Soạn thảo thông tư

Một phần của tài liệu phương pháp soạn thảo văn bản (Trang 69)

. T/M CBCN

2. Nghị định này thay thế:

5.4. Soạn thảo thông tư

5.4.1. Khái niệm

Thông tư dùng để hướng dẫn, giải thích các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và Quyết định. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư dùng để hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ phụ trách. Ngoài ra Thông tư dùng để hướng dẫn thi hành pháp luật. Thông tư là văn bản có quy phạm pháp luật.

Thông tư có thể chia thành 2 loại: *Thông tư của Bộ trưởng

*Thông tư liên bộ

Loại Thông tư liên bộ được ban hành trong trường hợp phối hợp với Bộ khác hay cơ quan khác của đoàn thể Trung ương để quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

5.4.2. Thẩm quyền

-Bộ trưởng có thẩm quyền ban hành Thông tư.

-Bộ trưởng cùng với các cơ quan đoàn thể trung ương

-Thẩm quyền này được ghi trong Luật ban hành văn bản pháp quy và điều khoản thi hành mà Chính phủ và Thủ tướng giao cho Bộ.

5.4.3. Bố cục

Thông thường Thông tư được bố cục về nội dung theo cách trình bày: Phần I, II, III (có tiêu đề)

Mục 1, 2, 3… Điểm a, b, c…

Bố cục của Thông tư cụ thể như sau a.Phần thể thức chung

b.Phần nội dung

Được chia thành các phần (I, II, III…), mục và điểm phù hợp với yêu cầu hướng dẫn và mức độ áp dụng vào các cơ quan liên quan. Giải thích hướng dẫn triển khai thực hiện, trong đó có sự cụ thể hóa vào từng ngành từng cấp.

Tiếp theo là phần tổ chức thực hiện: Xác định trách nhiệm thi hành của từng cấp, từng ngành. Phần này quy định chế độ sơ kết, thỉnh thị, báo cáo.

c.Phần thẩm quyền ký

Thông tư của Bộ trưởng Bộ trưởng (Ký tên – đóng dấu)

Hoặc K/T Bộ trưởng

Thứ trưởng (Ký tên – đóng dấu) Thông tư liên bộ

Bộ trưởng bộ… Bộ trưởng bộ… Bộ trưởng bộ… (Ký tên – đóng dấu) (Ký tên – đóng dấu) (Ký tên – đóng dấu)

Mẫu- THÔNG TƯ

Bộ… Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số…/Năm…/TT-… Độc lập –Tự do-Hạnh phúc Địa danh…ngày…tháng…năm THÔNG TƯ V/v Hướng dẫn… -Căn cứ… -Căn cứ…

Hoặc : Thi hành …(văn bản cấp trên) I-Quy định chung (hay đối tượng, phạm vi) II-Quy chế cụ thể 1.(Các điểm) 2. 3. - (các đoạn) - III… Bộ trưởng Bộ… (Ký tên-đóng dấu) Nơi nhận hoặc K/T Bộ trưởng Bộ … - Thứ trưởng

- (Ký tên-đóng dấu) -Lưu

Một phần của tài liệu phương pháp soạn thảo văn bản (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)