Phƣơng pháp phân tích vật mẫu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy (Trang 35)

- Phương pháp phân tích đa dạng sinh học:

Vật mẫu sau khi thu thập ngoài thực địa đƣợc bảo quản và tiến hành định loại tại Phòng thí nghiệm Thủy sinh học thuộc Bộ môn Động vật không xƣơng sống – Khoa Sinh học – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Mẫu vật ĐVKXS đƣợc định loại đến loài dựa vào các tài liệu định loại đã đƣợc công bố [7], [21], [38], [40], [48], [49], [50], [51], [58], [59] dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ hƣớng dẫn và một số chuyên gia phân loại.

Dụng cụ sử dụng trong quá trình phân tích mẫu gồm có: kính lúp, kính hiển vi, đĩa petri, panh kẹp, kim nhọn, làm kính, lamen…

Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ phân tích đến loài đối với các nhóm Crustacea, Mollusca, Hirudinea, Oligochaeta. Riêng với nhóm côn trùng nƣớc (Insecta) thu đƣợc tại các điểm nghiên cứu sẽ do các chuyên gia thuộc lĩnh vực này phân loại đến họ và chúng tôi sẽ sử dụng kết quả phân tích này trong phần tính điểm theo hệ thống BMWPVIET, từ đó tính chỉ số sinh học ASPT để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc.

-Phương pháp đánh giá chất lượng nước bằng ĐVKXS cỡ lớn:

Chất lƣợng nƣớc đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp tính điểm các nhóm ĐVKXS cỡ lớn theo hệ thống tính điểm BMWP. Điểm BMWP (Biological Monitoring Working Party) đƣợc tính cho mỗi họ dựa theo hệ thống tính điểm BMWPVIET

(Phụ lục 1). Tổng số điểm của mỗi điểm thu mẫu là tổng số điểm của các họ có điểm cộng lại. Điểm BMWP tổng số chia cho các họ đã đƣợc tính điểm, chúng ta sẽ nhận đƣợc điểm ASPT (Average Score Per Taxon). Điểm số ASPT nằm trong khoảng từ 1 – 10, là chỉ số sinh học tƣơng ứng với một mức chất lƣợng nƣớc. Chỉ số càng thấp, nƣớc có độ ô nhiễm càng cao (Nguyễn Xuân Quýnh và cộng sự, 2004). Kết quả tính điểm theo BMWPVIET và ASPT sẽ đƣợc đối chiếu với các giá trị trong bảng 1 – đây là cơ sở để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại từng điểm nghiên cứu.

36

Bảng 1: Mối liên quan giữa chỉ số sinh học (ASPT) và mức độ ô nhiễm Chỉ số sinh học (ASPT) Mức độ ô nhiễm

Điểm 0 Nƣớc cực kỳ bẩn (không có ĐVKXS

Điểm 1 – 2,9 Nƣớc rất bẩn (Polysaprobe)

Điểm 3 – 4,9 Nƣớc bẩn vừa (α-Mesosaprobe) hay khá bẩn Điểm 5 – 5,9 Nƣớc bẩn vừa (β-Mesosaprobe)

Điểm 6 – 7,9 Nƣớc bẩn ít (Oligosaprobe) hay tƣơng đối sạch

Điểm 8 – 10 Nƣớc sạch

Nguồn: - Enviroment Agency, UK, 1997. [35]

- Richard Orton, Anne Bebbington và John Bebbington, 1995. [61]

- Nguyễn Xuân Quýnh, 2001. [18]

Song song với công tác định loại, chúng tôi đã đếm số lƣợng cá thể của từng họ theo các mức độ đƣợc trình bày tại bảng 2 để nhận xét về mức độ phong phú của chúng.

Bảng 2: Mật độ cá thể và mức độ phong phú tƣơng ứng

STT Mật độ gặp Tên gọi

Ở Anh Quốc Ở Việt Nam Tiếng Anh Tiếng Việt

1 Từ 1-2 Từ 1-2 Present (P) Có mặt

2 Từ 3-10 Từ 3-10 Few (F) Một vài

3 Từ 11-100 Từ 11-49 Common (C) Phổ biến

4 Từ 101-1000 Từ 50-99 Abundant (A) Nhiều

5 Từ 1001-10000 Từ 100-499 Very Abundant (VA) Rất nhiều 6 Từ 10001-100000 >500 Over Abundant (OA) Quá nhiều

Nguồn: - Environment Agency, UK, 1997. [35]

- Murray – Bligh J.A.D.,… 1997;Sweeting R., J.Wright…, 1992. [44], [64]

- Nguyễn Xuân Quýnh, Mai Đình Yên…, 2000. [52]

- Nguyễn Xuân Quýnh, 2001. [18]

Trong 16 điểm thu mẫu, có 15 điểm là các thủy vực nƣớc chảy đƣợc áp dụng phƣơng pháp quan trắc chất lƣợng nƣớc bằng ĐVKXS cỡ lớn, riêng điểm S14 (hồ Tiên Sa) là thủy vực nƣớc đứng nên không áp dụng phƣơng pháp này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thành phần động vật không xương sống ở một số thủy vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì và khả năng sử dụng chúng làm sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng nước của thủy (Trang 35)