Cập nhật các bản ghi DNS cho ENUM

Một phần của tài liệu Phương vị từ tiếng Hán hiện đại và những biểu hiện từ vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt (Trang 42)

[RFC2136] đã giới thiệu khả năng cập nhật động các bản ghi DNS và được ứng dụng trong các phiên bản BIND 8 và 9. Công nghệ này cho phép chương trình

cập nhật (thêm, bớt) các bản ghi tài nguyên trong một miền mà máy chủ cho phép. Khả năng này cho phép server phân quyền cập nhật cho người sử dụng trên các miền mà họ đăng ký và thông qua mạng Internet người sử dụng có thể tự cập nhật sửa chữa các thông tin bản ghi mà mình muốn. Tính năng này được sử dụng trong ENUM để cho phép người sử dụng thay đổi các thông tin gắn với số ENUM của mình, do đó nó được coi là một thành phần tất yếu của 1 hệ thống ENUM thực tế.

Để quản lý việc cập nhật dữ liệu và phân quyền, có thể dùng các biện pháp kiểm soát truy nhập thông thường trong hệ thống DNS như kiểm soát bằng ACL (Access Control Lists), sử dụng các cập nhật được ký điện tử (sử dụng chữ ký

điện tử của người cập nhật) TSIG7, sử dụng DNSSEC ...

+ Ứng dụng RE trong các bản ghi của DNS:

Các biểu thức RE thường được sử dụng trong các bản ghi cần độ tùy biến cao và có tính chất bao quát. Chẳng hạn để có được 1 chuỗi ký tự duy nhất có thể áp dụng cho một tập hợp các bản ghi khác nhau, người ta có thể sử dụng RE với các toán tử tìm kiếm và thay thế. Ta sẽ phân tích kỹ trường hợp này.

Giả sử có một tập hợp chuỗi đầu vào có dạng 123456xxx, trong đó x là các số

thập phân. Nếu ứng với mỗi chuỗi đầu vào ta cần đưa ra kết quả là xxx@test

thì nếu làm thủ công với từng số, ta phải thao tác 1000 lần. Mặc dù điều này có thể thực hiện được với 1 chương trình máy tính đơn giản nhưng cách làm như vậy không có tính tùy biến và mềm dẻo. Ta có thể áp dụng RE một cách đơn giản hơn. Biểu thức RE sau đây sẽ tổng hợp chuỗi kết quả nếu được áp dụng lên chuỗi đầu vào:

!^123456\(\d{3}\)$!\1@test!

Lưu ý chuỗi RE gồm có 2 phần, được phân cách bởi các ký tự "!", biểu thị mẫu "tìm kiếm" và mẫu "thay thế".

Mẫu tìm kiếm "^123456\(\d{3}\)$" tìm các chuỗi đầu vào có bắt đầu

bằng "123456", tiếp theo là 3 chữ số (biểu diễn bởi "{3}") là số thập phân

7

(biểu diễn bởi "\d") và kết thúc. Ở đây sử dụng cặp mã \( và \) để tách nhóm 3 ký tự cuối và nhớ vào biến nhớ. Biến nhớ này có thể được tham chiếu về sau thông qua tham chiếu "\1".

Phần mẫu thay thế sử dụng lại tham chiếu \1 nói trên và thêm vào chuỗi

"@test". Lưu ý là mẫu thay thế được áp dụng trên toàn bộ chuỗi ký tự đầu vào, ở đây là viết lại toàn bộ (nên còn được gọi là luật viết lại - rewrite rule). Ứng dụng cách làm này trong các trường dữ liệu ENUM, người ta có các mẫu dữ liệu khá mềm dẻo. Ví dụ như để đưa dữ liệu email vào các trường ENUM cho toàn bộ văn phòng của một công sở, chuỗi sau sẽ được đưa vào bản ghi ENUM của mã điện thoại chung sử dụng cho công sở đó.

Công ty có số điện thoại +84-4-8234567.

Các nhân viên có các mã mở rộng EXT từ 1 đến 999. Bản ghi ENUM được chứa trong tên miền:

7.6.5.4.3.2.8.4.4.8.e164.arpa. có chứa

IN NAPTR 100 10 "u" "mailto+E2U"

"!^8448234567(.*)$!mailto:\1@company.com!"

Với việc đưa biểu thức RE như trên vào bản ghi NAPTR, ứng dụng có thể lấy được mã trả về tùy theo đầu vào. Ví dụ: nếu gọi số +84-4-8234567-123 thì áp dụng RE thu được từ bản ghi NAPTR nói trên ta sẽ thu được "mailto:123@company.com". Sở dĩ như vậy là vì biểu thức tìm kiếm đã ứng hợp với chuỗi đầu vào ("^8448234567") và đã nhóm chuỗi mở rộng "123" vào 1 nhóm được tham chiếu bởi "\1" ở biểu thức thay thế.

Trong thực tế, RE luôn được sử dụng để thể hiện các bản ghi ENUM, kể cả khi không có yêu cầu tổ hợp. Khi đó nó chỉ đóng vai trò như 1 khuôn dạng chung theo quy ước. Chẳng hạn các hệ thống cập nhật của nhà cung cấp có thể chỉ yêu cầu người sử dụng cập nhật nội dung đoạn mã kết quả, hệ thống sẽ tự định dạng theo dạng chuẩn chung và cập nhật hệ thống DNS tương ứng.

"!^.*$!url:fullcontact@service.address!"

Một phần của tài liệu Phương vị từ tiếng Hán hiện đại và những biểu hiện từ vựng, ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)