Bên cạnh đó còn có những bất lợi

Một phần của tài liệu Đồ án: Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu hàng nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 52)

1. Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, thị phần trên thế

Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, bao bì đóng gói kém hấp dẫn và chưa có nhãn thương hiệu của doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì. Điều đó làm cho giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác.

2. Phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng suất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất, từ giống tác giả, giống nguyên chủng cho đến giống thương phẩm. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau… Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 61% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản, Italia, Mỹ. Năng suất cà chua của ta chỉ bằng 65% năng suất cà chua thế giới, cao su Việt Nam mới đạt năng suất 1,1 tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1,5 - 1,8 tấn/ha - thấp hơn tới 30-40%.

3. So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị

trường khó tính như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ. Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản, nhất là hàng tươi sống rất yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh. Ví dụ: Do công suất bốc xếp ở cảng Sài Gòn là 1000 tấn/ngày chỉ bằng 1/2 công suất cảng Băng Cốc (Thái Lan), cho nên cảng phí cho 1 tàu chở gạo 10000 tấn ở Việt Nam là 40000 USD, còn ở cảng Băng Cốc là

20000 USD, như vậy là chi phí tại cảng trong khâu bốc xếp của Việt Nam đã cao hơn gấp đôi so với cảng Băng Cốc.

4. Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông

sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hóa thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính dự báo thị trường. Mối liên kết kinh tế giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế... chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo sự ổn định về số lượng và chất lượng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.

5. Tuy chủng loại hàng hóa xuất khẩu của ta đa dạng hơn nhưng nhìn chung thì diện mặt hàng vẫn còn khá đơn điệu, chưa có sự thay đổi đột biến

về chủng loại, về chất lượng, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào một vài mặt hàng chủ lực, truyền thống như gạo, cà phê, cao su, hải sản… mà phần lớn chúng đều tiềm ẩn nguy cơ tăng trưởng chậm dần do gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, khả năng khai thác có hạn… và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm dần.

6.Bộ máy quản lý hành chính Nhà nước vẫn còn quan liêu, trì trệ, chưa thông thoáng và bảo thủ để làm nản lòng các nhà đầu tư kinh doanh

trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm xuất nhập khẩu. Do vậy, lợi thế tiềm năng không thể phát huy hết được.

7.Trong quá trình tự do hoá thương mại, một số doanh nghiệp kinh

doanh hàng nông, lâm, thuỷ sản làm ăn thua lỗ, không có khả năng cạnh tranh sẽ bị phá sản theo quy luật. Điều bất lợi này Việt Nam cũng phải chấp nhận một cách tự nhiên, bình thường theo vận hành của quy luật kinh tế thị

trường. Một số mặt hàng nông sản tiêu thụ nội địa trong nhiều năm qua sẽ bị cạnh tranh và giảm dần hoặc mất thị trường tiêu thụ ngay trên quê hương mình. Điều đó cũng dễ hiểu và chúng ta phải tiếp nhận nó như một việc bình thường, không phải chỉ đối với nước ta mà đối với tất cả các nước khác. Nhưng trước mắt, điều bất lợi này sẽ gây ra những tác động tiêu cực tạm thời cả trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và chính trị.

Những bất lợi phân tích trên đây phần lớn do nguyên nhân chủ quan gây ra nên có thể khắc phục được trong tương lai gần nếu chúng ta có quyết tâm và có các giải pháp kịp thời, đúng đắn. Nếu khắc phục tốt thì những bất lợi này có thể trở thành các lợi thế tiềm ẩn của hàng hoá nông sản xuất khẩu của nước ta nói riêng và cho tất cả các loại nông sản phẩm khác nói chung trong bối cảnh tự do hoá thương mại toàn cầu.

Chương 4: Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sảnViệt Nam vào thị trường EU

Một trong những mục tiêu của chiếm lược của ngành nông nghiệp Việt Nam là đạt kim ngạch xuất khẩu nông - lâm sản từ 6 đến 7 tỷ USD vào năm 2010, trong đó, thị trường EU chiếm tỷ trọng khoảng 30%. Hiện nay thị trường EU mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên 30% với các mặt hàng chủ lực như cao su, cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu ... Tuy nhiên muôn đạt hiệu quả cao, ngoài việc tăng kim ngạch xuất khẩu, trong thời gian tới, việc làm cấp bách là phải làm cho hàng nông sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh tại thị trường EU. Muốn làm được việc đó, cần phải có những biện pháp phối hợp đồng bộ giữa người sản xuất, chế biến, xuất khẩu cùng các Bộ ngành chức năng có liên quan. Một số giải pháp cơ bản được đề xuất:

Một phần của tài liệu Đồ án: Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu hàng nông sản việt nam sang thị trường EU (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)