b) Đường ống đẩy từ máy nén đến thiết bị ngưng tụ:
4.1.10 Rơle bảo vệ mất pha:
Động cơ điện 3 pha khi hoạt động phải yêu cầu đủ pha nếu trong quá trình hoạt động bị mất pha sẽ gây cháy cho động cơ chính vì vậy ta phải lắp đặt rơle bảo vệ mất pha. Ta chọn rơle bảo vệ mất pha Mikro MX100
Hình 4-11: Hình dạng rơle bảo vệ mất pha. Ứng dụng Mikro MX100 trong mạch sử dụng MCCB.
Đối với mạch điện được cấp nguồn bằng MCCB, ta muốn khi có hiện tượng mất pha, MCCB sẽ tự động nhảy (tác động). Ta cũng biết rõ MCCB được chế tạo chỉ tác động khi có hiện tượng ngắn mạch hoặc quá tải. Tuy vậy ta vẫn có thể buộc MCCB tác động bằng cách sử dụng phụ kiện "Shunt Trip". Shunttrip là phụ kiện được lắp vào MCCB giúp ta buộc MCCB nhảy bằng cách đưa điện vào cuộn dây của Shunt trip Để cấp điện vào Shunttrip khi có hiện tượng mất pha, đảo pha, cần gắn dùng tiếp điểm thường đóng 1-4.
Hình 4-12:Hình dạng Shunt Trip Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Relay Mikro MX100 được thiết kế sử dụng cho đế cắm 11 chân. Ở trạng thái không cấp điện thì tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng.
Nếu được cấp nguồn 3 pha 3 dây hoặc 3 pha 4 dây đúng thứ tự pha thì tiếp điểm 1-3 đóng lại, tiếp điểm 1-4 mở ra. Đèn báo cuộn dây sáng và đèn báo tiếp điểm sáng thể hiện trạng thái lưới điện đủ pha và đúng thứ tự pha. Đây là trạng thái thường trực khi ta sử dụng relay này.
Nếu mất ít nhất 1pha thì sẽ có những hiện tượng sau xảy ra : Đèn báo tiếp điểm tắt hoặc đèn báo cuộn dây và đèn báo tiếp điểm đều tắt; tiếp điểm 1-3 hở, tiếp điểm 1-4 đóng lại. Nếu có hiện tượng đảo pha xảy ra thì đèn báo tiếp điểm sẽ tắt đồng thời tiếp điểm 1-3 sẽ mở ra, 1-4 sẽ đóng lại.