Mục đích của công tác vận động nông dân

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân ở tỉnh Hưng Yên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (từ năm 2005 đến năm 2011 (Trang 27)

Công tác vận động nông dân luôn được Hồ Chí Minh chú ý, xác định là công tác chiến lược. Vận động nông dân tham gia vào mặt trận đoàn kết toàn dân, đây là điều kiện tiên quyết cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Điều đó chứng tỏ sự sáng tạo đúng đắn của Hồ Chí Minh trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc, dân chủ và thực dân.

Mác, Ăngghen, Lênin đã chỉ rõ: “Những người xã hội chủ nghĩa càng hiểu rõ rằng họ không thể thu được thắng lợi lâu dài, nếu trước đó không tranh thủ được đông đảo quần chúng nhân dân” [54, tr. 618]. Vì vậy để đảm bảo thành công của cách mạng phải thường xuyên “liên hệ với quần chúng, sống trong lòng quần chúng. Biết tâm trạng quần chúng. Biết tất cả. Biết đến với quần chúng. Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng”.

Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng Hồ Chí Minh đã thành lập nhiều tổ chức để tập hợp quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh xác định: “Cách mệnh là công việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”. Đó là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, xuất phát từ nhận thức khoa học: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân.

Từ khi ra đời, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác vận động nông dân của Đảng là công việc hết sức quan trọng, không chỉ làm chuyển biến nhận thức, thái độ niềm tin, sự giác ngộ chính trị của giai cấp nông dân mà còn có cái nhìn đúng đắn về chủ trương, đường lối của Đảng và con đường Hồ Chí Minh đã chọn. Từ đó từng bước nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng của nông dân, khuyến khích nông dân tích cực tham gia hăng hái vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc anh hùng.

Hồ Chí Minh cho rằng hễ là người Việt Nam ít nhiều có tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giai cấp địa chủ cũng có một số bộ phận có tinh thần yêu nước, tri thức, tư sản dân tộc… và không thể không kể đến giai cấp công nhân và nông dân. Do đó, làm công tác dân vận đối với tất cả mọi người để khơi dậy lòng yêu nước của toàn dân, tranh thủ những đối tượng yêu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng.

Mọi cuộc cách mạng đều coi trọng công tác vận động quần chúng, đoàn kết các lực lượng thành khối hợp nhất hòng thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Và tất nhiên ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hồ Chí Minh xác định: “Lực lượng của dân là rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [64, tr. 700].

Do đó, công tác vận động nông dân không nằm ngoài mục đích quan trọng nhất của cách mạng Việt Nam là nhằm phát huy những sức mạnh vốn có của giai cấp nông dân, vai trò của giai cấp nông dân trong cuộc kháng chiến. Nắm bắt được vai trò của quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra sức kêu gọi, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào trong đấu tranh cách mạng. Và quan điểm về nông dân và vận động nông dân luôn được thực hiện một cách nhất quán từ khi Đảng ra đời.

Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà được” [61, tr. 276]. Để tập hợpp lực lượng làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của các tầng lớp nhân dân trong cuộc kháng chiến gian khổ, kéo dài. Nhấn mạnh vai trò của công tác vận động nông dân, Hồ Chí Minh chú ý đến vấn đề tuyên truyền để giai cấp nông dân hiểu rõ được mục đích và lý tưởng của mình. Trước tiên, Người nhấn mạnh đến nhiệm vụ của nông dânm đó là đấu tranh để giải phóng mình, giải phóng khỏi chế độ nô dịch của thực dân phong kiến. Hồ Chí Minh cho rằng: “Muốn đồng tâm hiệp lực, muốn bền gan thì trước hết ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm không được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác” [61, tr. 261].

Nông dân nói riêng và quần chúng nhân dân nói chung là lực lượng hẳng hái nhất, nhiệt tình cách mạng nhất, song cách mạng là một quá trình lâu

dài, gian khổ, khó khăn và không tránh khỏi những thất bại tạm thời. Do đó, công tác vận động nông dân có ý nghĩa quan trọng trong việc cổ vũ, động viên, khích lệ tinh thần nông dân kiên trì, bền bỉ trong cuộc cách mạng này. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định trong bài báo Dân vận rằng: “Lực lượng dân vận rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [64, tr. 40].

Một điều tưởng chừng như đơn giản những cũng khá có thể thực hiện một cách dễ dàng trong công tác vận động nông dân đó là xác định mục đích của công việc này. Do đó, công tác vận động nông dân Đảng và Hồ Chí Minh đã nhận thức và phát huy tốt vai trò của nông dân trong cuộc cách mạng. Đảng cần có dân để có sức mạnh tinh thần, lực lượng, tạo mọi điều kiện để quần chúng nhân dân phát huy sức mạnh của mình, đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Điều đó được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh qua các cao trào cách mạng 1930 – 1936 mà đỉnh cao là cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, mặt trận dân chủ 1936 – 1939 và sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945. Trong tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng (1930 – 1960), Hồ Chí Minh đã nhận định: “Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta, thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền của công nông. Vì vậy, trải qua các thời kỳ, Đảng ta đã nắm vững và giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân, củng cố liên minh công nông” [71, tr. 17 – 18].

.2.3. Phƣơng thức vận động nông dân

Sinh thời Hồ Chí Minh rất chú ý chăm lo đến công tác vận động nông dân, bởi theo người đó là một công tác quan trọng quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Công tác vận động nông dân bản thân nó đã chứa đựng những

vấn đề nhạy cảm, khó khăn, phức tạp, đa dạng liên quan đến tư tưởng, nguyện vọng, tâm tư của nông dân, liên quan đến sự thành bại của cách mạng.

Tuyên truyền là một bộ phận trong công tác dân vận nói chung và công tác vận động nông dân nông dân nói riêng, có vị trí hết sức quan trọng. Người đã xác định rõ ràng mục đích của tuyên truyền như sau: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại” [64, tr. 162]. Người nói “Người tuyên truyền bao giờ cũng phải tự hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu không vậy, thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem” [64, tr. 300]. Do đó, công tác tuyên truyền phải chính xác, có sức lay động lan tỏa đối với nông dân, làm sao cho họ dễ nghe, dễ hiểu và làm được tốt điều cần tuyên truyền. Và hiện nay, “Tuyên truyền là truyền bá, giáo dục, giải thích nhằm chuyển biến và nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra”.

Trong công tác tuyên truyền, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng. Người chỉ rõ: “Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt. Phải làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thắng, tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất bại” [68,tr. 277]. Đây là một công việc quan trọng, giải thích, tuyên truyền làm cho nông dân hiểu được nội dung của cách mạng, dân theo và làm theo. Để làm được điều đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ trong nhân dân: “có phát huy dân chủ cao độ mới động viên được tất cả các lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên” [68, tr. 529].

Một công việc cực kỳ được chú trọng trong công tác vận động nông dân đó là trọng dân, gần dân, thân dân hết lòng phục vụ nhân dân, vì nhân dân quên mình, chăm lo đến lợi ích của dân. Ngay từ những năm tháng gian nan vất vả đi tìm đường cứu nước, Người đã nói rõ mục đích của mình là để giải quyết

vấn đề dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. Hồ Chí Minh đã lấy đức, tình thương để mà cảm hóa nhân dân, tạo mọi điều kiện để mà gần dân, để cho nhân dân có một cơ hội sống tốt đẹp, sống trong độc lập dân tộc và tự chủ dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, muốn khai thác sức dân thì phải kiên trì vận động quần chúng: “Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát nhân dân, rời dân là nhất định thất bại. Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến và dân yêu. Như vậy, thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi. Muốn thế phải bảo vệ, giúp đỡ, giáo dục nhân dân. Giáo dục không phải đưa sách vở bắt dân phải học, làm thế tức là phản lại lợi ích của dân, của cách mạng, là quan liêu, mệnh lệnh. Phải vận động nhân dân để dân tự nguyện, tự giác, nếu bắt buộc thì chỉ có thể có kết quả ngay lúc đó thôi, còn sau đó thì không thấm” [65, tr. 525]. Trong bài báo Dân vận (15/10/1949) Người đã khẳng định: “Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ rằng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” [64, tr. 699].

Công tác tuyên truyền trong công tác vận động nông dân nhằm mục đích hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo thành lập những mặt trận tập hợp quần chúng nhân dân, từ trung ương đến địa phương. . Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Công hội chú trọng kinh tế

hơn. Đảng chú trọng mặt chính trị hơn. Ai là thợ thuyền thì được vào hội, dù tin Phật, tin Đạo, tin Cộng sản, tin vô chính phủ, tin gì cũng mặc miễn là theo đúng quy tắc hội là được” [60, tr. 302]. Tất cả mọi người dân Việt Nam đều phải có nghĩa vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, và để làm được điều đó phải huy động sức mạnh toàn dân, toàn dân tham gia đánh giặc, toàn dân cùng đồng lòng đồng sức.

Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19-12-1946 Hồ Chí Minh đã viết:

“Hỡi đồng bào

Chúng ta phải đứng lên

Bất kì đàn ông, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…” [63, tr. 480]. Qua lời lẽ dễ hiểu, giản dị của Người, phù hợp với khả năng nhận thức, trình độ dân trí của nhân dân mà nông dân đã nhanh chóng nhận rõ phải biết yêu nước, yêu Tổ quốc, phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, đánh đuổi các thế lực thù địch, làm cho nước nhà được độc lập tự do.

Bên cạnh công tác tuyên truyền Hồ Chí Minh cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc cán bộ đảng viên phải tự mình làm gương cho quần chúng nói chung và nông dân nói riêng. Điều đó có tác dụng to lớn đối với công tác vận động nông dân. Ngoài việc tuyên truyền, giải thích cho nông dân hiểu, cán bộ không những phải kiên trì mà còn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân mới biết được sinh hoạt của nông dân thế nào, để từ đó hiểu được nguyện vọng của nông dân.

1.2.4. Lực lƣợng làm công tác vận động nông dân

Từ nhận thức sâu sắc toàn diện về vai trò của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng của học thuyết Mác-Lênin. Người chỉ ra rằng: “lực lượng

toàn dân là lực lượng vĩ đại nhất, không ai chiến thắng được lực lượng đó”. Hồ Chí Minh kêu gọi: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại”.

Để tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, Người đã chú trọng đến nhiều vấn đề của nông dân. Để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân cần có một lực lượng tham gia công tác vận động nông dân, chỉ cho dân thấy được cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta. Từ đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền thống anh hùng có lịch sử hàng ngàn năm và ý chí cách mạng kiên cường. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân vận trong vận động cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân… đều phải phụ trách dân vận”.

Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu cao ngọn cờ đấu tranh, đoàn kết dân tộc. Khi chưa có chính quyền, các tổ chức đảng viên tiến hành vận động nông dân thông qua cương lĩnh hoạt động, qua đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng. Các tổ chức Đảng, các cán bộ, đảng viên phải tìm mọi cách để tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, giải thích cho nông dân hiểu đường lối, chủ trương của Đảng để từ đó tự nguyện, tự giác theo con đường Hồ Chí Minh đã chọn.

Là người lãnh đạo toàn diện phong trào cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động vận động nông dân từ các cấp ủy, tổ chức Đảng ở địa phương chịu trách nhiệm đề ra chủ trương đường lối đối với nông dân, nông nghiệp. Đảng vạch ra phương hướng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp trong công tác vận động nông dân. Đồng thời, Đảng cũng là nhân tố trực tiếp tham gia vào cong tác tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng.

Hồ Chí Minh đã chú ý đến chất lượng của công tác vận động nông dân. Trong quá trình thực hiện công tác vận động nông dân, Đảng ta đã thu được những thắng lợi đáng kể, khuyến khích được tinh thần yêu nước của nông

dân, tích cực tham gia kháng chiến, tin theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Tuy vậy trong quá trình thực hiện công tác vận động nông dân cũng còn có một số khuyết điểm, bất cập, đặc biệt là trong vấn đề ruộng đất. Người cũng không né tránh những khuyết điểm và những kết quả đạt được trong công tác vận động nông dân, Người nhấn mạnh: “Khuyết điểm ấy một phần là do Trung ương đôn đốc, kiểm tra không chặt chẽ” [67, tr. 23].

Các đoàn thể nhân dân cũng là một lực lượng quan trọng cùng với

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân ở tỉnh Hưng Yên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (từ năm 2005 đến năm 2011 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)