Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH MTV Toản Sen

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH MTV Toản Sen (Trang 25)

2.2.1. Kết quả tổng hợp dữ liệu sơ cấp 2.2.1.1. Kết quả điều tra, khảo sát

Bảng 2.1: Kết quả điều tra trắc nghiệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH MTV Toản Sen

STT Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số phiếu Tỷ lệ(%) 1 Công tác phân tích hiệu quả

sử dụng VKD có cần thiết cho công ty không?

Có 5/5 100

Không 0/5 0

2 Công ty có bộ phận riêng để phân tích hiệu quả sử dụng VKD không?

Có 0/5 0

Không 5/5 100

3 Công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD của công ty đã đạt hiệu quả cao chưa?

Cao 0/5 0

Chưa cao 5/5 100

4 Những nhân tố khách quan nào ảnh hưởng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VKD của công ty?

Chính sách quản lý kinh tế

vĩ mô của Nhà nước 5/5 100 Thị trường và hoạt động

cạnh tranh 5/5 100

Môi trường khoa học kỹ

thuật công nghệ 4/5 80

Sự cạnh tranh giữa các

ngành 5 Những nhân tố chủ quan

nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của công ty?

Nhân tố con người 5/5 100 Quy chế tài chính của công

ty 4/5 80

Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp

3/5 60

Môi trường làm việc trong

doanh nghiệp 3/5 60

6 Nghiên cứu, dự đoán nhu cầu của thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm có giúp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD hay không?

5/5 100 Không

0/5 0

7 Việc mở rộng quan hệ đối tác với bạn hàng, với các đơn vị tài chính ngân hàng có cần thiết đối với hiệu quả sử dụng VKD hay không?

Không cần thiết 0/5 0

Cần thiết 4/5 80

Rất cần thiết 3/5 60

8 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty?

Tăng cường đầu tư TSCĐ nhằm xây dựng cơ cấu vốn

hợp lý. 4/5 80

Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí để gia tăng

lợi nhuận. 5/5 100

Mở rộng, khai thác thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu.

4/5 80

Tăng tốc độ thu hồi nợ

khách hàng. 5/5 100

2.2.1.2. Kết quả điều tra phỏng vấn

Phỏng vấn chị Hoàng Lệ Dương – Kế toán trưởng công ty

PV: Thưa chị, chị đánh giá thế nào về hiệu quả sử dụng VKD của công ty trong 2 năm qua?

TL: Tình hình sử dụng VKD của công ty trong 2 năm qua chưa đạt hiệu quả cao. So với năm 2011 thì năm 2012 doanh thu và lợi nhuận của công ty có tăng nhưng tăng không nhiều. Mức tăng của doanh thu và lợi nhuận nhỏ hơn mức tăng của VKD.

PV: Xin ông cho biết mục tiêu đề ra, giải pháp khắc phục tồn tại cảu công ty trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn năm 2013?

TL: Tăng cường sự quản lý, xây dựng và đưa bộ phận Phân tích – Tài chính vào hoạt động. Lên kế hoạch chi tiết việc quản lý và sử dụng các tài sản cố định hiện có, đầu tư các máy móc, thiết bị mới để đem lại chất lượng cao hơn.

2.2.2. Phân tích tình hình vốn kinh doanh tại công ty 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh của công ty TNHH MTV Toản Sen năm 2011 – 2012

Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng VKD bình quân 3,860,919,657 100 5,578,654,748 100 1,717,735,091 44.49 - 1.Vốn lưu động bình quân 3,656,564,315 94.71 5,374,085,702 96.33 1,717,521,387 46.97 1.62 2.Vốn cố định bình quân 204,355,342 5.29 204,569,046 3.67 213,704 0.1 -1.62

Doanh thu thuần

bán hàng 9,823,026,972 - 9,988,935,814 - 165, 908,842 1.69 -

Lợi nhuận sau

thuế 65,462,530 - 93,523,892 - 28,061,362 42.87 -

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 – 2012

Qua bảng 2.2 ta thấy:

Tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 1,717,735,091 đồng, tỉ lệ tăng 44.49%. Trong đó:

- Vốn lưu động bình quân năm 2012 so với năm 2011tăng 1,717,521,387, tỉ lệ tăng 46.97%

- Vốn cố định bình quân năm 2012 so với năm 2011,tăng 213,704, tỉ lệ tăng 0.1% Như vậy, tổng vốn kinh doanh bình quân của công ty tăng lên là do cả vốn lưu động và vốn cố định bình quân tăng lên.

Xét về mặt tỷ trọng:

- Vốn lưu động bình quân năm 2012 có tỷ trọng là 96.33%, so với năm 2011 (94.71%) tăng 1.62%.

- Vốn cố định bình quân năm 2012 có tỷ trọng là 3.67%, so với năm 2011 (5.29%) giảm 1.62%.

Từ đó, ta thấy công ty cần tăng cường đầu tư bổ sung tăng tỷ trọng cho vốn cố định, giảm tỷ trọng của vốn lưu động.

2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động của công ty TNHH MTV Toản Sen

Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) 1 2 3 4 5 6 7 8

I.Tiền và tương đương tiền bình quân 499,807,774 13.67 470,446,002 8.75 -29,361,772 -5.87 -4.92 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 121,447,848 3.32 125,009,238 2.33 3,561,390 2.93 -0.99 III.Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân 2,529,708,579 69.18 4,204,095,715 78.23 1,674,387,136 66.19 9.05 IV. Hàng tồn kho bình quân 426,245,387 11.66 490,532,454 9.13 66,287,067 15.62 -2.53 V. Tài sản ngắn hạn khác bình quân 79,354,727 2.17 84,002,292 1.56 4,647,565 5.86 -0.61 Tổng vốn lưu động bình quân 3,656,564,315 100 5,374,085,702 100 1,717,521,387 46.97 - Doanh thu thuần bán hàng 9,823,026,972 - 9,988,935,814 - 165, 908,842 1.69 -

Lợi nhuận sau thuế 49,155,858 - 70,210,689 - 21,054,831 42.83 -

Dựa vào bảng 2.3:

Tổng vốn lưu động bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 717,521,387 đồng, tỷ lệ tăng 15.4%., trong khi đó doanh thu bán hàng thực hiện năm 2012 so với năm 2011 tăng 165,908,842 đồng, tỷ lệ tăng 1.69%. Như vậy đánh giá chung việc quản lý, sử dụng vốn lưu động của công ty là tốt, góp phần tăng doanh thu bán hàng.

Phân tích chi tiết các khoản mục ta thấy:

- Tiền và tương đương tiền bình quân giảm 29,361,772 đồng , tỷ lệ giảm 5.87%.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 3,561,390 đồng, tỷ lệ tăng 19.11%.

- Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng 1,674,387,136 đồng, tỷ lệ tăng 66.19%.

- Hàng tồn kho bình quân tăng 66,287,067 đồng , tỷ lệ tăng 15.62%.

- Tài sản ngắn hạn khác bình quân tăng 4,647,565 đồng, tỷ lệ tăng 5.86%.

Như vậy, vốn lưu động của công ty tăng chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tai sản ngắn hạn khác tăng, còn tiền và tương đương tiền giảm.

2.2.1.3. Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định

Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định của công ty TNHH MTV Toản Sen Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Số tiền (%)TT Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) TT (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 I. Tài sản cố định bình quân 146,898,164 71.88 146,956,783 71.83 58,619 0.04 -0.05 II.Tài sản dài hạn khác bình quân 57,457,178 28.12 57,612,263 28.16 155,085 0.01 0.04 Tổng vốn cố định bình quân 204,355,342 100 204,569,046 100 213,704 0.11 -

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 – 2012

Dựa vào bảng 2.4:

Tổng vốn cố định bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 213,704 đồng, tỷ lệ tăng 0.11%. trong đó:

- Tài sản cố định bình quân tăng 58,619 đồng, tỷ lệ tăng 0.04%. - Tài sản dài hạn khác bình quân tăng 155,085 đồng, tỷ lệ tăng 0.01%. Phân tích tỷ trọng các khoản mục vốn cố định ta thấy:

- Tài sản cố định chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn cố định và tỷ trọng tài sản cố định bình quấn năm 2012 so với năm 2011 giảm 0.05%.

- Tài sản dài hạn khác bình quân chiếm tỷ trọng nhỏ hơn, năm 2012 tăng 0.04% so với năm 2011.

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty 2.2.2.1. Phận tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.5: Phận tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2011 – 2012

Đơn vị tính: VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2012/2011 Chênh lệch Tỷ lệ

(%) Doanh thu bán hàng 9,823,026,972 9,988,935,814 165, 908,842 1.69 Lợi nhuận kinh doanh 65,462,530 93,523,892 28,061,362 42.87 Vốn kinh doanh bình quân 3,860,919,657 5,578,654,748 1,717,735,091 44.49 Hệ số doanh thu trên vốn

kinh doanh bình quân 2.54 1.79 - 0.75 - 29.53

Hệ số lợi nhuận trên vốn

kinh doanh bình quân 0.017 0.016 - 0.001 - 5.88

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2011 - 2012

Từ những số liệu phân tích ở biểu trên ta thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty năm 2012, so với năm 2011 giảm. Cụ thể:

Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh năm 2011 là 2.54 đồng, tức là cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 2.54 đồng doanh thu. Năm 2012, hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh là 1.79 đồng, tức là cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 1.79 đồng doanh thu. Như vậy, với cùng 1 đồng vốn kinh doanh nhưng năm 2012 giảm 0.75 đồng doanh thu so với năm 2011, tỷ lệ giảm 29.53%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu.

Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2011 là 0.017 đồng, tức là cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0.017 đồng lợi nhuận. Năm 2012, hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh là 0.016 đồng, tức là cứ 1 đồng vốn kinh daonh bỏ ra thì thu được 0.016 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm 2011 thì năm 2012 khả năng sinh lời giảm 0.001 đồng trên cùng 1 đồng vốn kinh doanh, tỷ lệ giảm 5.88%

Qua biểu phân tích ta thấy các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty đều có xu hướng giảm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn

của công ty trong năm 2012 đã giảm xuống so với năm 2011. Trong thời gian tới công ty cần có những biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bằng cách nâng cao hệ số lợi nhuận trên doanh thu.

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2011 – 2012

Đơn vị tính:VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2012/2011 Chênh Lệch Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu bán hàng 9,823,026,972 9,988,935,81 4 165, 908,842 1.69 2.Lợi nhuận kinh doanh 65,462,530 93,523,892 28,061,362 42.87 3.Vốn lưu động bình quân 3,656,564,315 5,374,085,70 2 717,521,387 15.4 4.Hệ số DT/VLĐ (1/3) 2.69 1.86 - 0.83 -30.86 5.Hệ số LN/VLĐ (2/3) 0.018 0.017 - 0.001 - 5.56 6.Gía vốn hàng bán 8,800,949,476 8,907,254,00 4 106,304,528 1.21 7.Số vòng quay VLĐ (6/3) 2.41 1.66 - 0.75 -31.12 8.Số ngày chu chuyển

VLĐ (360/7) 149.38 216.87 67.49 45.18

9.Hệ số đảm nhiệm vốn

lưu động (3/1) 0.37 0.54 0.17 45.95

Dựa vào bảng 2.6 ta thấy:

Hàm lượng vốn lưu động bình quân năm 2012 tăng so với năm 2011 là 717,521,387 tương ứng với tỷ lệ tăng 15.4%. Tỷ lệ này nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng lợi nhuận và lớn hơn tỷ lệ tăng doanh thu.

Chỉ tiêu doanh thu trên vốn lưu động giảm. Năm 2011 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 2.69 đồng doanh thu, sang đến năm 2012 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 1.86 đồng daonh thu.

Hệ số lợi nhuận trên vốn lưu động năm 2012 giảm so vơi năm 2011. Trong đó, năm 2011 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0.018 đồng lợi nhuận, năm 2012 thì cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0.017 đồng lợi nhuận.

Xét tốc độ chu chuyển vốn lưu động ta thấy năm 2012 so với năm 2011 giảm 0.75 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm 31.12%.

Số ngày chu chuyển năm 2012 so với năm 2011 tăng 67.49 ngày tương ứng với tỷ lệ tăng 45.18%

Năm 2012 hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng lên 0.54 lần, tương đương tăng 0.17 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng 45.95%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng VKD của công ty chưa cao. Công ty cần có những biện pháp khắc phục.

2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2011 - 2012

Đơn vị tính:VNĐ

Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2012/2011 Chênh lệch Tỷ lệ

(%) Doanh thu bán hàng 9,823,026,972 9,988,935,814 165, 908,842 1.69 Lợi nhuận kinh doanh 65,462,530 93,523,892 28,061,362 42.87 Vốn cố định 204,355,342 204,569,046 213,704 0.104 Hệ số doanh thu trên

vốn cố định 48.07 48.83 0.76 1.58

Hệ số lợi nhuận trên

vốn cố định 0.32 0.46 0.14 43.75

Qua bảng 2.7 ta thấy:

Vốn cố định bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 213,704 đồng, tỷ lệ tăng 0.104%; doanh thu thuần tăng 165,908,842 đồng, tỷ lệ tăng 1.69%; lợi nhuận kinh doanh tăng 28,061,362 đồng, tỷ lệ tăng 42.87%.

Hệ số doanh thu trên vốn cố định năm 2011 là 48.07, có nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 48.07 đồng doanh thu. Năm 2012, hệ số doanh thu trên vốn cố định tăng 0.76 lần so với năm 2011, tỷ lệ tăng 1.58%

Hệ số lợi nhuận trên vốn cố định của công ty năm 2011 là 0.32, cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 0.32 đồng lợi nhuận. Năm 2012, hê số lợi nhuận trên vốn cố định của công ty là 0.46, cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu được 0.46 đồng lợi nhuận, tăng 0.14 đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 43.75%.

Qua biểu phân tích ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đều tăng, cho thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty là tốt, hiệu quả sử dụng vốn cố định cao. Công ty càn phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Chương III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV TOẢN SEN 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1. Những kết quả đã đạt được

Qua các số liệu phân tích cùng với việc quan sát và nghiên cứu thực tế tại công ty TNHH MTV Toản Sen, công ty đạt được những kết quả sau.

- Vốn kinh doanh bình quân năm 2012 tăng lên so với năm 2011, giúp công ty mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nguồn vốn thường xuyên bình quân năm 2012 của công ty tăng lên so với năm 2011, trong đó chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng lên. Vốn chủ sở hữu tăng giúp công ty có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Mặc dù nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng lợi nhuận sau thuế của cả hai năm đều dương, chứng tỏ công ty vẫn đang làm ăn có lãi, việc sử dụng vốn kinh doanh của công ty vẫn đang đem lại những hiệu quả nhất định.

- Trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được nâng cao. Đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển bền vững của công ty.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên qua các năm. Cụ thể: doanh thu của công ty năm 2012 so với năm 2011 tăng 165,908,842 đồng, tỷ lệ tăng 1.69%. Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 tăng 21,054,831 đồng, tỷ lệ tăng 42.83%. Chứng tỏ được khả năng hoạt động kinh doanh cũng như nỗ lực của công ty trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường. Uy tín của công ty ngày càng được

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH MTV Toản Sen (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w