Người bị điện giật phải được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp. Trước tiên cần lập tức ngắt nguồn điện, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Nếu không biết cầu dao điện ở đâu thì cần dùng kìm cắt dây điện hoặc dùng vật dụng khô (nên dùng gậy nhựa hoặc gỗ khô, tránh dùng vật dụng bằng kim loại) gạt dây điện ra. Nạn nhân đang ở nơi có nhiều nước thì cần đưa ra khỏi vùng nước. Cần ủ ấm, tránh để cho nạn nhân bị lạnh. Việc giữ thân nhiệt cho nạn nhân là rất quan trọng, nhất là với thời tiết lạnh.
Tuyệt đối không vì hoảng loạn mà sờ vào người bị điện giật khi chưa ngắt điện. Bản thân người sơ cứu cũng không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi dép khô, đứng ở nơi khô ráo khi ngắt nguồn điện.
Khi nạn nhân bị điện giật ngừng thở, ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ, cho đến khi tự thở được hoặc xác định nạn nhân chắc chắn đã chết thì mới dừng lại.
Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.
Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 đến 30 lần. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị điện giật, nếu có ngừng thở, phải thổi ngạt từ 30 đến 60 lần một phút.
Khi có ngừng tim, ngay lập tức phải tiến hành cấp cứu nạn nhân tại chỗ bằng cách bóp tim ngoài lồng ngực. Ngừng tim trong vòng 1 phút, khả năng cứu sống có thể tới 95%. Ngừng tim sau 5 phút, khả năng cứu sống chỉ còn 1%, và sẽ để lại di chứng thần kinh rất nặng nề vì tế bào não sẽ bị chết sau 5 phút thiếu Ôxy.
Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Trẻ sơ sinh có thể phải ép tim đến 120 lần mỗi phút.
Hình 14.1: Sơ cứu người bị giật điện
Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt thì cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần, ngoại trừ trẻ sơ sinh là 3 lần ép tim thổi ngạt một lần.
Câu 15:
Ưu điểm Nhược điểm Ứng dụng
Động cơ điện một chiều
+ có thể dùng làm động cơ điện hay máy phát điện trong những điều kiện làm việc khác nhau
+ khả năng điều chỉnh tốc độ chính xác, linh hoạt + khả năng quá tải cao + cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển khá đơn giản đồng thời đạt chất lượng cao
+ kích thước lớn hơn so với các loại động cơ khác cùng công suất.
+ giá thành cao do sử dụng nhiều kim loại màu hơn
+ chế tạo và bảo dưỡng cổ góp tương đối phức tạp
+ thêm chi phí đầu tư bộ chỉnh lưu.
+ kém tin cậy, nguy hiểm trong môi trường dễ nổ
+ các thiết bị vận chuyển bằng điện: thang máy, máy trục, các thiết bị thí nghiệm
+ các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục trong một phạm vi tốc độ rộng.
+ trong các thiết bị của ôtô, tàu thủy, máy bay. + trong các thiết bị tự động, máy khuếch đại, động cơ chấp hành Động cơ xoay chiều đồng bộ
+ hiệu suất cao + hệ số quá tải lớn
+ thiết bị tương đối phức tạp
+ giá thành cao vì phải có thiết bị phụ để khởi động động cơ
+ không điều chỉnh được tốc độ quay
+ khởi động phức tạp
+ truyền động công suất lớn trong công nghiệp luyện kim, khai thác mỏ, thiết bị lạnh, động cơ: truyền động máy bơm, nén khí, quạt gió,... + với động cơ công suất nhỏ được dùng trong các thiết bị như đồng hồ điện, dụng cụ tự ghi, thiết bị lập chương trình,.. Động cơ xoay chiều không đồng bộ
+ đơn giản về kết cấu, gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ sử dụng và bảo dưỡng
+ điều chỉnh tốc độ và các quá trình quá độ khó khăn
+ độ nguy hiểm cao
+ là động lực cho các máy công cụ trong công nghiệp nhẹ.
+ độ tin cậy cao, giá thành rẻ
+ hiệu suất cao
+ công suất không cao lắm
+ dùng làm máy tời, máy định gió trong hầm mỏ
+ trong nông nghiệp: dùng làm máy chế biến nông sản, máy bơm
+ trong đời sống hằng ngày: quạt máy, máy quay đĩa. Động cơ một
pha
+ hiệu suất thấp hơn (so với động cơ 3 pha)
+ độ an toàn cao
+ công suất nhỏ, kích thước lớn hơn (so với động cơ 3 pha cùng công suất)
+ phải dùng tụ điện để khởi động
+ các máy điện gia đình: quạt điện, máy hút bụi, máy bơm nước…
Động cơ ba pha + công suất lớn + hiệu suất cao + máy dùng ổn định + kích thước nhỏ hơn (so với động cơ một pha cùng công suất)
+ điện áp lớn, nguy hiểm cho người vận hành, sử dụng + khó điều chỉnh tốc độ quay + ứng dụng trong truyền động các máy trong quy mô công nghiệp
Hình 15.2: Động cơ xoay chiều không đồng bộ dùng trong máy nén khí công nghiệp
Hình 15.4: Động cơ một pha dùng trong quạt điện
Câu 16:
a. Máy phát điện xăng:
Khác với máy phát điện gió, máy phát điện xăng là thiết bị biến đổi cơ năng, được tạo ra từ việc đốt xăng trong động cơ đốt trong, thành điện năng.
b. Máy phát điện xăng thường được dùng như một nguồn điện dự phòng tại các khu vực mà điện lưới không tin cậy. So với máy phát điện chạy bằng diesel, máy phát điện xăng có khối lượng nhỏ và gọn nhẹ, thuận tiện trong việc phát điện lưu động hay di chuyển, điện áp ổn định, kết cấu an toàn cho người không biết sử dụng và trẻ em vì được thiết kế kín , liền khối ( truyền lực đồng trục ). Lượng tiêu thụ nhiên liệu của máy phát xăng: khoảng 365 gr/ 1kWh (theo số liệu của www.mayphatdien247.net). Nhược điểm của máy phát chạy xăng là độ bền cơ học không cao và mức tiêu hao nhiên liệu để sản xuất ra 1 kWh cao hơn máy phát điện chạy diesel.
Lưu ý khi lựa chọn máy phát điện xăng:
Để tăng tuổi thọ và độ bền cho máy phát điện, người mua nên chọn mua máy có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 10% - 20%.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở những khu vực ít bị mất điện, chỉ cần chạy máy phát dự phòng mất điện lưới với thời gian ngắn dưới 12 giờ, thì nên chọn máy phát điện với công suất trên là công suất dự phòng (Stand-by Power). Còn nếu mua máy phát chạy liên tục thay cho điện lưới với thời gian trên 12 giờ thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất liên tục (Prime Power). Trường hợp dùng máy phát điện chạy ở nguồn chính, không có điện lưới thì nên chọn máy công suất trên là công suất liên tục nguồn chính (Continuous Power).
Câu 17:
a. Máy phát điện gió là loại máy dùng để biến đổi trực tiếp động năng của gió thành điện năng. Máy phát điện gió thường được xây dựng tại những cánh đồng điện gió trong đất liền cũng như ngoài khơi trên biển, nơi có gió mạnh và lưu lượng gió ổn định trong phần lớn thời gian.
b. Một số cánh đồng điện gió tại Việt Nam:
Cánh đồng điện gió Tuy Phong - Bình Thuận tổng công suất 120 MW với 80 tuabin điện gió.
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu với tổng công suất là 90 MW.
Cánh đồng điện gió Phú Quý - đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận với tổng công suất là 6 MW.
c. Phần lớn những turbine lớn nhất trên thế giới đều là các turbine gió được thiết kế để đặt ngoài khơi trên biển. Tuy nhiên turbin gió lớn nhất thế giới Enercon E126 7.5MW lại là một turbine gió đăt trong đất liền. Turbine này được thiết kế bởi tập đoàn Enercon của Đức và được xây
dựng tại Emden,
Germany vào năm 2007. Chiều cao hub của turbine này là 135m
với đường kính cánh quạt là 127 m. Tổng trọng tải của turbine là gần 6000 tấn trong đó cánh quạt nặng 364 tấn, máy phát gần 220 tấn. Kinh phí xây dựng lắp đặt là 11,000,000€ (gần 300 tỉ VND).
Câu 18: