Việt Nam: giảm dần tỷ trọng thủy điện và tăng dần tỷ trọng của nhiệt điện. Đa dạng hóa nguồn sản xuất điện (năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân được ưu tiên phát triển). Sản lượng điện tái tạo sẽ chiếm khoảng 4.5% tổng sản lượng điện vào năm 2020, chiếm 6% vào năm 2030 (theo Tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia-Tổng sơ đồ VII).
Thế giới: thế kỷ 21 với chiến lược phát triển bền vững trên toàn cầu, đặc biệt là thời kỳ phát triển “kinh tế xanh”, năng lượng tái tạo đã bắt đầu chứng kiến những công nghệ mới để sản xuất điện, nhiên liệu "sạch hơn", trong đó có sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong tự nhiên hay phát sinh cùng đời sống con người.
Câu 19:
a. Các cách nối động cơ 3 pha với nguồn điện 1 pha:
Có thể nối 2 dây vào nguồn 1 pha, dây còn lại nối qua tụ (tụ chỉ có tác dụng khởi động) rồi nối vào 1 trong 2 pha còn lại.
Nếu không dùng tụ để khởi động ta có thể nối trực tiếp động cơ 3 pha vào nguồn 1 pha và dùng tay quay để mồi động cơ.
Dùng thêm máy biến tần để tạo ra nguồn 3 pha từ nguồn 1 pha rồi đấu vào động cơ.
Dùng tụ ngậm và động cơ bù giả lập máy 3 pha sau đó nối vào động cơ 3 pha .
b. Động cơ 1 chiều nhưng có nguồn xoay chiều:
Trong trường hợp này, ta có thể dùng mạch ổn áp-chỉnh lưu-mạch lọc để biến dòng xoay chiều thành dòng một chiều rồi nối vào động cơ.
Hình 19.2: Biến áp, mạch chỉnh lưu cầu và mạch lọc
Câu 20:
Rò rỉ điện ở lớp ngoài là hiện tượng xảy ra khi thiết bị điện hoặc máy điện bị ẩm ướt hoặc phần cách điện bị hư hỏng, lão hóa làm cho dòng điện bị rò rỉ ra vỏ ngoài gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Các cách phòng tránh:
Thực hiện tốt cách điện cho thiết bị điện và máy điện.
Thường xuyên kiểm tra cách điện bằng cách sử dụng bút thử điện.
Thực hiện nối đất các thiết bị điện hoặc máy điện.
Sử dụng Cầu dao chống rò điện đất
ELCB ( viết tắt của từ tiếng Anh Earth leakage circuit breaker).
Ví dụ: sử dụng ELCB
Tốt nhất là nên lắp một ELCB tổng với một tham số lớn về tổng cường độ dòng điện chịu đựng qua nó, có dòng rò định mức cao, lắp các nhánh con các ELCB có tham số nhỏ hơn. Cách lắp này còn giúp khoanh vùng các vùng bị rò điện mà không phải lật tung tường, dò từng vị trí xem chỗ nào gây rò rỉ nữa. Một ví dụ cho sự lắp đặt như thế này theo từng cấp độ nhánh khác nhau của mạng điện trong gia đình/văn phòng: ELCB tổng: 300 mA, Nhánh từng tầng: 100 mA, nhánh từng phòng 30 mA. Xin lưu ý rằng đây chỉ là ví dụ gợi ý, tuỳ theo từng gia đình/văn phòng mà sử dụng các loại ELCB khác nhau, cách thức sử dụng điện lại cần nghiên cứu, thiết đặt lại cho phù hợp.
Hình 20.1: Hiện tượng rò rỉ điện ra vỏ ngoài