Quan niệm về công tác vận động nông dân

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân ở tỉnh Hưng Yên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (từ năm 2005 đến năm 2011 (Trang 25)

Là một giai cấp chiếm số lượng lớn trong xã hội, nông dân chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển đất nước. Quan niệm về nông dân có nhiều ý kiến khác nhau. Nông dân là “người lao động sống bằng nghề làm ruộng” [100, tr. 767]. Hay “nông dân là một giai cấp trong xã hội. Dưới chế độ phong kiến và tư bản, giai cấp nông dân là toàn thể những người sản xuất nhỏ trong công nghiệp, kinh doanh cá thể bằng tư liệu sản xuất của riêng mình và bằng lực lượng của gia đình mình” [97, tr. 177].

Công tác vận động nông dân là một trong những nội dung quan trọng vận động quần chúng của Đảng. Trong lịch sử nhân loại, tư tưởng “quốc dĩ dân vi bản” đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều nhà lãnh đạo. Họ luôn coi trọng dân, lấy dân làm gốc. Khổng Tử là một trong những nhà tư tưởng lớn có tư tưởng “lấy dân làm gốc”, ông dùng Nho giáo để giáo hóa, làm cho dân phục

tùng thiên tử. Tư tưởng đó cũng không nằm ngoài hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Là một bộ phận trong công tác dân vận, công tác vận động nông dân nhằm tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục, nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng cho giai cấp nông dân. Giúp cho nông dân hiểu được đường lối, chủ trương và con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã chọn. Hồ Chí Minh đã chỉ cho nông dân thấy nền nông nghiệp đóng vai trò rất lớn vào công cuộc xây dựng nước nhà. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp nông dân. Bên cạnh đó, Người cũng nhấn mạnh giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất, là lực lượng của cách mạng, do đó, việc vận động nông dân là cần thiết.

Theo Hồ Chí Minh: “Vận động nông dân là phải vận động thế nào để toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đầu cho mục đích của mình và tích cực tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc” [64, tr. 711].

Công tác vận động nông dân là một công việc cần thiết đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng. Dó đó, công tác vận động nông dân là công tác khó khăn. Người làm công tác vận động phải là người có uy tín, có tư cách đạo đức cách mạng được nhân dân quý, nhân dân yêu mà từ đó tin theo. Việc tuyên truyền, giải thích, giáo dục, thuyết phục để nông dân tin theo phải được thực hiện bằng những biện pháp khác nhau, vừa linh hoạt vừa khéo léo, vừa đa dạng vừa phong phú tùy theo từng hoàn cảnh, đối tượng mà có những biện pháp khác nhau.

Quan niệm về công tác vận động nông dân của Hồ Chí Minh được chỉ rõ: “Nông vận phải là:

- Tổ chức nông dân thật chặt chẽ - Đoàn kết nông dân thật khăng khít

- Huấn luyện nông dân thật giác ngộ

- Lãnh đạo nông dân hăng hái đấu tranh cho lợi ích của nông dân, của Tổ quốc.

Vận động nông dân là phải vận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là làm cho nông dân hiểu rõ quyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội nông dân cứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tham gia công cuộc kháng chiến kiến quốc” [64, tr. 710].

Trong bài báo “Dân vận” viết ngày 15-10-1949 đăng trên báo “Sự thật”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của

mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho” [64, tr. 699].

Công tác vận động nông dân chiếm một vị trí hết sức quan trọng và nhất quán, xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Người đã chủ trương thành lập Nông hội đỏ năm 1930 để tập hợp đông đảo nông dân tham gia vào cuộc kháng chiến và đây cũng chính là tiền thân của Hội nông dân Việt Nam hiện nay. Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công ắt phải dựa vào quần chúng nông dân. Muốn dựa vào nông dân ắt phải bồi dưỡng lực lượng của họ. Muốn nông dân có lực lượng dồi dào thì phải làm cho họ có ruộng cày, có cơm ăn, có áo mặc, nhà ở” [66, tr. 23].

Một phần của tài liệu Công tác vận động nông dân ở tỉnh Hưng Yên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh (từ năm 2005 đến năm 2011 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)