Đánh giá được tầm quan trọng cũng như khả năng phát triển của ENUM, nhiều tổ chức quốc tế đã có hoạt động hợp tác để thử nghiệm trên mạng diện rộng nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của hệ thống ENUM-DNS. Theo số liệu được công bố bởi Ching Chiao, TWNIC tại Apricot 2004 (Kuala Lumpur tháng 2 năm 2004), một thử nghiệm quốc tế đã được hợp tác thực hiện giữa Trung tâm Thông tin mạng Internet Trung quốc (CNNIC) và Trung tâm Thông tin mạng Đài Loan (TWNIC) qua mạng diện rộng kết nối giữa Bắc Kinh và Đài Bắc. Thử nghiệm
về ENUM này được sử dụng chung hạ tầng mạng với các dịch vụ khác (thử
nghiệm được tiến hành trên hệ thống máy chủ Sun UltraSparc 280R 1GHz 1GB RAM, GigabitEthernet được cài đặt các phần mềm DNS là PowerDNS và BIND).
Việc thử nghiệm được tiến hành với một ứng dụng giả lập thực hiện 10.000 truy vấn ENUM với tất cả các loại yêu cầu truy vấn khác nhau: truy cập Web, gửi thư điện tử, gọi điện thoại di động, điện thoại cố định, Fax và kết nối cuộc gọi SIP được gửi tới máy chủ DNS để truy vấn bản ghi ENUM và kết nối tới các dịch vụ đích của cuộc gọi.
Kết quả:
PowerDNS BIND
Số query gửi đi: 10000 queries Số query hoàn tất: 9620 queries Số query mất: 380 queries Tỷ lệ hoàn tất: 96.20% Tỷ lệ mất mát: 3.80% Thời gian hoàn tất 9.145218 seconds
Truy vấn/ 1 giây: 1051.915876 qps
Số query gửi đi: 10000 queries Số query hoàn tất: 9605 queries Số query mất: 395 queries Tỷ lệ hoàn tất: 96.05% Tỷ lệ mất mát: 3.95%
Thời gian hoàn tất 3.332770 seconds
Truy vấn/1 giây: 2884.169261qps
Kết quả thực tế cho thấy dù PowerDNS cho khả năng sử dụng cơ sở dữ liệu SQL để quản lý các bản ghi, nó chỉ có thể đáp ứng được khoảng 1000 truy vấn / 1 giây / 1 máy chủ. Trong khi đó 1 máy chủ BIND có thể đáp ứng được 10.000 truy vấn trên giây hoặc hơn.
Số liệu lý thuyết cho thấy: với khoảng 1 triệu người sử dụng, trong 1 giờ mỗi người trung bình gọi 5 cuộc điện thoại (hay sử dụng các dịch vụ có hỗ trợ ENUM) thì tương đương với khoảng 1388 truy vấn/1 giây. Và do đó 1 máy chủ DNS chạy BIND có thể đáp ứng được dễ dàng.
Thông thường các truy vấn DNS được mặc định có thời gian timeout < 5giây. Thời gian truy vấn này có thể ảnh hưởng thêm vào tổng thời gian trễ thiết lập cuộc gọi.
Các kết quả thử nghiệm cho thấy khả năng ứng dụng dịch vụ DNS cho ENUM là hoàn toàn khả thi và mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng DNS cho ENUM đối với dịch vụ Internet nói chung là có thể kiểm soát được. Dịch vụ DNS cũng được chứng minh là có hiệu năng đủ đáp ứng cho yêu cầu về độ trễ và tỷ lệ thành công của các cuộc gọi điện thoại.
3.3.4. Đánh giá
Kết quả thử nghiệm thực tế của các hệ thống VoIP có sử dụng tổng đài chuyển mạch mềm hỗ trợ ENUM, trình duyệt Web Mozilla Firefox với chương trình Plugin hỗ trợ truy vấn Website qua số ENUM đã cho thấy chất lượng dịch vụ các cuộc gọi ENUM được đảm bảo; thời gian truy vấn DNS và thực hiện kết nối cuộc gọi nhanh, chấp nhận được.
Qua việc thử nghiệm cụ thể với hai loại dịch vụ cơ bản, kết hợp với kết quả thử nghiệm các ứng dụng ENUM trên mạng diện rộng đã được công bố như đã nêu ở trên, có thể đánh giá việc triển khai các ứng dụng hội tụ mạng viễn thông và Internet trên nền hệ thống tích hợp ENUM-DNS là hoàn toàn khả thi, có khả năng áp dụng thực tế trên diện rộng, mang lại nhiều hướng phát triển dịch vụ hội tụ phong phú, giá rẻ.
Với khả năng phát triển cũng như sự tiện lợi của các ứng dụng hội tụ viễn thông và Internet, xu thế tất yếu trong tương lai các dịch vụ IP sẽ phát triển mạnh và tiến tới việc khách hàng sẽ chỉ phải trả duy nhất một khoản tiền thuê bao chung để kết nối với Internet và sử dụng cho tất cả các dạng dịch vụ viễn thông, thông tin mà mình sử dụng.
KẾT LUẬN
Hệ thống số điện tử (ENUM) là một công nghệ mới, với khả năng tích hợp trong hệ thống máy chủ tên miền DNS, ENUM đã giải quyết được nhiều vấn đề trong quá trình hội tụ các dịch vụ viễn thông và Internet, có giá trị thực tiễn cao. Công nghệ này là hoàn toàn khả thi, có thể áp dụng thực tế trên diện rộng, mang lại nhiều hướng phát triển dịch vụ hội tụ phong phú, giá rẻ. Đây là một công nghệ cần được nghiên cứu ở tầm cỡ quốc gia và hiện tại đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên kèm theo đó ENUM, DNS và các ứng dụng sử dụng ENUM cũng đem lại nhiều vấn đề phức tạp trong việc hoạch định chính sách quản lý, kỹ thuật, dịch vụ,... Những vấn đề phức tạp nảy sinh cần phải được nghiên cứu tiếp một cách kỹ lưỡng do các ảnh hưởng có thể có của nó tới các mô hình kinh doanh dịch vụ viễn thông và Internet hiện tại mà thực chất chính là một yếu tố thể hiện việc hội tụ hóa dịch vụ viễn thông và Internet mà ENUM mang lại.
Trong phạm vi khuôn khổ của một luận văn, mục tiêu của đề tài chỉ có thể giới hạn ở bước nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật của hệ thống số điện tử ENUM, khả năng tích hợp cùng trong hệ thống máy chủ tên miền DNS và áp dụng các kết quả nghiên cứu để đánh giá khả năng áp dụng ENUM vào thực tế. Mặc dù vậy, khi triển khai thực tế sẽ còn rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu, hoàn thiện thêm cả về chính sách quản lý cụ thể cũng như các vấn đề kỹ thuật liên quan, chẳng hạn như việc đảm bảo truy vấn an toàn (SSL, VPN, ...) hay mã hóa thông tin trong các trường ENUM sử dụng mã hóa công khai, các công nghệ cập nhật động dữ liệu ENUM-DNS. Đây cũng là hướng nghiên cứu mở rộng trong tương lai cho đề tài.
Luận văn xin dừng lại ở đây. Trong thời gian tới, hệ thống tích hợp ENUM-DNS sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu, phát triển mạnh và chắc chắn sẽ được áp dụng triển khai ở một quy mô nào đó với sự chuẩn bị chu đáo của các quốc gia. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu mới mẻ hơn, chuyên sâu hơn về lĩnh vực này./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt:
[1] Vũ Duy Lợi (2002), “Mạng Thông tin máy tính”, NXB Thế giới.
* Tiếng Anh:
[1] ITU, Recommendation E.164: the International Public Telecommunication
Numbering Plan
http://www.itu.int/rec/recommendation.asp?type=folders&lang=e&parent=T-REC-
E.164 . May 1997.
[2] Mealling, M. and R. Daniel, The Naming Authority Pointer (NAPTR)DNS
Resource Record, RFC 2915, http://www.ietf.org/rfc/rfc2915.txt?number=2915
August 2000.
[3] P. Faltstrom, E.164 Number and DNS, RFC 2916
http://www.ietf.org/rfc/rfc2916.txt?number=2916. Sept. 2000.
[4] Paul Albitz & Cricket Liu, DNS and BIND, 4th edition, O' Reilly . April 2001. [5] ITU TSB, Richard Hill, GLOBAL IMPLEMENTATION OF ENUM: A TUTORIAL
PAPER, Feb 2002.
[6] Geoff Huston, ENUM–Mapping the E.164 Number Space into the DNS, Internet Protocol Journal, http://www.cisco.com/warp/public/759/ipj_5-2.pdf, June 2002.
[7] Junseok Hwang and Milton Mueller, Economics of New Numbering Systems Over Cable Broadband Access Networks: ENUM Service and Infrastructure
Development, http://web.syr.edu/~jshwang/resource/itsenum-v5.pdf, Aug 2002.
[8] Craig McTaggart, The ENUM Protocol, Telecommunications Numbering, and
Internet Governance, http://www.innovationlaw.org/cm/writing/cm-enum-cardozo.pdf,
Mar. 2003.
[9] Roger Clarke, ENUM - A Case Study in Social
Irresponsibility,http://www.anu.edu.au/people/Roger.Clarke/DV/enumISOC02.html,
Mar 2003.
[10] John Morris, ENUM: MAPPING TELEPHONE NUMBERS ONTO THE
INTERNET, http://www.cdt.org/standards/enum/030428analysis.pdf, Apr 2003.
Và các tài liệu tại:
International Telecommunication Union, ENUM webpage,
Internet Engineering Task Force, ENUM charter,
http://www.ietf.org/html.charters/enum-charter.html
Washington Internet Project, DNS:ENUM,
http://www.cybertelecom.org/dns/Enum.htm
Asia Pacific Network Information Center (APNIC), Website
http://www.apnic.net
Asia Pacific Regional Internet Conference on Operational Technologies, Website
http://www.apricot.net/apricot2004/program.htm(Birds of a Feather/ Enum - SIP BoF)
Website - Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC)