hệ thần kinh ngoại biê n:

G. CÁC ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THẦN KINH:

– Chức năng chủ yếu của hệ thần kinh là dẫn truyền các hưng phấn từ một kích thích của môi trường và dẫn truyền các hưng phấn đáp ứng trở lại. Toàn bộ

Thượng mô thần kinh

Nguyên bào thần kinh

Nguyên bào xốp

Nguyên bào xốp di cư cư

Neuron Tế bào đệm ít cành Tế bào đệm sao Tế bào đệm ống nội tủy

quá trình đó thực hiện nhờ các chặng nơron nối tiếp nhau gọi là các đường dẫn truyền thần kinh.

Một đường dẫn truyền gồm có 3 chặng nơron nối tiếp nhau:

Nơron cảm giác, hướng tâm nhận kích thích từ môi trường.

Thân nơron thường nằm ở một hạch thần kinh ngoại biên.  Các nơron liên hợp (trung gian) liên tiếp với các nơron cảm

giác để chuyển các hưng phấn thần kinh cho các nơron vận động.

Nơron vận động, ly tâm tiếp với các nôron liên hợp từ trung

ương ra các cơ quan hiệu ứng để vận động, tiết dịch hoặc đáp ứng một hoạt động tâm thần.

Trong cơ thể có 2 loại hoạt động:

 Hoạt động phản xạ đơn giản không lên vỏ não và thực hiện nhờ đường phản xạ hay cung phản xạ đơn giản.

 Hoạt động phản xạ phức tạp thực hiện nhờ các đường dẫn truyền thần kinh lớn.

7.1 Đường dẫn truyền và cung phản xạ đơn giản:Gồm 3 nơron: Gồm 3 nơron:

Nơron cảm giác, hướng tâm, thân nằm ở hạch gai và các nhánh cành thò ra

tận các cơ quan cảm giác ở ngoại biên, các nhánh trục đi vào tủy qua rễ sau của dây thần kinh tủy sống.

Nơron liên hợp thân nằm ở sừng sau tủy gai và nhánh trục ở tận hết ở sừng

trước.

Nơron vận động, ly tâm thân nằm ở sừng trước tủy và các nhánh trục theo

rễ trước của thần kinh gai sống ra tới các cơ quan hiệu ứng.

– Hầu hết các hoạt động của tạng, các tuyến, mạch máu và một số ít gân cơ vân thuộc loại dẫn truyền phản xạ này.

7.2 Các đường dẫn truyền lớn:

– Các đường dẫn truyền lớn hay phức tạp có các chặng cảm giác, vận động hoặc liên hợp gồm nhiều nơron kế tiếp nhau, vì vậy có 3 loại đường dẫn truyền: càm giác, vận động và liên hợp.

Các đường cảm giác gồm:

Đường cảm giác nông tức là cảm giác ở da bao gồm cảm giác sờ mó

(xúc giác) và cảm giác thống nhiệt (đau đớn, nóng lạnh).

Đường cảm giác sâu có ý thức ở xương, khớp, gân cơ và các tổ

chức sâu dưới da.

Đường cảm giác sâu không có ý thức gồm các cảm giác phức tạp ở

cơ, mạch và các tạng.

Các đường vận động gồm:

Đường vận động có ý thức cho các cơ vân.

Đường vận động không có ý thức cho sự cường cơ và các mạch

hoặc tạng.

– Tùy theo định khu, người ta phân ra các đường dẫn truyền ở đầu mặt và các đường dẫn truyền ở cổ thân và tứ chi.

Các đường dẫn truyền ở đầu mặt:

Đường dẫn truyền cảm giác thường là các đường giác quan như

đường khứu giác, đường thị giác, đường thính giác và thăng bằng, đường vị giác … hoặc các dường cảm giác chung ở đầu mặt.  Đường dẫn truyền vận động ở đầu mặt truyền đi theo bó gối ở

trong trung ương và các dây thần kinh sọ ở ngoại biên.

Các đường dẫn truyền ở cổ thân và tứ chi gồm các đường cảm giác và

các đường vận động, có ý thức và không có ý thức.

7.2.1. Các đường cảm giác ở cổ thân và tứ chi

Thường gồm 3 chặng nơron liên tiếp nhau

– Chặng đầu (chặng ngoại biên):

 Gồm các nơron hình chữ T mà thân nơron nằm ở hạch gai của các thần kinh gai sống.

 Các nhánh cành bắt đầu từ cơ quan cảm thụ và các nhánh trục theo rễ sau thần kinh gai sống đi vào tận hết ở sừng cau tủy (các đường cảm giác nông và các đường cảm giác sâu không có ý thức), hoặc ở đầu dưới hành não (các đường cảm giác sâu có ý thức) tạo thành bó thon và bó chêm ở thừng sau của tủy.

– Chặng thứ 2 (chặng trung ương)

 gồm các nơron mà thân nằm ở sừng sau tùy gai (các đường cảm giác nông và các đường cảm giác sâu không có ý thức) hoặc đầu dưới hành não (các nhân thon và nhân chêm của đường cảm giác sâu có ý thức) và các nhánh trục tạo thành các bó ở tủy gai như bó gai thị trước và bên (cảm giác nông) (H.61.11) hoặc bó gai tiểu não trước và gai

tiểu não sau (cảm giác sâu vô ý thức) hoặc bắt chéo tạo thành bắt chéo cảm giác (decussatio sensoria) hay bắt chéo liềm (decussatio

lemnicorum) (đường cảm giác sâu có ý thức) (H.61.10). Tất cả đều bắt chéo sang bên đối diện để tận hết của đồi thị.

– Chặng thứ 3 (chặng trung ương)

 gồm các nơron mà thân nằm ở đồi thị và các nhánh trục tạo thành một phần bao trong và tận hết ở vỏ não của hồi đỉnh sau trung tâm. Riêng đối với với các đường cảm giác sâu không có ý thức thì các chặng thứ 3 và có thể thứ 4, thứ 5 đều qua tiểu não và có thể hoặc không lên tới vỏ não. (H61.10).

7.2.2 Các đường vận động ở cổ thân và tứ chi:

– Các đường vận động có ý thức ở cổ thân và tứ chi được truyền theo 2 chặng:  Chặng đầu (chặng trung ương) gồm các nơron mà thân nằm ở hồi trán

trước trung tâm và các nhánh trục theo bao trong xuống trung não, cầu não, hành não, tạo thành bó tháp. Tới đầu dưới hành não, 2/3 bó tháp bắt chéo sang bên đối diện để tạo thành bó tháp bên ở tủy gai và tận hết ở sừng trước tủy gai. Một phần ba còn lại tiếp tục đi xuống cột trước tủy để tạo thành bó tháp trước và sau cùng cũng bắt chéo sang bên đối diện và cũng tận hết ở sừng trước tủy gai (H.61.12).

 Chặng thứ 2 (chặng ngoại biên) gồm các nơron mà thân nằm ở sừng trước tủy và các nhánh trục đi theo rễ trước của các thần kinh gai sống để tận hết ở các cơ.

– Còn các đường vận động không có ý thức sẽ truyền đi theo các bó riêng gọi là các đường ngoại tháp gồm các đường vận động phụ và các đường vận động dưới vỏ.

– Đặc điểm quan trọng của các đường dẫn truyền là trên các chặng từ trung ương đến ngoại biên bao giờ cũng có một lần bắt chéo sang bên đối diện, do đó bất cứ một tổn thương nào ở vỏ não một bên sẽ gây tê và liệt nửa người bên đối diện.

Một phần của tài liệu Hệ thần kinh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w