Nguyên tắc thực hiện mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (Trang 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.4. Nguyên tắc thực hiện mục tiêu giáo dục

vùng miền

Điều 24 Luật Giáo dục đã xác định “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Do đó việc đƣa ra các biện pháp phải đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phƣơng pháp nhằm tạo ra sản phẩm con ngƣời có trình độ cao, biết cách tự học, có hoài bão, có năng lực sáng tao, năng lực thích ứng với những thay đổi nghề nghiệp.

+ Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc,

biết phát huy tinh hoa, giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố mở rộng kiến thức đã học trên lớp, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Về kỹ năng: Củng cố vững chắc những kiến thức cơ bản, tiếp tục phát

triển các năng lực chủ yếu nhƣ năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động …

+ Về thái độ: Bồi dƣỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học cho học

sinh để từ đó các em có thái độ đúng đắn trƣớc những vấn đề cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình và biết đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp của cuộc sống.

Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu giáo dục chung cần biết quan tâm đến yếu tố vùng miền, tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, các phong tục tập quán của địa phƣơng.

77

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự huy động các chủ thể cùng tham gia

Một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục là phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh là chủ thể nhận thức, chủ thể của các hoạt động.

Trong quá trình tổ chức các hoạt động cho học sinh bán trú có nhiều chủ thể, nhiều lực lƣợng cùng tham gia nhƣ: cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ giáo viên phụ trách KTX, đoàn thanh niên, các tổ chức chính trị xã hội… trong đó lực lƣợng tham gia chủ yếu chính là học sinh ở tại KTX nhà trƣờng, các hoạt động phải thu hút đƣợc sự tham gia của tất cả học sinh, phát huy đƣợc tính tính cực của học sinh dƣới sự chỉ đạo cố vấn của giáo viên, cán bộ phụ trách KTX. Học sinh không những là chủ thể tham gia mà còn đóng vai trò tổ chức các họat động, có nhƣ vậy các hoạt động mới thực sự đi vào chiều sâu và bền vững.

3.2. Các biện pháp quản lý các hoạt động ngoài giờ học trên lớp đối với học sinh bán trú dân nuôi sinh bán trú dân nuôi

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích kết quả khảo sát thực trạng quản lý học sinh bán trú dân nuôi tại các trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có học sinh ở bán trú, dựa vào các nguyên tắc trên, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý đối với học sinh bán trú tại các trƣờng THPT

3.2.1. Nhóm các biện pháp quản lý việc chấp hành nội quy, nề nếp tự học và ôn tập cho học sinh bán trú dân nuôi ôn tập cho học sinh bán trú dân nuôi

3.2.1.1. Quản lý thông qua xây dựng quy chế, ban hành các nội quy * Mục tiêu:

Giúp các em sống có nề nếp, kỷ luật, có tác phong công nghiệp. Học sinh ở bán trú chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số, các em ở vùng sâu vùng xa, quen với lối sống tự do phóng khoáng, nay ở tập trung trong khu vực KTX của

78

nhà trƣờng các em vẫn mang theo các thói quen đó. Xây dựng quy chế, ban hành các nội quy ở khu vực KTX là rất cần thiết.

* Nội dung và cách tiến hành:

Nội quy, quy chế phải đƣợc xây dựng ngay từ đầu năm học và tổ chức để 100% học sinh trong KTX đƣợc học tập và viết cam kết sẽ thực hiên nghiêm túc nội quy, quy chế do nhà trƣờng đề ra. Nội dung của nội quy, quy chế luôn phải đi kèm với những chế tài thực hiện. Khi học sinh vi phạm phải chịu các hình thức kỷ luật. Các hình thức kỷ luật áp dụng đổi với các học sinh vi phạm cần phân chia tùy thuộc vào mức độ vi phạm, số lần vi phạm cụ thể:

+ Nhắc nhở cảnh cáo trƣớc toàn thể học sinh KTX.

+ Phạt lao động vệ sinh khuôn viên KTX, lấy củi nộp vào kho củi KTX. + Phạt lao động vệ sinh khuôn viên KTX, lấy củi nộp vào kho củi KTX, thông báo lỗi vi phạm về gia đình học sinh.

+ Mời phụ huynh có học sinh vi phạm tới trƣờng để thông báo những khuyết điểm của học sinh đó, để gia đình cùng nhà trƣờng có biện pháp giáo dục học sinh.

+ Mời phụ huynh có học sinh vi phạm tới trƣờng để thông báo những khuyết điểm của học sinh đó. Thông báo với phụ huynh về quyết định trục xuất học sinh đó ra khỏi KTX nhà trƣờng, gửi thông báo về địa phƣơng.

3.2.1.2. Quản lý thời gian tự học của học sinh * Mục tiêu:

- Quản lý hiệu quả thời gian tự học của học sinh ngoài thời gian học chính khóa trên lớp.

- Nâng cao khả năng tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh, từ đó nâng cao chất lƣợng văn hóa của học sinh.

79

Học sinh đến học tại KTX nhà trƣờng ngoài thời gian học chính khóa trên lớp. Thời gian còn lại trong ngày là thời gian tự học và thực hiện các sinh hoạt cá nhân.

* Đối với ca học sáng:

Thời gian tự học buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 30 Thời gian tự học buổi tối từ 19 giờ 30 đến 22 giờ 30 * Đối với ca học chiều :

Thời gian tự học buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 10 giờ 30 Thời gian tự học buổi tối từ 19 giờ 30 đến 22 giờ 30

Thời gian còn lại là thời gian các em nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động khác nhƣ: thể thao, văn nghệ, lao động tăng gia …. Riêng buổi tối thứ 4 hàng tuần dành cho sinh hoạt tập thể tại KTX.

Đối với thời gian tự học buổi sáng và buổi chiều: Các em tự học tại phòng

ở KTX. Trƣớc các giờ tự học đội cờ đỏ và thành niên xung kích ở KTX đánh kẻng ( Trống) báo hiệu giờ tự học bắt đầu.

Sau khi bắt đầu giờ tự học 15 phút đội cờ đỏ của KTX (hoặc giáo viên đƣợc phân công phụ trách) đi kiểm tra việc chấp hành giờ tự học của các em. Học sinh tự học ở KTX bắt buộc ở phòng nào, phải ngồi học nghiêm túc tại phòng đó. Trong giờ tự học không đƣợc phép đi lại giữa các phòng. Giữa buổi tự học có kẻng (trống) thông báo giờ giải lao giữa giờ (15 phút). Giáo viên đƣợc phân công phụ trách hoặc đội cờ đỏ có thể kiểm tra bất kỳ thời gian nào trong giờ tự học để kiểm tra ý thức chấp hành và nhắc nhở thái độ học tập của các học sinh. Nếu học sinh nào trong giờ tự học làm việc riêng, di chuyển sang phòng khác hoặc vắng mặt tại phòng coi nhƣ vi phạm nội quy KTX và phải chịu hình thức kỷ luật tùy thuộc vào mức độ vi phạm.

80

Học sinh ở KTX đƣợc chia thành các lớp ( tùy theo từng khối) từ 25 đến 40 học sinh, học tại khu lớp học từ tối chủ nhật đến tối thứ 6 hàng tuần. Ban giám hiệu chỉ đạo ban quản lý KTX, đoàn thanh niên, chi đoàn giáo viên chuẩn bị điện thắp sáng phục vụ học sinh, phân công lịch theo dõi kiểm tra nghiêm túc, sát sao, tuyệt đối không để học sinh sử dụng thời gian tự học để làm việc riêng. Tổ chức kiểm tra giờ tự học đột xuất đối với học sinh, những học sinh mất trật tự, không học bài, làm hỏng tài sản, làm mất vệ sinh phòng học buổi tối sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật nghiêm khắc của nhà trƣờng.

3.2.1.3. Tổ chức quản lý việc ôn tập phụ đạo cho học sinh. * Mục tiêu:

- Học sinh ở bán trú chất lƣợng đầu vào thấp, hầu hết các em bị rỗng kiến

thức từ các lớp dƣới. Vì vậy ôn tập, phụ đạo, bổ xung kiến thức để các em đạt chuẩn kiến thức kỹ năng là rất cần thiết.

- Hoạt động này giúp học sinh đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, đồng thời phát

hiện, bồi dƣỡng kịp thời đối với học sinh năng khiếu.

* Nội dung và cách tiến hành:

Để tổ chức ôn tập phụ đạo cho các em, Ban giám hiệu nhà trƣờng cần chỉ đạo giáo viên bộ môn giảng dạy ở các lớp phải phân loại đánh giá đƣợc trình độ của học sinh và chuyển kết quả phân loại đó cho Ban giám hiệu, Ban quản lý KTX. Các giáo viên quản lý KTX phải nắm đƣợc trình độ của từng học sinh, để có kế hoạch bồi dƣỡng, phụ đạo cho các em.

Trong các giờ tự học buổi tối trên lớp, Ban giám hiệu chỉ đạo chi đoàn giáo viên và phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh để tổ chức cho giáo viên phụ đạo, hƣớng dẫn các em trong các giờ tự học buổi tối, thời gian từ 20 giờ đến 21giờ các ngày trong tuần. Trong thời gian phụ đạo trên lớp vào các buổi tối giáo viên có thể bổ túc kiến thức các môn học khác cho học sinh. Chẳng hạn khi phụ

81

đạo cho các em kiến thức môn Vật lý, giáo viên có thể bổ túc kiến thức môn Toán để học sinh tính toán khi giải bài tập ( Nói cách khác trong các buổi phụ đạo buổi tối giáo viên tùy năng lực và yêu cầu của học sinh có thể phụ đạo liên môn cho các em ). Chính hoạt động dạy kèm, phụ đạo này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giờ tự học của sinh.

Trong quá trình phụ đạo cho học sinh giáo viên cần chú ý hƣớng dẫn cho các em cách tự học các môn theo đặc thù của môn học, nhằm giúp học sinh biết cách tự học, biết cách lĩnh hội kiến thức.

Trong quá trình quản lý, hƣớng dẫn phụ đạo cho hgọc sinh giáo viên cần phát hiện những học sinh khá, có năng lực để bồi dƣỡng nâng cao và từ đó xây dựng đội ngũ cán sự các môn, để chính các em sẽ là ngƣời giúp các bạn giải quyết các bài tập khó trong quá trình học tập khi không có mặt giáo viên. Đó cũng chính là lực lƣợng giúp nhà trƣờng tập hợp những khó khăn yếu kém của học sinh trong quá trình học tập, phản ánh với Ban giám hiệu và giáo viên bộ môn để có các biện pháp giải quyết kịp thời, đồng thời đó là đối tƣợng để nhà trƣờng phụ đạo nâng cao giúp các em có đủ khả năng thi vào các trƣờng đại học, cao đẳng.

3.2.2.Nhóm quản lý nếp sống, giáo dục kỹ năng sống và các hoạt động tập thể, tư vấn cho học sinh bán trú

3.2.2.1. Quản lý, giáo dục, xây dựng nếp sống văn minh cho học sinh ở bán trú * Mục tiêu:

- Giúp học sinh có nếp sống văn minh, thay đổi những thói quen xấu, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng nhƣ vệ sinh chung, có thói quen ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh.

82

Các trƣờng có học sinh bán trú đều thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Do vậy giáo dục, xây dựng cho các em có một nếp sống văn minh từ những vấn đề tƣởng chừng nhƣ nhỏ nhất, đơn giản nhất, giúp các em tự tin bƣớc vào cuộc sống.

* Giáo dục nếp sống vệ sinh

Quen sống với tự nhiên, vì vậy có một thực tế là nhiều khi phòng ở, khuôn viên KTX nơi các em sống rất bẩn, nhƣng các em không nhận ra điều đó. Ngay cả khi đƣợc nhắc nhở các em cũng không làm đến nơi, đến chốn. Vì vậy trong quá trình quản lý giáo dục, ngƣời thầy, đặc biệt là cán bộ quản lý phải chỉ bảo cho các em tận tình. Đặc biệt cần làm mẫu thị phạm, tránh chỉ tay, giúp các em nhận thức đƣợc thế nào là sạch, vì sao phải sống gọn, sạch.

* Giáo dục trật tự nội vụ

Do quen với lối sống thỏa mái, nên đa số các em khi mới vào ở KTX đều không có thói quen gấp chăn màn, quần áo. Nhiều em còn chƣa biết giặt một bộ quần áo thế nào cho sạch. Tất cả những vấn đền tƣởng chừng nhƣ rất đơn giản ấy cần đƣợc giáo dục cho các em rất cụ thể, tỉ mỉ.

* Quản lý, giáo dục thói quen ăn uống hợp vệ sinh

Trong qua trình khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy các em không chú trọng việc giữ vệ sinh trong ăn uống, với các em uống nƣớc lã là việc rất bình thƣờng. Vì vậy để quản lý, giáo dục thói quen ăn uống hợp vệ sinh cho các em cần thiết phải:

+ Xây dựng nội quy nấu ăn tại KTX

+ Tăng cƣờng kiểm tra đột xuất tại khu vực nấu ăn của học sinh.

+ Sƣu tầm một số băng, đĩa nói về quá trình hình thành và phát triển của các loài vi khuẩn, nguyên nhân dẫn đến một số căn bệnh, đặc biệt là các căn

83

bệnh liên quan đến đƣờng tiêu hóa. Từ đó nâng cao ý thức và tạo thói quen ăn uống hợp vệ sinh cho các em

Việc giáo dục nếp sống vệ sinh – trật tự nội vụ - giáo dục thói quen ăn uống hợp vệ sinh cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên liên tục, vì vậy cán bộ giáo viên đƣợc phân công phụ trách KTX cần có mặt khi các em thực hiện các hoạt động đó để có thể uốn nắn kịp thời. Việc giáo dục nếp sống vệ sinh – trật tự nội vụ - giáo dục thói quen ăn uống hợp vệ sinh luôn luôn phải là một nội dung trong các buổi sinh hoạt KTX.

Trong quá trình giáo dục cần kiên trì, nhẹ nhàng, tránh nóng vội và có những lời nói của trách, mạt sát, vì đối với các em tính tự ái rất lớn. Bằng lời nói cùng với việc làm cụ thể, ngƣời thầy sẽ giúp các em nhận thấy cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào. Giúp cho các em có đủ kiến thức, kỹ năng, thói quen tốt trƣớc khi bƣớc vào cuộc sống.

3.2.2.2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở bán trú * Mục tiêu:

Giáo dục kỹ năng sống đƣợc xác định là rất cần thiết đối với tất cả mọi ngƣời. Đặc biệt là thế hệ trẻ, giúp các em có đƣợc kỹ năng sống cần thiết có khả năng ứng phó với các tình huống xã hội thƣờng gặp trong cuộc sống hàng ngày.

* Nội dung và cách tiến hành:

Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh bán trú đƣợc xác định là: kỹ năng giao tiếp; kỹ năng xác định giá trị, tự nhận thức bản thân; kỹ năng suy nghĩ sáng tạo…

* Kỹ năng giao tiếp

Đƣợc xác định là kỹ năng làm việc hiệu quả với một tập thể, cá nhân; ứng xử của bản thân khi tiếp xúc với ngƣời khác, thái độ cảm thông, sự hợp tác, khả năng bày tỏ suy nghĩ cảm xúc của chủ thể với đối tƣợng giao tiếp.

84

Học sinh ở bán trú chủ yếu là học sinh ở các vùng sâu, vùng xa. Vì vậy cơ hội để các em đƣợc giao tiếp không nhiều. Giáo dục kỹ năng giao tiếp, khả năng giao tiếp giúp các em tự tin trong cuộc sống.

Thực tế cho thấy các em thƣờng rất yếu khi cần diễn đạt những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, nhiều học sinh không thể thuyết trình trƣớc tập thể, khả năng sử dụng từ ngữ của các em trong các hoàn cảnh cụ thể thƣờng rất yếu.

Sống ở KTX, trong môi trƣờng tập thể các em đƣợc giao lƣu cùng bạn bè, đã là một điều kiện tốt giúp các em hoàn thiện khả năng giao tiếp. Song để tăng cƣờng khả năng giao tiếp cho các em, đặc biệt là khả năng bày tỏ những suy

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ học trên lớp của học sinh bán trú dân nuôi ở các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)