Thông số thủy lý

Một phần của tài liệu Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi (Plankton) vùng cửa sông Văn Úc (Trang 26)

Nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý sinh học do tác động đến đời sống thủy sinh và nồng độ oxy hòa tan. Ngoài ra, nhiệt độ ảnh hưởng đến độ nhớt và lực cản trong quá trình lắng.

Độ đục của nước là mức độ ngăn cản ánh sáng xuyên qua nước. Độ đục của nước có thể do nhiều loại chất lơ lửng bao gồm những loại có kích thước hạt keo đến những hệ phân tán thô gây nên như các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật. Về thành phần hóa học, chất gây đục có thể là chất vô cơ hoặc hữu cơ, hoặc cả hai, do nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Độ đục cao ảnh hưởng tới quá

trình quang hợp của một số sinh vật (thực vật và 1 số vi khuẩn) và ảnh hưởng tới khả năng kiếm mồi của các loài động vật trong nước.

- Tổng chất rắn hoà tan - Total Dissolved Solids (TDS) là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (phân nghìn). TDS thường được lấy làm cơ sở ban đầu để xác định mức độ sạch/ tinh khiết của nguồn nước. Chất rắn hoà tan đang nói đến ở đây tồn tại dưới dạng các ion âm và ion dương. Do nước luôn có tính hoà tan rất cao nên nó thường có xu hướng lấy các ion từ các vật mà nó tiếp xúc. TDS càng nhỏ chứng tỏ nước càng tinh khiết. TDS được xác định bằng cách đo khối lượng khô của 1l nước mẫu đã được lọc qua phễu và sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi.

- Tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) được tính bằng cách cân trọng lượng những chất còn lại trên giấy lọc được sử dụng khi lọc nước phân tích chất rắn hoà tan. TSS biểu thị lượng vật chất không hòa tan lơ lửng trong nước và được đo bằng đơn vị mg/l.

Độ dẫn của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO42-, NO3-, PO43- v.v... Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước. Độ dẫn của nước phụ thuộc và tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước tăng lên 100C thì độ dẫn điện của nước sẽ tăng 2 - 3%. Thông thường độ dẫn được đo ở nhiệt độ tiêu chuẩn là 250

C.

Một phần của tài liệu Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh vật nổi (Plankton) vùng cửa sông Văn Úc (Trang 26)