Nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 70)

huyện đều có trung tâm học tập cộng đồng để dạy nghề nhưng do thiếu giáo viên và không có cơ sở vật chất kỹ thuật nên không có hiệu quả.

- Công tác tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân gương điển hình trong công tác xã hội hóa giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều gương cá nhân cũng như tập thể chưa được phát hiện và biểu dương kịp thời.

Nhìn chung những hạn chế và tồn tại căn bản là hoạt động xã hội hoá giáo dục chưa được triển khai thực hiện đồng bộ với đúng vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng chiến lược của nó. Sự hiện diện của xã hội hoá giáo dục trên địa bàn còn rất mờ nhạt, chất lượng giáo dục chưa được thúc đẩy tích cực bởi tác động của xã hội hoá giáo dục.

Từ thực tế địa phương, bản thân thấy thực trạng xã hội hoá giáo dục ở Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và trên địa bàn huyện Văn Quan còn nhiều vấn đề nảy sinh, cấn giải quyết bằng cả cơ chế chính sách, bằng cả sự thay đổi nhận thức của nhân dân, phụ huynh học sinh, học sinh... Những tác động tích cực của xã hội hoá giáo dục trong nhà trường

Trung học phổ thông chưa nhiều, thậm chí không phát huy được vai trò của nó bởi sự giới hạn của những cơ chế, chính sách, chủ trương để phát huy tác dụng tính tích cực, đa dạng của xã hội hoá giáo dục chưa được quan tâm một cách đúng mức. Tính chất xã hội hoá trong giáo dục không đồng đều, có năm tất cả học sinh tốt nghiệp lớp 9 được tuyển vào học lớp 10, học viên đi học bổ túc Trung học phổ thông được cấp tiền, gạo, sách, bút... khiến ngành giáo dục quá tải và kinh phí đè nặng lên vai ngân sách Nhà nước. Động cơ học tập không được xác định một cách đúng đắn, nhiều nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều học viên nhận thức kém đã đi học nhằm chỉ để lĩnh chế độ hỗ trợ của Nhà nước cấp, chứ không phải đi học để nâng cao trình độ dân trí. Bệnh thành tích xuất hiện khi chủ trương phổ cập giáo dục Trung học phổ thông được hiểu một cách duy ý chí và được biểu hiện khá rõ nét khi các cấp chính quyền, ngành giáo dục và các ngành có liên quan, các tổ chức đoàn thể phải huy động bằng được số người trong độ tuổi ra học bổ túc Trung học phổ thông, không cần biết nhu cầu học tập của người dân có hay không? Học để làm gì và học xong để làm gì? Thực hiện xã hội hoá giáo dục trái quy định sẽ nhanh chóng bị đào thải bởi dư luận xã hội và sức ép gánh nặng về kinh phí. Và năm học mới này, chủ trương về xã hội hoá trên địa bàn lại thay đổi, chỉ cho phép tuyển 80% số học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học Trung học phổ thông được chỉ đạo sẽ đi học trường nghề (trong đó có học văn hoá trung học phổ thông), nhưng trên địa bàn tỉnh chỉ có một cơ sở đào tạo nghề, không đáp ứng được mục tiêu này. Nguyện vọng được tiếp tục học Trung học phổ thông cũng không thể đáp ứng được bằng cách nào khác vì trên địa bàn không có một trường Trung học phổ thông tư thục nào. Như vậy, những tác động của giáo dục đối với xã hội và ngược lại tác động của xã hội đến giáo dục trên địa bàn có mối liên hệ hữu cơ với nhau, có cơ sở thực tiễn và có tính khoa học.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại * Nguyên nhân chủ quan * Nguyên nhân chủ quan

- Cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quán triệt đầy đủ và sâu sắc các nghị quyết của Đảng, các chính sách của Nhà nước về xã hội hóa giáo dục. Xã hội hoá giáo dục là một chuyên đề khoa học có tính lôgic giữa chất lượng giáo dục với các vấn đề xã hội có liên quan đến giáo dục, đồng thời nó là xu thế phát triển tất yếu gắn liền với chiến lược đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay. Sự tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục chưa kịp thời của lãnh đạo các ngành, các cấp, của các nhà quản lý trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện là nguyên nhân then chốt dẫn đến hoạt động xã hội hoá giáo dục trên địa bàn chậm khởi sắc và ít có hiệu quả.

- Hội đồng giáo dục chưa phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, hiệu quả công tác tham mưu tư vấn cho cấp ủy, chính quyền địa phương chưa cao dẫn đến không vận động được các lực lượng tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

* Nguyên nhân khách quan

- Ý thức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của chính những người trực tiếp làm công tác giáo dục tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện với sức ép của sự gia tăng số lượng học sinh vào Trung học phổ thông, với cơ chế huy động gần như toàn bộ học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học lớp 10 với điểm đầu vào (không tính điểm cộng ưu tiên, khuyến khích) mỗi môn khoảng 1,5 đến 2 điểm. Một số giáo viên đã thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chiếu lệ, thiếu tâm huyết với nghề nghiệp, chưa huy động được tối đa các lực lượng ngoài nhà trường tham gia giáo dục.

- Lãnh đạo và giáo viên các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện thiếu cập nhật thông tin, chưa nắm được xu thế tất yếu trong quá trình giáo dục là phải từng bước gắn hoạt động xã hội hoá để tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục. Những người làm công tác giáo dục trong nhà trường chỉ đơn thuần thực hiện giáo dục một chiều, chưa đổi mới tư duy, đặc biệt chưa tiếp cận hiện đại trong giáo dục, mới chỉ thực hiện “dạy chữ” – chưa “dạy

người”. Một số giáo viên không hiểu rõ vai trò tác dụng của xã hội hoá giáo dục và không biết vận dụng để nâng cao chất lượng giáo dục trong quá trình giảng dạy.

- Nhận thức xã hội hoá giáo dục của người dân đối với bậc học cũng là vấn đề quan trọng và mấu chốt. Bằng nhiều sự tác động của xã hội nói chung và sự tác động của giáo dục nói riêng, phụ huynh học sinh còn những quan điểm chưa đúng đắn về xã hội hoá giáo dục. Tư tưởng cho rằng giáo dục là trách nhiệm của chính quyền và của ngành còn khá phổ biến, sự đóng góp nhân lực, vật lực cho giáo dục còn nhiều hạn chế. Việc quan tâm đến giáo dục nói chung và việc học tập của con em chưa được đúng mức và sâu sắc, nhất là các trường Trung học phổ thông ở vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn huyện Văn Quan.

- Một nguyên nhân rất quan trọng là do trình độ dân trí còn thấp, hiệu qủa của công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa thúc đẩy được ý thức tự giác của mọi người tham gia xã hội hoá giáo dục, điều kiện kinh tế ở những trường vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, học sinh ngoài giờ lên lớp phải phụ giúp cha mẹ tăng gia, lao động sản xuất nên tâm lý phụ huynh không muốn con em mình tham gia những hoạt động mang tính xã hội ngoài giờ lên lớp chính khoá. Nhiều em do hoàn cảnh gia đình khó khăn đành chấp nhận bỏ học, hoạt động xã hội hoá giáo dục ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển, trình độ dân trí thấp... thực sự chưa có hiệu quả. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, cá nhân còn hạn chế. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa thường xuyên, chưa huy động được các nguồn kinh phí. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế. Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập chất lượng công tác giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu... Những vấn đề nêu trên được thể

hiện ở bảng khảo sát 15 cán bộ quản lý, 100 giáo viên và 200 phụ huynh học sinh, kết quả như sau:

Bảng 2.12: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến xã hội hoá giáo dục Trung học phổ thông

Nguyên nhân Đáp ứng yêu cầu Chưa đáp ứng yêu cầu

SL % SL %

1. Sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng,

chính quyền địa phương 197 62.5 118 37.5

2. Cơ chế chính sách của chính

quyền với ngành giáo dục 205 65.1 110 34.9

3. Sự phối hợp giữa các cơ quan,

đoàn thể 256 81.3 59 18.7

4. Sự ủng hộ của các tổ chức, cá

nhân 159 50.5 156 49.5

5.Phối hợp giữa nhà trường, gia đình

và xã hội 209 66.3 106 33.7

6. Trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên

200 63.5 115 36.5

7. Công tác tham mưu của đội ngũ

cán bộ quản lý 198 62.9 117 37.1

8. Uy tín của nhà trường 209 66.3 106 33.7

Qua bảng 2.12, ta thấy: Đa số các đối tượng khảo sát cho rằng một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục là sự phối hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ và chủ động giữa các cơ quan đoàn thể. Hơn nữa uy tín của nhà trường là nguyên nhân quan trọng thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục.

Kết luận Chƣơng 2

Kết quả điều tra thực trạng cho chúng ta thấy sự thống nhất trong cách nhìn nhận của các đối tượng khảo sát, song từng nhóm đối tượng có sự đánh giá ở mức độ khác nhau, phần lớn CBQL có nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, có cách nhìn khái quát đối với chiến lược phát triển con người, ở các giáo viên THPT thường gắn với chức năng nhiệm vụ của mình, còn cha mẹ học sinh và các thành phần xã hội khác lại nhìn nhận vấn đề dưới góc độ của việc thực hiện các yêu cầu đặt ra từ phía nhà trường, vì vậy còn một bộ phận cha mẹ học sinh và các thành viên xã hội khác cho mục tiêu chính của xã hôi hóa sự nghiệp giáo dục là góp tiền của cho nhà trường, giảm bớt ngân sách đầu tư cho giáo dục... Từ đó cho thấy việc nhận thức của các đối tượng đúng nhưng chưa đủ.

Việc nghiên cứu thực trạng các giải pháp xã hội hóa giáo dục THPT trên địa bàn huyện Văn Quan hiện nay cho thấy mặc dù đã có nhưng chưa mang tính đồng bộ, chưa liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp; mức độ thực hiện các giải pháp đã nêu chưa đạt kết quả cao. Cần thiết phải tìm ra các giải pháp xã hội hóa giáo dục THPT thật hữu hiệu mang tính đồng bộ, hệ thống, được thực thi một cách cụ thể, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Định hƣớng phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh và huyện Văn Quan, Lạng Sơn

3.1.1. Định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo

Trong những năm tới, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Lạng Sơn được định hướng phát triển như sau:

Phát triển quy mô giáo dục đào tạo một cách hợp lý, cân đối giữa các ngành học, bậc học, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục, nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tiến tới phổ cập trung học ở những nơi có điều kiện. Huy động 95% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và Trung học nghề. Đến hết năm 2006 đạt tỷ lệ số xã có người trong độ tuổi 18 – 21 tốt nghiệp Trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, Trung học nghề theo tiêu chuẩn phổ cập trung học của Bộ giáo dục và Đào tạo. Phối hợp với các ban ngành chức năng xây dựng kế hoạch nhằm tăng nhanh cơ sở đào tạo nghề, Trung học chuyên nghiệp. Chủ động tăng cường liên kết với cơ sở đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp chủ động tăng cường liên kết với các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học trong và ngoài nước để đảm bảo phân luồng 20% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học nghề, trung học chuyên nghiệp và từ 70 – 80% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông được đào tạo nghề. Xây dựng hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp đảm bảo nhu cầu học tập của con em nhân dân từ mầm non đến Trung học phổ thông một cách thuận lợi nhất. Thành lập ở mỗi huyện một trung tâm giáo dục đào tạo tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo nguyện vọng học tập

suốt đời của nhân dân; đồng thời tạo điều kiện để liên kết các nghề cho học sinh Trung học cơ sở, Trung học phổ thông nhằm đảm bảo yêu cầu của công tác phổ cập Trung học.

Đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả điều hành. Đổi mới toàn diện về công tác quản lý tài chính trong ngành giáo dục theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục và định hướng về công tác xã hội hóa giáo dục.

Chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ bộ máy tổ chức, biên chế, có lộ trình chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang dân lập để tập thể hoặc cá nhân quản lý và hoàn trả vốn cho Nhà nước.

3.1.2. Định hướng phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh

Thực hiện có hiệu quả đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học, phát triển quy mô hợp lý giữa các bậc học, cân đối giữa phát triển giáo dục Trung học phổ thông và giáo dục nghề nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi để trẻ được đi học, chú trọng tạo điều kiện học tập cho con em đồng bào dân tộc (phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh, hầu hết trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục, trẻ 5 tuổi được học mẫu giáo trên 95% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, trên 95% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, trên 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề).

Giữa vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi phổ cập giáo dục Trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập trung học. Trước mắt đến năm 2006 đạt tỷ lệ số xã có người từ 18 đến 21 tuổi có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông theo quy định về tiêu chuẩn phổ cập trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Rà soát hệ thống trường, lớp trên địa bàn toàn tỉnh để có hệ thống giáo dục phát triển hoàn chỉnh và toàn diện; xây dựng và thực hiện có hiệu quả đề án kiên cố hoá trường học gắn với xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2010 có 40% số trường tiểu học, 30% số trường trung học cơ sở, 25% số trường Trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia, mở các trung tâm đào tạo và đào tạo lại cán bộ, hướng nghiệp và dạy nghề tại các huyện, thành phố. Thành lập Đại học Lạng Sơn để tăng năng lực đào tạo và đào tạo liên kết; đa dạng hình thức đào tạo nghề, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)