Phân tích tình hình đầu tư phát triển khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (Trang 61)

III. Những nhận xét khác:

b) Nhiệm vụ:

2.4.4. Phân tích tình hình đầu tư phát triển khoa học công nghệ

của công ty là khai thác và chế biến các loại khoáng sản nên việc đầu tư khoa học công nghệ, nghiên cứu triển khai, ứng dụng vào trong sản xuất để cho ra đời các loại sản phẩm mới là điều vô cùng cần thiết. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn và có mức rủi ro cao. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động này thì điều quan trọng nhất là phải đảm bảo sự phù hợp giữa trình độ công nghệ với trình độ lao động và khả năng tài chính của công ty. Hiện nay tình hình đầu tư vào khoa học công nghệ của BIMICO nhìn chung còn hạn chế, chủ yếu là tập trung ở phòng hóa nghiệm và xưởng kĩ thuật như:

- Trong lĩnh vực khai thác: công ty đã chú trọng nhiều tới công tác đầu tư, triển khai công nghệ mới trong và ngoài nước phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điiều kiện làm việc, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả cao như:

+ Công ty đã sử dụng các phương pháp khai thác: khai thác mỏ lộ thiên, kiểu cuốn chiếu, tầng lớp bằng.

+ Công ty đã sử dụng cụm vít xoắn tự tạo có ưu điểm tiêu thụ năng lượng ít, vận hành dễ dàng, tiết kiệm được vốn đầu tư, đây là một trong sự cải tiến đáng kể so với các doanh nghiệp trong cùng ngành.

- Trong lĩnh vực chế biến: BIMICO sử dụng công nghệ luyện 2 giai đoạn, trong đó quặng được thiêu hoàn nguyên trước khi luyện bằng lò điện hồ quang. Lò thực hiện quá trình nóng chảy phân tách 2 sản phẩm xỉ và gang còn quá trình hoàn nguyên diễn ra không đáng kể. Lò hoạt động rất êm, các tiêu chí kinh tế kĩ thuật được cải thiện nhiều, đặc biệt là chi phí điện năng giảm mạnh, góp phần giảm giá thành sản phẩm (giảm 20% so với trước đây). Điều đó thể hiện tính hợp lí của việc lựa chọn công nghệ cũng như hiệu quả đầu tư của công ty trong thời gian qua.

2.4.5. Phân tích tình hình đầu tư cho hoạt động marketing.

Hoạt động đầu tư này cũng được BIMICO chú trọng bao gồm: đầu tư cho quảng cáo, xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng thương hiệu…và chiếm một phần tương đối trong tổng vốn đầu tư của công ty.

a) Về tìm kiếm thị trường đầu vào:

- Nguồn nguyên liệu: công ty có mỏ Ilmenite tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với trử lượng tổng cộng khoảng 120.000 tấn. Công ty đã tích cực và đã

150 ha, trữ lượng 334.579 tấn. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường cũng như đầu tư cho các dự án chế biến sâu, phục vụ cho kế hoạch phát triển dài hạn của công ty.

+ Nhiên liệu dầu diesel, than và các loại nhiên liệu phụ trợ khác được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau, việc lựa chọn nhà cung cấp dựa trên cơ sở chất lượng và giá cả

+ Năng lượng: công ty đã đăng kí sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia. Để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm, các nhà máy luyện kim nói chung và nhà máy luyện xỉ titan nói riêng được xếp vào loại tiêu thụ điện loại I. Năm 2008- 2009 công ty đã thỏa thuận với điện lực Bình Định cung cấp điện cho nhà máy theo yêu cầu sản xuất về chất lượng và số lượng.

- Nguồn nhân lực: Công ty thường xuyên liên kết, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm các doanh nghiệp cùng ngành về công nghệ và thị trường, hợp tác với các khu, các cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Công ty tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên trong công ty để nâng cao kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn.

b) Về thị trường đầu ra

Công ty vạch ra chiến lược Marketing tạo thế cạnh tranh khi thi trường tiêu thụ sản phẩm mở rộng, nhằm nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu như: công ty đã đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh, hoạt động thông tin nhằm tìm kiếm các đối tác làm ăn, liên doanh liên kết các đối tác trong ngoài nước để tìm kiếm ra các sản phẩm mới nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

Trong năm 2010 sản phẩm của Công ty chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay Nhà nước đã có những thay đổi về chính sách trong việc khai thác và chế biến khoáng sản. Theo đó các tài nguyên khoáng sản phải được khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả hơn.

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mức tiêu thụ sản phẩm, đến sự sống còn của doanh nghiệp. Do đó việc cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng là mục tiêu mà doanh nghiệp luôn phấn đấu. Chất lượng sản phẩm không những ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tiêu thụ mà nó còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.

đề sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả và chất lượng cao mà giá thành phẩm lại thấp. Do đặc thù riêng nên công ty rất cố gắng để nâng cao chất lượng sản phẩm, đã mạnh dạn đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xúc tiến là việc thuyết phục và nhắc nhở, cung cấp thông tin cho khách hàng về sản phẩm của công ty, hy vọng ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của người nhận tin. Mục đích của xúc tiến bán là nhằm cung cấp nhiều thông tin hơn cho người ra quyết định mua, tác động đến quá trình ra quyết định, tạo cho sản phẩm có những nét khác biệt và thuyết phục những người mua tiềm năng. Xúc tiến bán có ba mục đích cơ bản đó là thông báo, thuyết phục và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm của mình.

BIMICO đã liên tục nâng cấp trang thông tin điện tử để giới thiệu, quảng bá hình ảnh. Đồng thời phát hành các ấn phẩm giới thiệu về hoạt động công ty như guidebook, tạp chí, sách báo để thu hút sự quan tâm của khách hàng tiềm năm

2.5. Hoạt động đầu tư phát triển xét theo hình thức đầu tư:

Trong giai đoạn những năm 2010 – 2013, dự án đầu tư được quan tâm và chú trọng nhất của công ty là dự án xây dựng nhà máy sản xuất Xỉ titan được thực hiện theo hợp đồng giữa Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim và Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định công suất 19.000 tấn/năm có nhiệm vụ làm rõ những yếu tố kinh tế - kỹ thuật - xã hội để quyết định đầu tư xây dựng nhà máy, đồng thời xem xét phương án khai thác hợp lý nguồn tài nguyên của địa phương, góp phần định hướng chế biến sâu quặng titan ở Việt Nam, tạo ra sản phẩm xỉ titan phục vụ công tác xuất khẩu và cung cấp kịp thời nguyên liệu xỉ titan chất lượng cao cho sản xuất pigment titan trong nước trong tương lai gần.

Dự án thuộc hình thức đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất xỉ titan với quy mô sản xuất Xỉ titan 12.000 tấn/năm và gang 7.000 tấn /năm.

Dự án gồm 2 giai đoạn:

- Đầu tư giai đoạn 1 để sản xuất 6.000 tấn xỉ titan và 3500 tấn gang, với 2 phương án sản phẩm: Xỉ titan 90% TiO2 (phương ánI.A) và xỉ titan 85% TiO2(phương ánI.B). Tính cho cả đời dự án là 20 năm sản xuất.

- Đầu tư giai đoạn 2 để sản xuất 12.000 tấn xỉ titan và 7.000 tấn gang, với 2 phương án sản phẩm: xỉ titan 90%TiO2(phương ánII.A) và xỉ titan 85%TiO2(phương ánII.B).

khả thi cao kể cả 2 giai đoạn. Đầu tiên nên chọn và triển khai phương án giai đoạn 1 và sản phẩm là xỉ titan 90 % TiO2, vì vốn đầu tư thấp hơn và sản phẩm dễ tiêu thụ hơn.

Việc xây dựng nhà máy sản xuất xỉ titan của BIMICO đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, mở ra triển vọng mới cho ngành khai thác và chế biến khoáng sản của địa phương. Chất lượng sản phẩm xỉ titan của BIMICO hiện được khách hàng đánh giá cao, nên đầu ra khá ổn định. Ngoài ra, do khan hiếm và nhu cầu lớn, nên so với sản phẩm titan thô, sản phẩm xỉ titan có giá trị kinh tế cao hơn từ 3,5 - 4 lần.

3. Kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty CP Khoáng sản Bình Định.

3.1. Kết quả đầu tư phát triển tại công ty.

Bảng 1.10: Tỷ lệ giá trị tài sản cố định huy động trên tổng vốn đầu tư thực hiện

Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012

Tổng vốn đầu tư Đồng 41.783 85.519 115.406

Giá trị TSCĐ huy động Đồng 39.730,8 81.746 108.553

Tỷ lệ giá trị TSCĐ/Tổng vốn đầu tư % 95,08% 95,59% 94,06%

(Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu của các phòng ban). Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển thì đầu tư cho xây dựng cơ bản và cho tài sản cố định chiếm tỉ trọng lớn nhất. Nguồn vốn này đã tạo ra một lượng tài sản lớn nhằm đáp ứng mục tiêu và kế hoạch mà công ty đề ra.

Các TSCĐ huy động được là kết quả trực tiếp của quá trình thi công xây dựng công trình, chúng có thể được biểu hiện bằng hiện vật hoặc giá trị sử dụng. Sử dụng chỉ tiêu giá trị cho phép xác định toàn bộ khối lượng TSCĐ huy động được, đánh giá tổng quát quá trình thực hiện kế hoạch và sự biến động của chỉ tiêu này

3.2. Hiệu quả đầu tư phát triển tại công ty.

Để có thể đánh giá được một cách toàn diện về hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp thì hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển phải được xem xét trên cả hai khía cạnh: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội

* Hiệu quả tài chính:

Xem xét khía cạnh này thì ta quan tâm phân tích đến một số các chỉ tiêu như: doanh thu và lợi nhuận tăng thêm so với tổng số vốn đầu tư thực hiện và tỷ lệ huy

Bảng 1.11: Bảng tổng hợp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp qua các năm

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn đầu tư thực hiện 41.576 85.479 115.406

Tài sản cố định huy động 39.731 81.746 108.553

Doanh thu 123.941 372.291 401.780

Doanh thu tăng thêm - 248.350 29.489

Lợi nhuận 23.259 91.338 86.414

Lợi nhuận tăng thêm - 68.079 -4.924

Doanh thu/Vốn đầu tư 298% 435,5% 286,374%

Doanh thu tăng thêm/Vốn đầu tư - 290,5% 25,6%

Lợi nhuận/ Vốn đầu tư 55,9% 106,9% 74,9%

Lợi nhuận tăng thêm/Vốn đầu tư - 83,3% -4,3%

Tài sản cố định huy động/Vốn đầu tư 95,5% 95,6% 94%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện:

Doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện phản ánh khi bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả của vốn đầu tư thực hiện để đem lại doanh thu cho công ty có hiệu quả,tăng nhanh và tăng cao nhất vào năm 2012 là 0,09% và thấp nhất 2010 0,03%. Tương ứng với sự biến động của doanh thu trên vốn đầu tư thực hiện doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cũng có xu hướng tăng qua các năm trong thời kì nghiên cứu , điều đó chứng tỏ trong năm này hoạt động đầu tư của công ty mang lại hiệu quả cho công ty Tuy nhiên,chỉ tăng nhẹ qua từng năm.

Bên cạnh chỉ tiêu doanh thu và doanh thu tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện, chúng ta có thể đề cập đến tiêu chí lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện.

Lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện:

Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra thì chủ đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận và lợi nhuận tăng thêm.

Sự biến động theo xu hướng tăng nhanh của lợi nhuận trên vốn đầu tư cho thấy hiệu quả của hoạt động đầu tư rất cao. Mặt khác cũng do vốn đầu tư biến động không

biến đổi chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn đầu tư thực hiện là chỉ tiêu lợi nhuận tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện. Qua bảng phân tích ,ta thấy doanh thu tăng thêm và lợi nhuận tăng thêm tăng đều với nhau,điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư ổn định qua từng năm

Tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư thực hiện:

Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng vốn đầu tư bỏ ra, sẽ tạo ra thêm bao nhiêu giá trị tài sản cố định huy động. Hệ số tài sản cố định huy động trên vốn đầu tư thực hiện phản ánh việc đồng vốn đầu tư có đạt hiệu quả hay không. Khác với hai chỉ tiêu đã trình bày ở trên, chỉ tiêu tài sản cố định tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cho biết hiệu quả tài chính của việc thực hiện vốn đầu tư trên phương diện tạo ra những tài sản cho dự án, chứ không thể hiện khả năng sinh lợi của những đồng vốn đó như hai chỉ tiêu đầu.

Biến động của tài sản cố định trên vốn đầu tư thực hiện có xu hướng tăng dần,tuy có giảm nhẹ năm 2011 nhưng tăng mạnh vào năm 2012 Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 8.71%, năm 2011 là 6.42%, năm 2012 là 17.59%. Sự biến động chỉ tiêu tài sản cố định huy động tăng thêm trên vốn đầu tư thực hiện cho thấy hiệu quả vốn đầu tư trên phương diện tạo tài sản cố định đạt hiệu quả tương đối cao tuy nhiên không ổn định.

* Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư:

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của công ty như: Mức đóng góp cho ngân sách, số lao động và thu nhập bình quân và các hiệu quả kinh tế xã hội khác

Bảng 1.13: Bảng tiền lương bình quân và tốc độ tăng trưởng tiền lương của lao động.

Năm Đơn vị 2010 2011 2012

Chỉ tiêu

Tiền lương bình quân người Đồng 4.576 13.861 13.861

Tốc độ tăng tiền lương bình quân % 0 1.5% 1.95%

Nguồn: Phòng Tổng hợp

Tuy tốc độ tăng doanh thu tăng giảm không đều qua các năm thế nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy tiền lương tăng đều đặn qua các năm, tốc độ tăng ổn định từ 1,5% đến 1,95%. Nhờ hoạt động đầu tư phát triển của công ty có hiệu quả mà nó góp

3.3. Thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong đầu tư phát triển tại

Công ty CP Khoáng sản Bình Định.

3.3.1. Thành công.

Những thành công mà công ty đã đạt được trong những năm vừa qua:

+ Đã tạo ra việc làm cho nhiều người dân, qua đó giúp nhiều người dân cải thiện cuộc sống, thoát khỏi nghèo đói.

+ Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới, qua đó giúp công ty có thêm nhiều cơ hội phát triển cũng như quảng bá được thương hiệu của mình trên thế giới.

+ Công ty đã tăng nhanh về số lượng sản phẩm bán ra, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.

+ Mặc dù dây chuyền công nghệ thiết bị chế biến khoáng sản chưa đạt được trình độ tiên tiến thế giới nhưng cũng đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, đủ đáp ứng việc sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

3.3.2. Hạn chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được mà hoạt động đầu tư mang lại cho công ty, thì hoạt động đầu tư của công ty cũng có một số vấn đề tồn tại sau:

Về tình hình huy động vốn: tỉ trọng nguồn vốn CSH trong tổng vốn ĐTPT của công ty trong giai đoạn 2010- 2013 còn chiếm tỉ trọng cao. Cơ chế huy động vốn của công ty còn thiếu đồng bộ, thiếu tính sáng tạo trong khai thác các nguồn vốn, còn trông chờ vào nguồn ngân sách, ngoài ra kênh huy động vốn trên thị trường chứng khoán ( chủ

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w