Những khó khăn

Một phần của tài liệu Sự hình thành tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn (Trang 81)

7. Kết cấu đề tài

3.1.2. Những khó khăn

Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi là những khó khăn cản trở. Sự cản trở ấy nẩy sinh không chỉ do tình hình quốc tế, khu vực chưa thực sự cho phép mà chủ yếu là ở ngay trong lòng mỗi quốc gia thành viên tạo nên tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn.

“Thứ nhất, là nước lớn muốn mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế, nên rõ ràng giữa Nga - Trung - Ấn khó tránh khỏi cạnh tranh, thậm chí va chạm về lợi ích quốc gia. Trên thực tế, trong các cặp quan hệ song phương của tam giác này, kể cả quan hệ Nga - Trung cũng đang tồn tại nhiều bất đồng trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, Ấn Độ và Trung Quốc chưa hẳn đã thật sự mong muốn sự ra đời một “tam giác chiến lược”. Trung Quốc chú trọng các quan hệ song phương hơn và rất thận trọng khi tham gia các liên minh đa phương, nhất là nếu liên minh đó có mục đích chống Mỹ. Ấn Độ càng không muốn vì các mối quan hệ chặt chẽ với Nga và Trung Quốc mà làm tổn hại đến quan hệ với Mỹ. Tất cả những điều này cản trở sự hình thành một liên minh ba bên.” [22].

“Thứ hai, nhân tố Mỹ đóng vai trò đặc biệt trong quan hệ ba bên Nga - Trung - Ấn và trong tính toán chiến lược của mỗi nước. Trên thực tế, Mỹ có lợi ích lớn trong hợp tác trên mọi phương diện với cả ba nước. Những nước này ổn định, hòa bình và phát triển nằm trong lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ. Nhưng Mỹ không muốn ba nước này phát triển mạnh đến mức đe doạ vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ, nhất là nếu họ thành lập một liên minh chống Mỹ. Tuy quan hệ Mỹ - Ấn có nhiều điểm đồng, nhưng những bất đồng trong quan hệ Mỹ - Trung, nhất là Mỹ - Nga không dễ dung hoà một sớm, một chiều. Những căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Nga hiện nay có thể khiến Nga sử dụng triệt để các công cụ, các lợi thế của mình để thúc đẩy sự ra đời

trục Mátxcơva - Bắc Kinh - Niu-đê-li mang tính chống Mỹ rõ rệt. Mặt khác, cũng có thể thấy cả ba nước Nga, Trung, Ấn đều đang thực hiện một chính sách đối ngoại rất thực dụng, về tổng thể đều rất coi trọng quan hệ với Mỹ. Chính vì vậy, tác động của nhân tố Mỹ đến Nga, Trung Quốc, Ấn Độ mang tính hai mặt: vừa thúc đẩy sự xích lại gần nhau, vừa cản trở sự ra đời của một liên minh chiến lược giữa ba nước này.” [22].

Tại khu vực châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ vừa hợp tác vừa cạnh tranh ảnh hưởng của nhau nhằm tham gia với vai trò lớn hơn trong việc định hình những quy tắc sẽ chi phối thế kỷ XXI. Điều đó đòi hỏi những nhượng bộ từ phương Tây và Mỹ trong chính sách liên quan đến châu Á. Nhưng nó cũng đòi hỏi cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng tham gia vào một trật tự trong đó Ấn Độ là quốc gia đóng vai trò chủ chốt ở Ấn Độ Dương, nơi có con đường huyết mạch vận chuyển năng lượng của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nền kinh tế Đông Á. Theo quan điểm của các chuyên gia địa - chính trị ở Mỹ, ai kiểm soát được Ấn Độ Dương, thì sẽ “thống trị” được châu Á. Ấn Độ Dương còn là khởi nguồn các tuyến hàng hải đi ra nhiều biển lớn của thế giới, cho nên Ấn Độ Dương sẽ là một trong các chiến trường ở thế kỷ XXI. Điều này sẽ phần nào làm hạn chế và cản trở những nỗ lực thúc đẩy quan hệ Trung - Ấn phát triển đối tác chiến lược thực chất dẫn đến hạn chế mức độ hợp tác ba bên Nga - Trung - Ấn.

Hệ thống quốc tế hiện nay được xác định bởi sức mạnh phi thường rằng Hoa Kỳ (Mỹ) được hưởng liên quan ưu thế đối vối các quốc gia khác trong hệ thống. Với Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, ý tưởng về một trật tự mới thoát ra khỏi thế “một cực” đã đẩy một số thủ đô các nước lớn như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ càng xích lại gần nhau, theo một lực hấp dẫn có tính toán, sẽ làm việc cùng nhau và chia sẻ lợi ích để cân bằng ảnh hưởng của Mỹ. Một trong những nỗ lực lớn trên mặt trận này đã được thực hiện bởi “động cơ” Nga, với ý tưởng hình thành một tam giác chiến lược Nga - Trung Quốc -

Ấn Độ của cựu Thủ tướng Nga Y. Primakov và thúc đẩy hơn nữa mức độ hợp tác ba bên vào những gì đã được gọi là một hình tam giác chiến lược đang dần xuất hiện trong quan hệ quốc tế hay trong nền chính trị thế giới. Khả năng của sự nổi lên của một tam giác chiến lược đã hiện diện nhưng vẫn còn chưa đủ mạnh cho các cấu trúc hiện nay để hình thành thế tam giác thực thụ. Trong chính trị quốc tế, hiện nay Hoa Kỳ có quan hệ toàn diện với Nga, Trung Quốc và Ấn Độ hơn bất kỳ hai trong số họ có với nhau. Thêm vào đó từng nước Nga, Trung Quốc hoặc Ấn Độ cũng có xu hướng ưu tiên quan hệ với Mỹ hơn là các mối quan hệ song phương trong cơ cấu ba bên hoặc tập trung vào quan hệ “tay ba” Nga - Trung - Ấn. Vì vậy, mặc dù quan hệ song phương giữa ba nước trong cấu trúc dần định hình đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, nỗ lực nhiều hơn nữa là cần thiết để đưa chúng vào các vị thế của một mối quan hệ chiến lược có ý nghĩa. Không chỉ là Nga, Trung Quốc và Ấn Độ chưa đủ thực lực đơn phương để cân bằng quyền lực Mỹ trong bất kỳ biện pháp quan trọng nào, mà suy cho cùng sự quyến rũ của quyền lực Mỹ vẫn còn quá mạnh cho họ để chống cự.

3.2. Một số nhận xét về mô hình tam giác chiến lƣợc Nga - Trung - Ấn

Như phần trên đã trình bày, sự tương tác giữa các cặp quan hệ Nga - Trung, Nga - Ấn, Trung - Ấn đặt trong môi trường chính trị, ngoại giao, an ninh - quân sự, hợp tác kinh tế của quan hệ ba nước và xu thế phát triển của quan hệ quốc tế, đã làm hé lộ và xuất hiện những nền tảng cơ sở cho sự định hình một kiểu cấu trúc mới trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Nga - Trung - Ấn.

Song nếu sức nặng cho khả năng hình thành cấu trúc mới - một kiểu tam giác chiến lược - trong hệ thống chính trị quốc tế là đủ lớn, mà quá trình này lại đang diễn ra và ắt sẽ đến trong một tương lai gần, thì câu hỏi đặt ra là mô hình hợp tác và hình dạng nào cho cấu trúc này? Sự xuất hiện của nó có bền

vững không? Và cấu trúc mới này giải quyết vấn đề gì trong quan hệ quốc tế là những nội dung cần được thảo luận rõ hơn.

Bước đầu tiên đối với sự hợp tác liên hoàn ba bên có hiệu lực là phải dựa vào quan hệ hợp tác song phương giữa các bên liên quan. Mức độ hợp tác song phương càng khăng khít thì yếu tố liên kết ba bên càng có cơ sở hiện thực và đẩy nhanh quá trình kết nối ba cạnh của tam giác. Sự phát triển không ngừng các mối liên hệ song trùng lợi ích giữa đôi bên trong liên kết sẽ dần tiến đến và điều tất yếu sẽ dẫn đến các mối liên hệ tam trùng lợi ích giữa ba bên trong liên kết tam giác.

Mỗi một cạnh quan hệ song phương trong tam giác là một thành tố quan trọng và ảnh hưởng đến sự hình thành tam giác Nga - Trung - Ấn trong quan hệ quốc tế.

Sự phát triển của cạnh tam giác quan hệ Nga - Trung dựa trên nền tảng hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh - quân sự và trao đổi kinh tế. Sự thăng hoa của cạnh tam giác quan hệ Nga - Ấn dựa trên cơ sở mối quan hệ truyền thống tốt đẹp hợp tác lâu đời, hiện tại đang cùng ý thức hệ và nhận thức chiến lược về vị trí địa - chính trị của nhau, sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, an ninh - quân sự và đối tác kinh tế. Sự tồn tại và xu hướng phát triển khó đảo ngược của cạnh tam giác quan hệ Trung - Ấn dựa trên định hướng cải thiện mối quan hệ láng giềng của hai người khổng lồ cùng khu vực châu Á, dựa trên nhận thức đúng tầm vị thế và vị trí địa - chính trị chiến lược của hai bên, và cuối cùng đi vào hợp tác thực chất, có hiểu biết và hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quân sự và hợp tác khoa học kĩ thuật.

Như vậy, gần như tất cả những yếu tố cấu thành của hợp tác ba bên đã tập hợp lại và đi vào thực chất hợp tác trong quan hệ của mỗi bên liên quan. Sự tương tác giữa các bên với nhau đã dần định hình và từng bước khẳng định sợi dây liên kết giữa ba quốc gia được biểu diễn theo hình học với sự gắn kết

ba cạnh trong một tam giác. Mặc dù vẫn còn những rào cản song phương cũng như đa phương cho cơ chế hợp tác ba bên nhưng mức độ hạn chế, xu thế hợp tác và tăng cường quan hệ vẫn là xu thế nổi trội. Do vậy hấp lực trong việc hình thành tam giác Nga - Trung - Ấn mạnh hơn lực cản và điều đó đang xảy ra, đang diễn tiến với những cơ sở khả quan và tất yếu cuối cùng sẽ dẫn đến một tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn trong tương lai.

Từ những thành tựu của hợp tác song phương, từ những cơ sở nhận thức và lợi ích tam trùng chiến lược của ba nước và trước cục diện thế giới hiện nay, thì khả năng hình thành cơ cấu hợp tác ba bên Nga - Trung - Ấn hiện diện khá rõ nét. Tuy nhiên nếu hình thành tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn thì cấu trúc của nó biểu diễn thế nào trong mô hình mới này?

Khả năng hình thành tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn được xem xét theo một số mô hình dự báo sau đây:

Mô hình 1: N: Nga T: Trung A: Ấn H1 H2 H3

Ở mô hình này, H1 xem xét Nga ở vị trí góc trung tâm của tam giác, nằm ở đỉnh trên cùng của tam giác, hai đỉnh còn lại là Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là mô hình tam giác cân (hoặc vuông cân) với ý nghĩa nước Nga chính là trung tâm kết nối với Trung Quốc và Ấn Độ tạo thành quan hệ tam giác trong

N A T T A N A T N

quan hệ quốc tế. Nước Nga có đủ vị thế trung tâm, đủ lực hấp dẫn cần thiết để kết nối với Ấn Độ và Trung Quốc trong liên kết tam giác. H1 là hình học phẳng với ba đoạn thẳng (nét liền) hợp với nhau thành ba góc trong của tam giác. Sự mô hình hóa tam giác Nga - Trung - Ấn này thể hiện sự kết nối vững chắc trong hợp tác song phương giữa Nga - Trung, Trung - Ấn và Nga - Ấn, trong đó Nga là chất xúc tác hợp lý nhất làm điểm tựa nối kết hợp tác Trung - Ấn.

H2 và H3 xem xét khả năng hình thành tam giác Nga - Trung - Ấn với Nga không còn ở vị trí trung tâm. Tam giác Nga - Trung - Ấn không phải vuông cân mà là một tam giác với 3 góc nhọn bất kỳ trong hình học phẳng. Tương ứng với ba góc này là vị trí bất kỳ của Nga, Trung Quốc hoặc Ấn Độ trong liên kết tam giác. Nga không ở vị trí trung tâm kết nối nhưng tam giác vẫn hình thành cho ta nhận định rằng, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt qua được ma sát trong quan hệ song phương, cùng nhau phát triển mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược và thực hiện quan hệ tương tác cân bằng hơn với Nga. Theo xu thế của sự phát triển, do Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông nhất nhì thế giới, tốc độ phát triển kinh tế cũng cao nhất nhì thế giới, nên hai nước sẽ khẳng định được vị thế của mình trong quan hệ tam giác, có mối quan hệ đối tác chủ động hơn trong cơ cấu hợp tác ba bên.

Mô hình 2: H1 A N T A T A N

H2

Trong mô hình này, mối liên kết Nga - Trung - Ấn để hình thành tam giác chưa rõ ràng lắm, tuy nhiên tam giác vẫn sẽ hình thành nhưng theo một cấu trúc tương đối khác.

H1, H2, H3 biểu hiện rằng nếu một trong ba cạnh có “vấn đề”, tức quan hệ song phương của hai trong ba quốc gia không được phối hợp chặt chẽ (có thể do tác động của ngoại lực quan hệ quốc tế hoặc từ chính biến động trong quan hệ mỗi bên) thì tam giác vẫn có thể hình thành, song với điều kiện góc tạo bởi hai cạnh còn lại không bị biến mất. Như vậy trong trường hợp này, một trong ba nước trong liên kết tam giác giữ vai trò điều phối hoạt động và là cầu nối giúp cải thiện mối quan hệ của hai nước còn lại. Tam giác lúc này trở thành tam giác chưa hoàn chỉnh, các bên liên quan trong tam giác chỉ thống nhất hành động đối với một số vấn đề lớn có quan điểm chung. Điểm chung này được thể hiện bởi giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Cấu trúc tam giác lúc này kết nối ở điểm hội tụ đó. Tuy là tam giác chưa hoàn chỉnh, nhưng trong quan hệ quốc tế nó vẫn có một ý nghĩa quan trọng do cơ cấu hợp tác ba bên Nga - Trung - Ấn vẫn đang trong quá trình tìm kiếm hình thái biểu hiện và cần có thời gian cho sự ổn định.

Mô hình 3: N - T - A N - T - A T A H1 T A N N - T - A N - T - A T A N A T N N

Cần thấy rằng, quan hệ tam giác Nga - Trung - Ấn không chỉ đặt trong mối quan hệ giữa ba nước mà cần đặt trong chỉnh thể hệ thống quan hệ quốc tế. Do vậy, mô hình 3 lý giải tam giác Nga - Trung - Ấn trong hình học phẳng lúc này biến đổi thành hình chóp nhọn đáy tam giác trong không gian đa chiều.

Với mô hình trong không gian đa chiều, cấu trúc tam giác trong hình học phẳng chuyển hóa thành hình chóp nhọn đáy tam giác. Đỉnh của hình chóp là biểu hiện của sự xác lập quan điểm thống nhất ba bên Nga - Trung - Ấn nhằm từng bước tiến dần xây dựng một cực chính trị trong nỗ lực đa cực hóa hệ thống chính trị thế giới.

Như vậy với những phân tích bởi mô hình dự báo trên, thời điểm hiện tại cũng không còn quá sớm để nói rằng “tam giác chiến lược” Nga - Trung - Ấn đang thật sự hình thành. Bởi lẽ xu hướng vận động xích lại gần nhau của ba quốc gia là điều rất rõ. Hiện tại tam giác Nga - Trung - Ấn không phải là một khối hay một liên minh quân sự - chính trị, mà là một hệ thống đối tác mềm dẻo, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là hợp tác đấu tranh chống các thách thức toàn cầu - chủ nghĩa khủng bố và cực đoan quốc tế; các chính sách đối ngoại cường quyền; thúc đẩy hợp tác kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá

Một phần của tài liệu Sự hình thành tam giác chiến lược Nga - Trung - Ấn (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)