- Trợ giúp nâng cao năng lực thị trường cho các chủ thể sản xuất nông sản. Chỉ khi nào bản thân người sản xuất hàng hoá có đầy đủ thông tin hiểu biết về thị trường và các quan hệ thị trường thì họ mới biết cách điều chỉnh sản xuất của mình theo yêu cầu của thị trường. Đây chính là mặt yếu của những người sản xuất hàng hoá ở nông thôn hiện nay. Do vậy, họ dễ bị điều tiết một cách tự phát bởi các quan hệ thị trường, dễ bị thua thiệt trong hành xử trên thị trường. Công tác khuyến nông, khuyến thương cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường của các chủ thể sản xuất hàng hoá ở nông thôn.
- Trợ giúp các chủ thể sản xuất nông sản xây dựng thương hiệu hàng hoá, trước hết với những cây, con đặc sản ở từng vùng . Đây vừa là cách thức thâm nhập và củng cố vị thế của hàng hoá trên thị trường quốc tế, vừa
là cách thức hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của người sản xuất trong cạnh tranh quốc tế.
- Tạo điều kiện công nghiệp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc tìm kiếm thị trường, khách hàng và tổ chức sự phối hợp hành động giữa các chủ thể ấy trong việc xử lý các tình huống khác nhau trên cùng một thị trường và cùng một loại hàng hoá.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại nông sản thông qua việc tham gia hội chợ triển l•m trong và ngoài nước, quảng bá hàng hoá và doanh nghiệp sản xuất hàng hoá, tiến tới thành lập các trung tâm giao dịch nông sản ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung ...
- Nhanh chóng xây dựng bộ quy trình VietGAP: muốn tham gia WTO thành công, có thể đi vào thị trường thế giới thì VN phải chứng tỏ khả năng cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về ATVSTP theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice - nông nghiệp an toàn). Các nước trong WTO đều đặt ra những yêu cầu riêng về ATVSTP như EU có EuroGAP, Australia có Fresh care ... không chỉ đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng còn là rào cản kỹ thuật mà các nước sử dụng để hạn chế mặt hàng nhập khẩu nào đó. Vì vậy, bên cạnh việc “trông giỏ” để “bỏ thóc” nhằm định vị lại cây trồng chủ lực và đáp ứng cho được những yêu cầu kỹ thuật đặt ra của mỗi quốc gia nhập khẩu nông sản, Việt Nam cầm tham khảo bộ AseanGAP (quy trình GAP chính thức của các nước thành việc Asean, vừa công bố tháng 11/2006) và các yêu cầu của bộ EuroGAP để nhanh chóng xây dựng bộ quy trình VietGAP. Từ đó có chương trình tập huấn tập trung cho bà con và xem đây là hình thức “trợ cấp” của Nhà nước giúp nông dân tham gia vào cuộc chơi WTO một cách hợp lệ, lúc đó mới nói đến khả năng cạnh tranh xuất
khẩu nông sản. Điều quan trọng không kém, bộ VietGAP cũng phải được sử dụng như là một “rào cản” bảo vệ nông sản trong nước, buộc hàng nông sản các nước nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải đáp ứng những quy định này.