1.Căn cứ vào mục tiêu của bài của chương và của chương trình . Thể hiện tinh thần đổi mới của phương pháp dạy học bộ môn - Phát huy được tính tích cực học tập của HS.
2. Kiểm tra cả kiến thức, kĩ năng, thái độ, chú trọng kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
4. Đề kiểm tra phải vừa sức với HS và vừa phân hoá được các đối tượng HS, kết quả làm bài có thể đo lường được, cung cấp những thông tin chính xác tin cậy về chất lượng học tập của HS.
5. Phải tuân thủ những quy chế pháp lí hiện hành.
Vi/ Quy trình ra đề kiểm tra
Gồm các bước sau:
Bước 1. Xác định mục đích, yêu cầu của đề KT
Đề KT là phương tiện đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì hay toàn bộ chương trình một lớp, một cấp học.
a) Xác định số lượng các câu hỏi sẽ ra trong một đề KT.
Các câu hỏi trong một đề KT 15 phút khoảng 2 đến 3 câu(tuỳ theo đó là câu hỏi tự luận hay là câu trắc nghiệm khách quan), các câu hỏi KT 1 tiết khoảng 7 đến 8 câu hỏi tự luận chiếm khoảng 60% - 70%)
b) Hình thành ma trận.
Hàng ngang ghi nội dung kiến thức cần kiểm tra, hàng dọc ghi mức độ nhận thức của đề kiểm tra, trong các ô ghi số lượng các câu hỏi.
Bước 4: Thiết kế câu hỏi
Để xây dựng đề KT tốt cần xác định chi tiết các mục tiêu giảng dạy, thể hiện ở năng lực hành vi hay năng lực cần phát triển ở HS như là kết quả của việc dạy học (kiến thức, kĩ năng , thái độ).
Bước 3: Thiết lập ma trận 2 chiều
Lập một bảng có 2 chiều, một chiều thường là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của HS. Lĩnh vực nhận thức của HS thường chia thành 6 mức độ nhận thức khác nhau như: nhận biết, thông hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Đối với HS thường đánh giá mức độ nhận thức ở 3 mức độ đầu là: nhận biết, thông hiểu và ứng dụng.
Trong thiết lập ma trận của đề KT được tiến hành theo các bư ớc sau:
a) Phân tích nội dung tài liệu giáo khoa xác định trọng tâm của bài, của chương, của mỗi học kì và của cả năm học.
b) Xác định các tài liệu phù trợ cho SGK có liên quan đến nội dung kiến thức cần kiểm tra.
c) Tìm các khả năng có thể xây dựng câu hỏi . d) Diễn đạt các khả năng đó thành câu hỏi.
Bước 5: Xây dựng đáp án chấm