các điểm thu mẫu
Thành phần loài ĐVKXS đã gặp tại 16 điểm lấy mẫu đƣợc thể hiện trong hình 3:
009% 003% 029% 043% 009% 003% 006% Copepoda Ostracoda Decapoda Gastropoda Bivalvia Hirudinea Oligochaeta
52
Hình 3: Biến động thành phần loài tại các điểm thu mẫu
Từ hình 3, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Thành phần loài ĐVKXS đã gặp ở đây hầu hết là những loài phân bố rộng, phổ biến tại các thủy vực nƣớc ngọt phía Bắc. Sự biến động thành phần loài tại 16 điểm thu mẫu đều liên quan đến đặc tính thủy lý hóa học của nƣớc, theo độ cao, theo sinh cảnh tại từng điểm thu mẫu.
- Các điểm S4, S5, S11 và S15 có số lƣợng loài phong phú trong đó S11 giàu loài nhất, có 13 loài (chiếm 37,14%); đứng thứ hai là S15 có 10 loài (chiếm 28,57%); S5 có 8 loài (chiếm 22,85%); S4 có 7 loài (chiếm 20%). Tại các điểm này số lƣợng loài ĐVĐ thuộc Lớp chân bụng (Gastropoda) chiếm mật độ lớn, tiếp đến là Lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) (phụ lục 2). Đây đều là những loài có sức chống chịu tốt với điều kiện chất lƣợng nƣớc thấp. Các điểm trên đều nằm gần khu dân cƣ, xung quanh là đồng ruộng, thực vật thủy sinh phát triển mạnh, đáy bùn và có nhiều chất hữu cơ, rất thuận lợi cho ĐVKXS ở nƣớc phát triển. 3 8 6 7 8 4 3 6 3 2 13 1 1 3 10 4 0 2 4 6 8 10 12 14 S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S16
Điểm thu mẫu Số lƣợng loài
53
- Các điểm S1, S2, S3, S6, S7, S12, S13, S16 đều là các suối nằm xa khu dân cƣ, ít rác thải sinh hoạt số loài thu đƣợc dao động từ 1 đến 8 loài. Trong đó:
+ Điểm S2 có 8 loài, chủ yếu là ĐVN (chiếm 22,85%), điểm này nằm cạnh đƣờng mòn nhƣng xa khu dân cƣ, ít ngƣời qua lại. Nơi đây có nền đáy bùn và nhiều mùn bã hữu cơ do sự phân hủy của thực vật hai bên hồ trong quá trình ngập nƣớc. Nƣớc hồ đang trong giai đoạn phú dƣỡng, có màu xanh biểu hiện sự phát triển mạnh của Phytoplankton, kéo theo sự phát triển của các loài ĐVKXS.
+ Điểm S3 thu đƣợc 6 loài, chủ yếu là các loài thuộc bộ Decapoda và một vài loài thuộc lớp Gastropoda. Các loài này ƣa sống trong điều kiện nƣớc chảy, nền đáy đá, nhiều hang hốc và bụi cây thủy sinh.
+ Số loài ĐVKXS ở nƣớc thu đƣợc tại các điểm S1, S6, S7, S16 ít hơn, từ 3 – 4 loài (chiếm từ 8,57% - 11,43%) thuộc nhóm Decapoda và lớp Gastropoda. Các điểm này có nền đáy chủ yếu là đá nhỏ, nhiều đá tảng, ít mùn bã hữu cơ không thuận lợi cho sự phát triển của ĐVKXS.
+ Điểm S12, S13 đều là những điểm còn hoang sơ, xa khu dân cƣ, nƣớc tƣơng đối trong nhƣng số loài thu đƣợc lại thấp nhất, chỉ có 1 loài (chiếm 2,85%). Một trong số nhiều nguyên nhân là do địa hình khá phức tạp, ở độ cao trên 500m so với mực nƣớc biển, mực nƣớc tại các suối này rất thấp, độ dốc lớn, nền đáy chủ yếu là đá tảng không thuận lợi cho sự cƣ trú của ĐVKXS.
- Các S8, S9, S10 là các suối thuộc khu du lịch Khoang Xanh – suối Tiên thu hút khá nhiều khách tham quan kéo theo chất lƣợng nƣớc bị tác động từ rác thải và nƣớc sinh hoạt. Thành phần loài của điểm S8, S9 có mặt nhóm Giun ít tơ Oligochaeta ƣa sống trong điều kiện giàu chất hữu cơ, đƣợc coi là có khả năng chống chịu cao với môi trƣờng nƣớc nhiễm bẩn.
54
- Điểm S14 đang trong giai đoạn cải tạo cảnh quan ven hồ, xung quanh hồ mới đƣợc kè bê tông, nên nƣớc hồ bị ảnh hƣởng từ các vật liệu xây dựng. Số loài ĐVKXS thu đƣợc tại khu vực này chỉ có 3 loài trong đó có 1 loài thuộc nhóm ĐVN và 2 loài thuộc ĐVĐ cho thấy đây là thủy vực nghèo dinh dƣỡng.
3.3. Kết quả sử dụng ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lƣợng nƣớc các thủy vực ở vƣờn Quốc gia Ba Vì