Thực trạng stress

Một phần của tài liệu Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 97)

5. Nghiên cứu và tư vấn một số chân dung trẻ em vị thành niên bị stress

5.2.1.Thực trạng stress

Những ảnh hưởng khi C bị stress:

a)Rối loạn nhận thức

- Khả năng tập trung chú ý thấp.

- Không thể sắp xếp và thực hiện các kế hoạch.

- Mất sự tỉnh táo (không phân biệt đâu là cái xấu và cái tốt, yêu đương mù quáng). - Luôn có những suy nghĩ tiêu cực (muốn tự tử, muốn bố bị tai nạn chết đi).

b)Rối loạn cảm xúc

- Dễ cáu giận với người khác nhất là những người muốn khuyên nhủ em, đôi khi còn cáu giận vô cớ.

- Có cảm giác buồn, trống rỗng - Có cảm giác cô đơn.

- Căm ghét bố.

c) Rối loạn hành vi

- Có hành vi chống đối xã hội( tham gia đua xe). - Ăn cắp tiền, vàng của gia đình cho bạn.

- Bỏ học.

- Bỏ nhà qua đêm nhiều lần. - Có ý định huỷ hoại bản thân. - Khóc nhiều, ít ngủ.

- Phản ứng thái quá.

- Không muốn làm việc gì.

5.2.2 Nguyên nhân của stress

- C đang trong giai đoạn dậy thì với những đặc điểm tâm sinh - lý lứa tuổi thích được quan tâm và yêu thương. Nhưng, em đã không nhận được tình cảm đó từ bố, mẹ.Vì thiếu hụt tình cảm âu yếm vuốt ve nên khi có người bạn trai âu yếm mình, em rất thích có được những hành động dành cho mình như vậy.

- Định hướng giá trị của me có những lệch lạc (coi chuyện chơi với những người bạn xấu là bình thường vì họ vẫn là người tốt với em, kể cả việc họ tiêm chích ma tuý, bỏ nhà đi tụ tập thành nhóm, lợi dụng lúc em đang bị “sốc” về tình cảm định đưa em về nhà nghỉ. Họ còn xin em tiền, và em coi chuyện giúp đỡ bạn bè là điều bình thường mặc dù số tiền em có được là do ăn cắp của bố mẹ).

-Mẹ ốm đau luôn và ít có thời gian quan tâm đến C, bố cũng mải mê làm ăn thi thoảng mới về nhà,

Bố, mẹ của em mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con. Mẹ quá nuông chiều em, thích gì được nấy, bố thì khắt khe và đôi khi còn dùng bạo lực để răn đe con. Bản thân em lại là người ưa tình cảm vì bố hay đánh mắng nên càng ngày càng ghét bố. Em cảm thấy cô đơn trong ngôi nhà của mình, vì vậy em đã tìm đến những người bạn theo em có thể là người “nghiện hút, hay dạt nhà, ….. nhưng em cảm thấy mọi người đối xử tốt với em, đặc biệt là H người em rất mực yêu thương và coi đó là chỗ dựa tinh thần của mình. Tất cả “ nổ tung” khi H nói lời chia tay với em. Em bị “sốc” nặng.

5.2.3.1.Các biện pháp của gia đình

Theo gia đình nguyên nhân dẫn đến việc em có ý định tự tử là do em bị người yêu bỏ và chơi với các bạn xấu. Vì vậy, gia đình đã tìm cách ly em với đám bạn đó bằng cách:

- Bố em cho em nghỉ học.

- Lắp đặt máy ghi âm 2 chiều ở điện thoại để nghe xem em nói chuyện những gì? với ai?.

- Bố mắng chửi em nhiều hơn.

- Mẹ thì luôn tạo điều kiện cho em có thể thoả ước những đòi hỏi. - Đưa em lên nhà bác ở một thời gian để em thay đổi không khí. - Liên hệ với cô giáo chủ nhiệm để giúp đỡ thêm.

- Đưa em đến Đường dây tư vấn để nhờ tư vấn cho em.

5.2.3.2. Các biện pháp của Đường dây tư vấn

- Đề nghị gia đình quan tâm đến em nhiều hơn.

- Tư vấn cho bố mẹ em các phương pháp giáo dục con.

- Cùng bố mẹ em phân tích cái được và mất khi cho em nghỉ học để gia đình xem xét lại, nhất là bố em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trao đổi với bố của em để anh thay đổi cách ứng xử với em.

- Chia sẻ với tâm trạng bức xúc của em, phân tích cho em thay đổi nhận thức về những người bạn mà em đang chơi, họ có thực sự tốt với em như em nghĩ?

- Liên lạc với bạn của em giúp đỡ em trong giai đoạn này nhưng hướng dẫn những người bạn của em cách trò chuyện để làm sao em không lệ thuộc vào H.

- Khơi gợi những khả năng của C và động viên C tham gia vào các hoạt động ngoại khoá ở trường.

- Đưa ra những định giá cho em sau mỗi lần tư vấn. Buổi tư vấn sau sẽ nói lại những gì em đã làm được và những gì chưa làm được để tiếp tục tháo gỡ.

- Phân tích cho em thấy bên cạnh việc em có những quyền lợi trong gia đình đồng thời cũng phải có trách nhiệm với gia đình, và cách em đối xử với bố như thế em đã thấy đúng chưa?

5.2.3.3. Hiệu quả của các biện pháp

- Không còn ý định tự tử.

- Em đã bình tĩnh hơn và ít khóc.

- Đã có cuộc trao đổi với bố, C đã nói về nguyện vọng của mình với bố và xin lỗi bố về những điều làm chưa đúng.

-Tham gia đội văn nghệ của nhà trường để tổ chức chương trình ngày nhà giáo Việt Nam.

- Hạn chế gặp gỡ các bạn xấu.

5.2.3.4. Đánh giá

Đây là trường hợp chúng tôi tư vấn trực tiếp với C và cả bố mẹ của em trong thời gian 4 tháng. Bằng phương pháp quan sát và trao đổi trực tiếp dựa vào những tiêu chí chúng tôi nhận thấy: Em C bị stress ở mức độ rất trầm trọng, những hậu quả do em bị stress gây ra không chỉ bản thân em, mà cả gia đình và xã hội đều phải gánh chịu.

Chúng tôi thấy rằng khả năng hồi phục của em rất lớn (bởi sau khi cả gia đình đến tư vấn cả bố và mẹ em đều nhận thấy phương pháp nuôi dạy con chưa đúng khoa học và cả 2 người đều nhận lỗi về mình và có thái độ rất tích cực để giúp đỡ con, đồng thời em còn được sự hỗ trợ của gia đình người bác, bạn bè của em, cô giáo chủ nhiệm và đặc biệt là sự giúp đõ trực tiếp từ phía Đường dây tư vấn ).

Sau mỗi lần tư vấn buổi sau gặp lại chúng tôi quan sát thấy em có vẻ mặt tươi tắn hơn lần trước, hành động của em rất linh hoạt đặc biệt trong cách ăn mặc em thể hiện là mình biết cách kết hợp hài hòa giữa các màu và những phụ trang đi

kèm, em ăn uống cũng tự nhiên và rất thích được nói chuyện với mọi người, không có gì là e dè. 5.3.Trƣờng hợp 3:Nguyễn Mai H. - Giới tính : nữ - Tuổi: 15 - Là học sinh THCS.

- Là con gái cả trong gia đình có 2 chị em 1 trai, 1 gái trong gia đình có bố là tài xế, mẹ là giáo viên.

- Rất thích đọc sách nhất là các tác phẩm nổi tiếng như: “Thép đã tôi thế đấy”, “ Ruồi Trâu”, “ Không gia đình”…Thời gian rảnh rỗi em thường dành để đọc sách và viết nhật ký.

- Học khá môn Văn.

- Sống xa bố mẹ từ nhỏ đến khi em học lớp 7 bố mẹ mới về sống cùng em. - Kinh tế gia đình khá giả.

- Trong gia đình em không biết làm việc gì cả. - Sống khép kín ít nói chuyện với người khác.

- Mong muốn được trở thành chim hải âu để có thể bay đi khắp nơi và có cuộc sống tự do.

- Em không có một người bạn thân nào . - Bị bệnh thiếu máu não.

5.3.1.Thực trạng stress

Khi stress xảy ra H đã có những biểu hiện như sau:

a)Rối loạn nhận thức

- Không tập trung tư tưởng trong công việc. - Không thể sắp xếp và thực hiện các kế hoạch. - Tư duy trở lên chậm.

- Luôn mơ tưởng đến những điều không thực tế như biến thành chim bồ câu.

b)Rối loạn cảm xúc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luôn lo lắng.

- Luôn có cảm giác cô đơn. - Mặc cảm, thiếu tự tin.

- Muốn chơi với bạn nhưng lại ghen ghét bạn.

- Luôn bi quan chán nản không tin tưởng vào cuộc sống. - Luôn có cảm giác mệt mỏi, ngáp thường xuyên.

c) Rối loạn hành vi

- Không muốn làm việc gì.

- Chân tay chậm chạp, không linh hoạt. - Không linh hoạt, dáng điệu chậm chạp.

d) Tổn thương thực thể

- Hay đau đầu.

5.3.2. Nguyên nhân của stress

- Bị bệnh, sức khoẻ không tốt.

- Bản thân em có khả năng trong môn Văn, nhưng bị giới hạn kiến thức trong môn học tự nhiên.

- Do những biến đổi tâm lý của tuổi dậy thì nhưng không được quan tâm đúng mức.

- Em không thiết lập được mối quan hệ với các bạn trong lớp. - Sống thiếu tình cảm cha mẹ từ bé.

- Mẹ quá kỳ vọng vào em, đặt toàn bộ những mong muốn của mình lên con. - Mẹ em không đặt địa vị của mình vào con để thông cảm và chia sẻ với con, lại luôn mắng mỏ, chì chiết bằng những lời lẽ cay nghiệt, bắt con trở thành một người làm được nhiều việc nhà trong một thời gian ngắn, trong khi đó từ nhỏ em không được dạy những công việc đó.

- Con học không giỏi nhưng do quen biết nên đã nhờ người cho chép bài và xin điểm để cho con là học sinh giỏi.

- Cha mẹ không thống nhất cách dạy con vì vậy mà cũng xảy ra mâu thuẫn với nhau làm cho không khí gia đình càng thêm căng thẳng .

5.3.3. Các biện pháp

5.3.3.1.Các biện pháp của gia đình

- Sau khi gọi đến Đường dây tư vấn gia đình đã được các chuyên gia tư vấn cung cấp kiến thức về lứa tuổi, trao đổi về cách giáo dục con, tuy vậy chỉ có bố em thay đồi thái độ trong việc giáo dục em còn mẹ thì vẫn luôn áp đặt và kỳ vọng vào em. Tuy nhiên cũng đã quan tâm đến em nhiều hơn.

- Gia đình đã mời thầy giáo về làm gia sư cung cấp cho em những kiến thức đã bị hổng về 2 môn Toán – Lý.

- Gia đình đã đưa em đến Bệnh viện Nhi để khám kết hợp dùng thuốc với trị liệu.

5.3.3.2. Các biện pháp của Đường dây tư vấn a) Đối với gia đình

- Đề nghị gia đình quan tâm đến em nhiều hơn.

- Tư vấn cho bố mẹ đánh giá đúng khả năng của con để chọn trường học cho phù hợp.

- Cần lắng nghe và chia sẻ với con, không áp đặt, kỳ vọng những điều nằm ngoài khả năng của con.

- Cần chấm dứt việc xin điểm và nhờ người cho chép bài. -Thống nhất cách ứng xử giữa cha và mẹ.

-Việc giúp con thay đổi cần nhiều thời gian, bởi từ bé em đã không được uốn nắn. - Phân công công việc nhà cho con theo cách con đã lớn và cần có trách nhiệm

- Không mắng nhiếc, chì chiết con khi con làm sai, mà cần phân tích chỉ bảo cho con.

b).Đối với bản thân H. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng dẫn các bài tập thư giãn để em không bị đau đầu - Chuyên gia tư vấn trực tiếp trị liệu cho em.

- Phân tích cho em để em suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống. - Hướng dẫn em cách giao tiếp với người khác.

- Hướng dẫn em lập một thời gian biểu kết hợp học tập và giải trí.

- Tư vấn cho em lượng sức mình để chọn trường, chọn lớp cho phù hợp.

5.3.3.3. Hiệu quả của các biện pháp

- Không còn ý định tự tử.

- Đã tiến bộ hơn trong giao tiếp với mọi người.

- Đến Đường dây tư vấn động tác đi lại linh hoạt hơn. - Chọn lớp học Văn phù hợp với khả năng.

- Biết làm một vài công việc nhà như : cắm cơm, rửa bát…

Ca tư vấn chưa kết thúc nhưng đã có những dấu hiệu khả quan hơn

5.3.3.4. Đánh giá

Trường hợp em gái này bị stress rất trầm trọng, và đã chuyển sang bị trầm cảm. Khi em và bố mẹ đến tư vấn trực tiếp tại Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, chúng tôi nhận thấy: khuôn mặt em rất ủ rũ, cái nhìn đờ đẫn, hỏi em câu hỏi nào em trả lời rất chậm, dáng đi cũng chậm chạp, ánh mắt luôn nhìn xuống, thậm chí có lúc em không để ý cả sự có mặt của chúng tôi. Sau một thời gian tư vấn, em đã biết hỏi thăm chúng tôi, biết kể về những hoạt động em đã làm và dáng đi nhanh nhẹn hơn..

Nguyên nhân chính bắt nguồn từ gia đình nhất là từ mẹ của em, bên cạnh đó là mối quan hệ của em và các bạn trong lớp, các bạn không chấp nhận em. Hậu quả

là gia đình đã tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến sinh hoạt của tất cả mọi người trong gia đình.

Chúng ta thấy khả năng hồi phục của em rất thấp, sở dĩ, như vậy bởi khi trao đổi với em và bố, mẹ em, chúng tôi nhận thấy: Bố em đã sẵn sàng hợp tác và thay đổi thái độ để chăm sóc em được tốt, nhưng với người mẹ vẫn còn có những áp đặt và thái độ chưa thay đổi nhiều, đồng thời mẹ của em còn giữ “sĩ diện” của gia đình nên đã giấu bệnh tình của em với người khác, nên khả năng hỗ trợ của người khác với em rất thấp. Sự hỗ trợ của Đường dây tư vấn chỉ ở trong mức độ nào đó còn tình trạng của em phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống hàng ngày của em.

Như vậy cả 3 trường hợp mà chúng tôi đưa ra miêu tả chân dung đều có nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình là chính, kèm theo đó là những nguyên nhân khác từ các mối quan hệ xã hội và bản thân. Đặc biệt cả 3 em đều ở tình trạng mức độ stress rất trầm trọng và chỉ duy nhất trường hợp em Nguyễn Kim C là có khả năng phục hồi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các tài liệu về stress với sự phân tích đánh giá của người nghiên cứu, chúng tôi đã có thể nêu nên một số kết luận về lý luận và thực tiễn:

1.1. Về lý luận

1.1.1. Luận văn đã tổng quan lịch sử nghiên cứu Stress, những cách tiếp cận khác nhau (sinh học, xã hội, tâm lý học).

1.1.2. Khái quát hóa cơ sở lý luận tâm lý học về Stress và làm phong phú thêm tri thức tâm lý học về stress.

1.1.3. Lựa chọn và làm rõ nội hàm các khái niệm có liên quan đến đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu : Stress, tuổi vị thành niên cùng với một số khái niệm khác khi trình bày cụ thể ở từng nội dung của vấn đề.

1.2. Về thực tiễn

Từ những số liệu đã thu thập được tại Đường dây tư vấn 18001567 chỉ giúp chúng tôi thực hiện được một phần mong muốn tìm hiểu thực trạng stress của lứa tuổi vị thành niên. Bởi, còn một vấn đề chúng tôi muốn tìm hiểu như: có sự đánh giá khác biệt giữa stress của vị thành niên nông thôn và vị thành niên thành thị, sự khác nhau về stress giữa vị thành niên là học sinh phổ thông và học sinh học nghề, vị thành niên ngoài trường học nhưng số liệu không chỉ ra được điều đó.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng stress của lứa tuổi vị thành niên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1.2.1.Thực trạng

-Trẻ em vị thành niên bị stress ở nhóm tuổi 10-14 ít hơn ở nhóm tuổi 15-18, và thường bị stress ở mức độ ít trầm trọng và trầm trọng. Có nhiều các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ stress của trẻ em vị thành niên, nhưng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến mức độ stress đó là tâm lý lứa tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 (Trang 97)