Những tồn tạ i.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng điện tử-điện lạnh tại Công ty TNHH Gia Long Phát (Trang 36)

- Bán lẻ hàng hóa: Theo phương thức này việc bán lẻ chủ yếu diễn ra ở tại công ty Khách hàng

b. Hình thức thanh toán.

3.1.2 Những tồn tạ i.

3.1.2.1.Những tồn tại cần khắc phục.

+ Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giá cả các mặt hàng nói chung và mặt hàng điện tử nói riêng thường xuyên biến động nhưng công ty lại không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho gây ảnh 36

hưởng đến việc bảo toàn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Về phương thức bán hàng:

Hiện nay công ty mới chỉ thực hiện phương thức bán buôn qua kho và bán lẻ. Đây là hình thức bán hàng có độ tin cậy cao nhưng không linh hoạt trong cơ chế thị trường hiện nay, đặc biệt là khi công ty bán hàng cho các khách hàng ở xa (ngoại tỉnh) thi chi phí bán hàng rất lớn. Với mục tiêu không ngừng mở rộng thị trường về cả chiều rộng và chiều sâu thì việc chỉ áp dụng phương thức như vậy là chưa đạt hiệu quả.

+ Về sổ sách kế toán:

- Không sử dụng sổ nhật ký bán hàng.Doanh nghiệp cho phép khách hàng thanh toán chậm trả, tuy nhiên kế toán bán hàng không sử dụng nhật ký bán hàng mà tất cả các nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp đều ghi nhận vào sổ nhật ký chung, do đó kế toán khó theo dõi được doanh thu bán chịu, dẫn đến cung cấp thông tin không đầy đủ hơn nữa làm tăng mức độ phức tạp của sổ nhật ký chung.

- Sổ theo dõi giá vốn hàng bán cũng chưa được mở chi tiết cho từng mặt hàng, do vậy mà việc theo dõi giá vốn hàng bán của của từng mặt hàng không chặt chẽ. Nhìn vào thì ban giám đốc không biết được giá vốn của mặt hàng nay so với năm trước là giảm hay tăng bao nhiêu phần trăm.

3.2.Các đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán bán nhóm hàng điện tử tại công ty cổ phần Trường Duy.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về kế toán bán hàng và tìm hiểu thực tế công tác quản lý nói chung, công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng nói riêng tại công ty cổ phần Trường Duy, em đã mạnh dạn đề ra một số giải giáp nhằm hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ kế toán nói chung và nghiệp vụ bán hàng điện tử nói riêng.

Giải pháp 1:Hoàn thiện phương pháp kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Mặt hàng kinh doanh của công ty là mặt hàng điện tử, đây là mặt hàng mang tính công nghệ cao. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì hàng điện tử luôn có xu hướng bị lạc hậu dẫn đến việc giá cả chỉ ổn định trong một thời gian nhất định. Theo em, công ty nên đưa vào sử dụng tài khoản 159, chi tiết cho 1593) dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm giảm thiểu mức ảnh hưởng về sự biến động giá cả thị trường của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán 37

của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Giải pháp 2: Về phương thức bán hàng.

Để mở rộng mạng lưới tiêu thụ và giảm thiểu chi phí bán hàng theo em Công ty nên mở thêm chi nhánh hoặc đại lý tại một số tỉnh có nhiều khách hàng như:Thái Bình, Hà Nam... Theo phương thức này, công ty sẽ chuyển giao hàng cho các đại lý, số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty và các đại lý bán đúng giá theo giá quy định của công ty và hưởng hoa hồng. Số sản phẩm này sau khi tiêu thụ thì mới phải thanh toán tiền cho công ty. Đây là phương pháp mà công ty có thể áp dụng được vì hiện nay nhân viên phòng kinh doanh vẫn phải thường xuyên đi công tác tìm kiếm khách hàng, thương thảo và ký kết hợp đồng. Với phương thức này công ty sẽ khuyến khích được các đại lý nhập hàng của công ty từ đó đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí thu lợi nhuận cao nhất.

Giải pháp 3: Về hệ thống sổ kế toán.

Công ty nên sử dụng sổ nhật ký bán hàng.Công ty cho phép khách hàng thanh toán chậm trả, tuy nhiên kế toán bán hàng lại không sử dụng sổ nhật ký bán hàng mà phản ánh tất cả các nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp đều ghi nhận vào sổ nhật ký chung dẫn đến việc làm tăng mức độ phức tạp của sổ nhật ký chung.

Do đó, với doanh thu bán chịu, kế toán nên ghi nhận vào sổ nhật ký bán hàng, cuối kỳ hoặc định kỳ chuyển sang sổ cái TK 511, TK 131. Như vậy sẽ giảm được mức độ phức tạp của sổ nhật ký chung, đồng thời kế toán có thể theo dõi được các khoản doanh thu bán chịu trong kỳ của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác. Từ đó, cung cấp thông tin cụ thể và nhanh chóng nhất để phục vụ cho công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng điện tử-điện lạnh tại Công ty TNHH Gia Long Phát (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w