b) Đường ống đẩy từ máy nén đến thiết bị ngưng tụ:
4.1 Tổng thiết bị điện:
4.1.1 Contactor (M):
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ thống dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).
Hình 4-1: Cấu tạo của contactor. Nam châm điện: Nam châm điện gồm có 4 thành phần:
- Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
- Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: Phần cố định và phần
nắp di động
- Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
- Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu.
- Hệ thống dập hồ quang điện tủ điện điều khiển:
Khi contactor trong tủ điện chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của contactor trong tủ điện.
Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện điều khiển:
Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm của contactor thành hai loại.
Tiếp điểm chính của contactor trong tủ điện: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua từ 10A đến vài nghìn A (thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ contactor hút lại.
Tiếp điểm phụ của contactor trong tủ điện: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở của contactor trong tủ điện, trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái.
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor trong tủ điện điều khiển ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính tủ điện điều khiển thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của contactor trong tủ điện (dùng điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các contactor theo quy trình định trước).Theo một số kết cấu thông thường của contactor trong tủ điện, các tiếp đỉểm phụ trong tủ điện có thể được liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ contactor, tuy nhiên cũng có một vài nhà sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi contactor còn các tiếp điểm phụ trong tủ điện được chế tạo thành những khối rời đơn lẻ. Khi cần sử dụng ta chỉ ghép thêm vào trên contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong trường hợp này có thể bố trí trong tủ điện tuỳ ý.
4.1.2Rơle xả tuyết (DF), điều khiển nhiệt độ (Ther)
Cụ thể ở đây ta chọn khí cụ điện Dixell XR160C
Thiết bị XR 160C là các bộ vi điều khiển được ứng dụng trong lĩnh vực lạnh ở nhiệt độ thường và nhiệt độ sâu. XR160C có 3 tiếp điểm ngõ ra để điều khiển máy nén, xả tuyết (bằng điện trở hoặc gas nóng) và quạt dàn lạnh. XR160C có 3 đầu dò: 1 dùng cho việc điều khiển nhiệt độ phòng, 1 dùng cho điều khiển nhiệt độ dàn lạnh, đầu còn lại dùng cho ngõ ra tương tự 4 ÷ 20mA, 2 ngõ vào số không điện áp được định cấu hình thông qua các thông số và một còi báo hiệu bên trong thiết bị dùng cho cảnh báo. Thiết bị có thể lập trình bằng các phím một cách dễ dàng.
Hình 4-3: Hình dạng bên ngoài của Dixell XR160C. Cài đặt các thông số xả tuyết cho Dixell XR160C
Khai báo:
- Nhiệt độ phòng đạt độ : -10 0
C
- Xả tuyết bằng điện trở
- Thời gian xả tuyết : 30 phút
- Chu kỳ xả tuyết : 8h/lần
Thao tác:
Điều chỉnh nhiệt độ: Nhấn Set cho đèn Led phải nhấp nháy, hiển thị nhiệt độ đồng hồ. Điều chỉnh Up hoặc Down đến giá trị -200C. Ấn “Hy” (Δt) = 20C bằng các nhấn cùng lúc Down + Set cho 2 đèn Led phải và trái sáng lên, nếu màn hình không hiện “Hy” thì ấn Up hoặc Down để tìm “Hy”. Sau đó ấn Set để màn hình hiện dao động nhiệt độ, ấn Up hoặc down để cài đặt giá trị 2, sau đó ấn Set để lưu giá trị vừa cài đặt. Chọn kiểu xả tuyết TDF: Nhấn nút Set + Down sau đó chờ 2 đèn Led trái và phải nhấp nháy. Sau đó ấn Set trong phần “Hy”, nhấn Up hoặc Down để chọn kiểu xả tuyết. Chọn TDF và ấn Set.
EL : xả tuyết bằng điện trở. IN : xả tuyết bằng gas nóng.
Ta chọn EL và nhấn nút Set để chọn.
Chu kỳ xả tuyết IDF: Ấn Up hoặc Down để tìm IDF va ấn Set. Sau khi chọn IDF nhấn nút Set (thời gian cho chu kỳ xả tuyết một lần), ta ấn Up hoặc Down để nhập thời gian thích hợp cho hệ thống (6h) và nhấn nút Set để lưu giá trị cài đặt. Chọn MDF (thời gian xả tuyết trong một chu kỳ tính bằng phút), ta ấn Up hay Down để nhập thời gian xả tuyết trong chu kỳ là 30 phút và ấn Set để lưu giá trị vừa cài đặt.
Chọn FCN (kiểu hoạt động của quạt) nhấn nút Set, sau đó chọn: C-N : Quạt chạy cùng máy nén, tắt khi xả tuyết
O-N : Chạy liên tục, tắt khi xả tuyết
C-Y : Chạy cùng máy nén, chạy khi xả tuyết O-Y : chạy liên tục, chạy khi xả tuyết.
Ta chọn O-N và nhấn nút Set để lưu giá trị vừa cài đặt.
4.1.3 Rơle thời gian:
Cụ thể ở đây ta chọn rơle thời gian Omron H3CR-A loại 8 chân:
- Dải điện nguồn rộng giảm yêu cầu về trữ hàng.
- Nhiều ứng dụng với 6 hoặc 4 chế độ hoạt động.
- Dễ dàng kiểm tra hoạt động thông qua đầu ra tác động tức thời.
- Dải đặt thời gian từ 0,05s tới 300h.
- Nhiều kiểu đầu vào: Khởi động đếm, Reset và chức năng cho phép hoạt động.
.
4.1.4 Rơle trung gian (AX)
Cụ thể ở đây ta chọn Rơle trung gian Omron LY:
- Rơ le trung gian loại cắm đế, kích thước 36 x 28 x 21.5 mm
- Loại 4 cặp tiếp điểm với dòng tải lên tới 10A.
- Có model có đèn báo, có đi ốt chống xung ngược...
- Nhiều loại điện áp cho cuộn hút phù hợp với nhiều ứng dụng.
- Tuổi thọ tiếp điểm cao, số lần đóng cắt lớn.
Hình 4-5: Hình dạng bên ngoài của Omron LY.
4.1.5Rơle áp suất thấp (LPS), rơle áp suất cao (HPS):
Cụ thể ta chọn rơle áp suất cao và thấp Danfoss KP15 có thông số kỹ thuật:
Trọng lượng : 0,494 kg
Nhiệt độ môi trường làm việc : - 40 – 650
C
Độ lệch áp suất thấp : 0,7 – 4 bar
Độ lệch áp suất cao : 4 bar
Áp suất thấp tối đa : 17 bar
Áp suất cao tối đa : 35 bar
Chức năng reset:
Reset áp suất thấp : auto
Hình 4-6: Hình dạng bên ngoài của Danfoss KP17.
Giá trị cài đặt ở HPS: 18,5 kg/cm2
Giá trị cài đặt ở LPS: - 0,3 - 0,5 kg/cm2
4.1.6Rơle áp suất dầu (OPS):
Áp suất dầu của máy nén phải được duy trì ở một giá trị cao hơn áp suất hút của máy nén một khoảng nhất định nào đó, tùy thuộc vào từng máy nén cụ thể nhằm đảm bảoquá trình lưu chuyển trong hệ thống rãnh cấp dầu bôi trơn và tác động cơ cấu giảm tải của máy nén. Khi làm việc rơle áp suất dầu sẽ so sánh hiệu áp suất dầu và áp suất trong cacte máy nén nên còn gọi là rơle hiệu áp suất. Vì vậy khi hiệu áp suất quá thấp chế độ bôi trơn sẽ không đảm bảo. Nếu chênh lệch áp suát dầu so với áp suất trong cacte nhỏ hơn giá trị đặt trước được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định thì mạch điều khiển tác động dừng máy nén. Độ chênh lệch áp suất cực tiểu cho phép có thể điều chỉnh nhờ cơ cấu 3. Khi quay theo chiều kim đồng hồ sẽ tăng độ chênh lệch áp suất cho phép, nghĩa là làm tăng áp suất cực tiểu ở máy nén đó có thể làm việc.
Hình 4-7: Cấu tạo rơle áp suất dầu.
1- Phần tử cảm biến áp suất dầu. 2- Phần tử cảm biến áp suất hút. 3- Cơ cấu điều chỉnh.
4- Cần điều chỉnh. 5- Tiếp điểm.
4.1.7 Rơle áp suất nước (WPS):
Công dụng để đảm bảo áp lực nước trong hệ thống nước giải nhiệt, nhằm đảm bảo hoạt động giải nhiệt diễn ra ổn định và đáp ứng nhu cầu giải nhiệt cho bình ngưng.
Ta chọn Rơle áp suất của hãng DANFOSS model KP36 có thông số kỹ thuật:
Trọng lượng : 0,541 kg
Nhiệt độ môi trường hoạt động : - 40 – 65 0C
Loại kết nối : ren
Áp suất tối đa : 22 bar
Áp suất làm việc : 0,3 – 14 bar
Điều chỉnh độ lệch áp suất reset : 0,2 – 4 bar
Hình 4-8: Rơle áp suất nước.
4.1.8Điện trở xả tuyết (H):
Được lắp đặt ở trong dàn lạnh, con lươn thông gió và đường ống xả nước ra ngoài môi trường để đảm bảo tuyết không bám trên bề mặt dàn lạnh và đường nước chảy đảm bảo thông thoáng.
Hình 4-9: Hình dạng điện trở xả tuyết.
4.1.9 Rơle bảo vệ quá tải (OL):
Rơle bảo vệ quá tải là loại rơle có đại lượng tác động đầu vào là nhiệt độ, đại lượng đầu ra là sự thay đổi các thông số điện hay trạng thái đóng mở tiếp điểm của rơle. Thường dùng để bảo vệ quá nhiệt cho động cơ, khống chế nhiệt độ cho các thiết bị trong gia đình như lò sấy, bình đun nước nóng, bàn là, và các thiết bị công nghiệp khác Cấu tạo gồm có các bộ phận chính: Bộ phận nhạy cảm với nhiệt độ đầu vào (cảm biến), bộ phận so sánh, hệ thống tiếp điểm ở đầu ra, và bộ phận điều chỉnh các thông số làm việc của rơle.
Chọn Rơle bảo vệ quá tải theo các thông số:
Đối với máy nén cài đặt : 40A
Đối với bơm nước giải nhiệt cài đặt : 9A
Đối với quạt tháp giải nhiệt cài đặt : 2.5A
Đối với quạt dàn lạnh cài đặt : 2.5A
Hình 4-10: Hình dạng rơle Rơle bảo vệ quá tải.
4.1.10 Rơle bảo vệ mất pha:
Động cơ điện 3 pha khi hoạt động phải yêu cầu đủ pha nếu trong quá trình hoạt động bị mất pha sẽ gây cháy cho động cơ chính vì vậy ta phải lắp đặt rơle bảo vệ mất pha. Ta chọn rơle bảo vệ mất pha Mikro MX100
Hình 4-11: Hình dạng rơle bảo vệ mất pha. Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng MCCB.
Đối với mạch điện được cấp nguồn bằng MCCB, ta muốn khi có hiện tượng mất pha, MCCB sẽ tự động nhảy (tác động). Ta cũng biết rõ MCCB được chế tạo chỉ tác động khi có hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải. Tuy vậy ta vẫn có thể buộc MCCB tác động bằng cách sử dụng phụ kiện "Shunt Trip". Shunttrip là phụ kiện được lắp vào MCCB giúp ta buộc MCCB nhảy bằng cách đưa điện vào cuộn dây của Shunt trip Để cấp điện vào Shunttrip khi có hiện tượng mất pha, đảo pha, cần gắn dùng tiếp điểm thường đóng 1-4.
Hình 4-12:Hình dạng Shunt Trip Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Relay Mikro MX100 được thiết kế sử dụng cho đế cắm 11 chân. Ở trạng thái không cấp điện thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng.
Nếu được cấp nguồn 3 pha 3 dây hoặc 3 pha 4 dây đúng thứ tự pha thì tiếp điểm 1-3 đóng lại, tiếp điểm 1-4 mở ra. Đèn báo cuộn dây sáng và đèn báo tiếp điểm sáng thể hiện trạng thái lưới điện đủ pha và đúng thứ tự pha. Đây là trạng thái thường trực khi ta sử dụng relay này.
Nếu mất ít nhất 1pha thì sẽ có những hiện tượng sau xảy ra : Đèn báo tiếp điểm tắt hoặc đèn báo cuộn dây và đèn báo tiếp điểm đều tắt; tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng lại. Nếu có hiện tượng đảo pha xảy ra thì đèn báo tiếp điểm sẽ tắt đồng thời tiếp điểm 1-3 sẽ mở ra, 1-4 sẽ đóng lại.
4.1.11Nút nhấn ON-OFF, công tắc xoay, chuông báo, đèn báo
Nút nhấn:
Nút nhấn còn gọi là nút điều khiển, là một loại khí cụ điện dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện tử khác nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ, … Nút nhấn dùng để khởi động, đảo chiều quay động cơ điện bằng cách đóng và ngắt các cuộn dây của công tắc tơ nối cho động cơ.
Phân loại và cấu tạo: có hai dạng nút nhấn: Nút nhấn ON (START) và nút nhấn OFF(STOP).
Khi nút nhấn chỉ có thể thực hiện một chức năng, ta gọi nút nhấn đơn.Trong thực tế, để dễ dàng thao tác trong quá trình sửa chữa người ta dùng nút nhấn kép thay vì dùng nút nhấn đơn. Trong một nút nhấn kép, ta có thể dùng nó như là dạng nút nhấn ON hay OFF.
Hình 4-13: Dạng nút nhấn ON/OFF. Công tắc xoay:
Là loại công tắc được tác động theo phương thức dùng tay xoay
Hình 4-14: Dạng công tắc xoay. Chuông báo:
Được sử dụng rộng rãi để báo hiệu sự cố và thường sử dụng dòng điện 1 pha.
Hình 4-15: Dạng chuông báo.
Đèn báo:
Được dùng để báo hiệu hoạt động, sự cố trong mạch điện điều khiển kho lạnh.
CHƯƠNG V: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH
5.1 Quy trình vận hành: 5.1.1 Chuẩn bị vận hành: 5.1.1 Chuẩn bị vận hành:
- Kiểm tra điện áp nguồn không sai lệch 5% so với định mức: 360 V < U < 400 V - Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở ngại sự hoạt động của thiết bị không.
- Kiểm tra chất lượng và số lượng dầu trong máy nén, mức dầu thường phải chiếm 2/3 mắt kính quan sát. Mức dầu quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt.
- Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ.
- Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt. - Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van:
+ Các van thường đóng: van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van by-
bass….riêng van chặn đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi khởi động thì mở từ từ.
+ Tất cả các van còn lại đều phải ở trạng thái mở, đặc việt chú ý van đầu đẩy máy nén, van chặn của các thiết bị đo lường và bảo vệ phải luôn mở.
+ Các van điều chỉnh: Van tiết lưu tự động, rơle nhiệt, rơle áp suất….chỉ có người có trách nhiệm mới được phép điều chỉnh.
5.1.2 Vận hành:
Hệ thống được thiết kế có 2 chế độ vận hành: chế độ tự động (AUTO) và chế độ vận hành bằng tay (MANUAL).
a) Chế độ vận hành tự động (AUTO):
- Bật aptomat của tủ điện động lực, aptomat của các thiết bị của hệ thống cần
chạy.
- Bật các công tắc chạy các thiết bị sang chế độ AUTO.
- Nhấn nút START cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo trình tự nhất định,
- Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ra ngập lỏng,
mặt khác khi mở quá lớn dòng điện động cơ cao sẽ quá dòng, không tốt.
- Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gõ bất thường kèm sương bám nhiều
ở đầu hút thì dừng máy ngay.
- Theo dõi dòng điện máy nén. Dòng điện không được quá lớn so với quy định.
Nếu dòng điện quá lớn thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng