NGHỊ QUYẾT

Một phần của tài liệu phương pháp soạn thảo văn bản (Trang 77)

. T/M CBCN

2. Nghị định này thay thế:

NGHỊ QUYẾT

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số /20...NQ-CP Hà Nội, ngày ...tháng ...năm 20...

NGHỊ QUYẾT

...CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ ...…... ; ..., QUYẾT NGHỊ: Điều 1. ... ... Điều 2. ... ... Điều ... ... ... ./. ... Nơi nhận: - ...; T/M CHÍNH PHỦ Thủ tướng (Ký tên –đóng dấu)

5.7.Soạn thảo quyết định

5.7.1. Khái niệm

Quyết định là một loại văn bản được dùng để tổ chức và điều chỉnh các hoạt động xã hội, hành vi của con người nhằm thực hiện chức năng quản lý của cơ quan thẩm quyền hoặc tổ chức.

Quyến định là phương tiện để người quản lý thực hiện các mệnh lệnh và nội dung quản lý của mình tới các đối tượng quản lý.

Quyết định được chia thành hai loại: *Quyết định chung (Quyết định lập quy) *Quyết định riêng (quyết định cá biệt)

Quyết định lập quy đặt ra hay sửa đổi các quy phạm, cụ thể hóa các quy phạm pháp luật, điều chỉnh chung đến nhiều đối tượng.

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

-Để ban hành các chủ trương, các biện pháp lãnh đạo và kiểm tra hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương.

-Quyết định những chủ trương, chế độ, thể lệ thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

+ Quyết định của Bộ trưởng:

-Quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan đơn vị trực thuộc. -Quy định các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

-Quy định các biện pháp để thực hiện. Các chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề được Chính phủ giao.

+ Quyết định của UBND tỉnh:

-Để ban hành các chủ trương, biện pháp cụ thể thực hiện luật pháp Nhà nước, các chủ trương chính sách, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.

-Để tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với cơ quan tổ chức trong việc chấp hành luật pháp của Nhà nước.

-Và các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND đã được luật pháp quy định.

5.7.2. Bố cục

Quyết định được soạn thảo theo thể văn “điều khoản”. Kết cấu của Quyết định gồm 2 phần:

+ Phần căn cứ

Phần này nêu các cơ sở pháp lý và tình hình thực tiến để ban hành văn bản.

Phần căn cứ đảm bảo đủ ba yếu tố: *Thẩm quyền

Việc dẫn văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tổ chức.

*Căn cứ pháp lý

Việc dẫn văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định những vấn đề liên quan đến nội dung Quyết định.

*Đề xuất

Để ban hành Quyết định phải do một cơ quan (bộ phận) đề nghị, ban hành Quyết định.

+ Phần nội dung:

Phần này gồm các điều, khoản.

Điều 1 thường là nội dung chính của Quyết định.

Các điều, khaỏn tiếp theo, mỗi điều là một nội dung hoặc tác động đến một đối tượng khác nhau.

Điều cuối cùng là điều thi hành, quy định rõ đối tượng thi hành và thời gian thi hành.

Một phần của tài liệu phương pháp soạn thảo văn bản (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)