Các thiết bị an toàn dùng trong cổng trục

Một phần của tài liệu Đồ án Tốt nghiệp Cổng Trục 25T (Trang 116)

4.2.1. Công tắc hạn chế hành trình nâng.

Trong quá trình điều khiển cổng trục thì có thể xảy ra hiện tượng móc cẩu di chuyển quá hành trình cho phép. Vì vậy ta phải lắp công tắc hạn chế hành trình để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.

Vị trí biên trên của móc cẩu hay bộ phận mang vật khác phải được giới hạn bằng công tắc cuối. Công tắc cuối phải dừng được móc cẩu ở vị trí cách vị trí thấp nhất của của chi tiết dưới đáy là 250mm.

4.2.2. Công tắc hạn chế quá tải.

Cổng trục ta thiết kế chỉ cho phép nâng tải đến giá trị cho phép nhất định là 25T , để đảm bảo an toàn và độ bền lâu của máy. Do vậy cần có cơ cấu khống chế không cho phép nhấc tải quá giá trị cho phép trên là cơ cấu hạn chế quá tải. Nguyên

Trang 116

tắc làm việc của cơ cấu là dựa vào nguyên lý làm việc của lò xo hoặc độ lệch tâm của các trục puly có dây cáp luồn qua để khi tải lớn hơn tải cho phép thì tác động vào công tắc điện và dừng động cơ.

4.2.3. Công tắc cuối của cơ cấu di chuyển.

Về nguyên lý làm việc thì công tắc này giống như công tắc hạn chế hành trình nâng. Vị trí đặt công tắc hạn chế hành trình của cơ cấu di chuyển sao cho khi công tắc ngắt mạch, động cơ dừng và phanh làm việc thì cổng trục dừng hẳn mà chưa chạm vào barie cố định ỏ hai đầu đường ray.

4.3. Quy phạm an toàn trong lắp đặt.

1. Khi tiến hành lắp đặt thiết bị cần tuân thủ quy phạm an toàn xây dựng, an toàn điện, an toàn về hàn điện, cháy nổ.

2. Các công nghệ lắp đặt, tháo dỡ phải tiến hành theo quy trình công nghệ lắp ráp và tháo dỡ thiết bị nâng.

3. Phải kiểm tra tình trạng ray trước khi lắp ráp, khi phát hiện sai lệch quá chỉ tiêu cho phép phải dừng ngay công việc lắp ráp để xử lý.

4. Phải có biển báo cấm người qua lại khi lắp ráp.

5. Khi có gió từ cấp 5 trở lên không được lắp ráp trên cao và ngoài trời.

6. Khi lắp ráp ở độ cao trên 2m phải có dây an toàn và người lắp ráp phải có giấy chứng nhận sức khoẻ.

7. Khi đặt cổng trục phải khảo sát, tính toán khả năng chịu lực của địa điểm đặt, địa hình hoạt động xung quanh để bố trí thiết bị làm việc an toàn.

8. Vị trí đặt cổng trục phải thử tải trọng tĩnh, khi nâng tải không kéo lê tải và tải phải cao hơn chướng ngại vật trên đường di chuyển ít nhất là 500mm.

9. Đặt thiết bị nâng di chuyển theo ray ở trên cao và dưới mặt đất phải đảm bảo khoảng cách theo TCVN 4244 – 86.

4.4. Quy phạm an toàn trong sử dụng.

Trong thực tế tần suất xảy ra tay nạn trong sử dụng máy nâng là lớn hơn rất nhiều so với các loại máy khác .Do vậy vấn đề an toàn trong sử dụng máy nâng là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu.

1. Với cổng trục lăn do có nhiều bộ phận máy lắp với nhau và được đặt trên cao do vậy cần phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện những hư hỏng như lỏng các mối ghép, rạn nứt tại các mối hàn do thời gian sử dụng lâu …..

2. Đối với các chi tiết máy chuyển động như bánh xe, trục quay phải có vỏ bọc an toàn nhằm ngăn những mảnh vỡ văng ra nếu có sự cố khi chi tiết máy hoạt động.

3. Toàn bộ hệ thống điện trong máy phải được nối đất.

4. Tất cả những người điều khiển máy làm việc hay phục vụ máy trong phạm vi làm việc của máy đều phải học tập các quy định về an toàn lao động có làm bài kiểm tra và phải đạt kết quả .

5. Trong khi máy làm việc công nhân không được đứng trên vật nâng hoặc bộ phận mang để di chuyển cùng với vật cùng như không được dùng dưới vật nâng đang di chuyển .

6. Đối với máy không không hoạt động thường xuyên (nhiều ngày không sử dụng) khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra toàn bộ kết cấu máy. Để kiểm tra tiến hành thử máy với hai bước là thử tĩnh và thử động .

- Bước thử tĩnh: treo vật nâng có trọng lượng bằng 1,25 lần trọng lượng nâng danh nghĩa của cầu trục thiết kế và để trong thời gian từ 10 đến 20 phút. Theo dõi biến dạng của toàn bộ các cơ cấu máy. Nếu không có sự cố gì xảy ra thì tiếp tục tiến hành thử động .

- Bước thử động: Treo vật nâng có trọng lượng bằng 1,1 trọng lượng nâng danh nghĩa sau đó tiến hành mở máy nâng, di chuyển, hạ vật, mở máy đột ngột, phanh đột ngột. Nếu không có sự cố xảy ra thì đưa máy vào hoạt động.

7. Trong quá trình sử dụng cổng trục không cho phép:

- Người lên xuống cổng trục khi cổng trục đang hoạt động. - Nâng, hạ, chuyển tải khi có người đứng trên tải.

- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép.

- Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bulông hoặc bê tông với các vật khác.

- Cẩu với, kéo lê tải.

- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng, hạ tải.

8. Trước khi nâng tải xấp xỉ trọng tải, phải tiến hành nhất tải lên độ cao không lớn hơn 300mm, giữ tải ở độ cao đó để kiểm tra phanh, độ bền của kết cấu kim loại và độ ổn định của cổng trục. Nếu không đảm bảo an toàn phải hạ tải xuống để xử lý.

9. Khi làm việc ngoài trời phải hoạt động trong tốc độ gió cho phép của cổng trục, không được treo các panô, áp phích, bản hiệu làm tăng diện tích chắn gió của thiết bị.

10. Phải siết chặt thiết bị kẹp ray, thiết bị chống tự di chuyển của cổng trục khi kết thúc làm việc hoặc khi tốc độ gió vượt tốc độ gió cho phép.

11. Phải ngừng hoạt động của thiết bị khi:

- Phát hiện vết nứt ở chỗ quan trọng của kết cấu kim loại. - Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại.

- Phát hiện phanh của bất kì cơ cấu nào bị hỏng.

- Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạng nứt hoặc hư hỏng khác.

- Phát hiện đường ray bị hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 12. Cổng trục phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải sữa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã hư hỏng, mòn quá quy định cho phép. Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại, móc, phanh… phải tiến hành khám nghiệm có thử tải thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN- CỔNG

TRỤC...2

1.1. Giới thiệu chung về thiết bị nâng - chuyển...2

1.1.1. Giới thiệu chung...2

1.1.2. Phân loại máy nâng chuyển...3

1.2. Các thông số cơ bản của máy nâng...3

1.2.1. Tải trọng nâng và tải trọng tính toán...3

1.2.2. Các thông số hình học...4

1.2.3. Các thông số động học...4

1.3. Chế độ làm việc của máy trục :...5

1.4 . Tìm hiểu chung về cổng trục ...6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ...8

2.1. CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHO KẾT CẤU KIM LOẠI...8

2.1.1. Phương án chọn liên kết giữa chân cổng trục với dầm chính...8

2.1.2. Phương án thiết kế cho dầm chính. ...10

2.2. CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHO CƠ CẤU NÂNG...11

2.2.1. Số liệu ban đầu...11

2.2.2. Phân tích chung...12

2.2.4. Chọn palăng giảm lực...13

2.2.5. Chọn phương án thiết kế...15

2.3. CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHO CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON...17

2.3.1. Số liệu ban đầu...17

2.3.2. Phân tích chung...17

2.3.3. Chọn phương án thiết kế...18

2.4. CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHO CƠ CẤU DI CHUYỂN CỔNG TRỤC....19

2.4.1. Các số liệu ban đầu...19

2.4.2. Chọn phương án thiết kế...19

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ KẾT CẤU MÁY...21

3.1. CƠ CẤU NÂNG...21

3.1.1. Giới thiệu chung về cơ cấu nâng...21

3.1.2. Tính toán cơ cấu nâng...22

3.1.3. Thiết kế hộp giảm tốc...33

3.1.4. Các bộ phận khác của cơ cấu nâng...57

3.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU DI CHUYỂN XE CON...67

3.2.1. Giới thiệu chung về cơ cấu di chuyển...67

3.2.2. Chọn phương án thiết kế cho cơ cấu di chuyển xe con. ...68

3.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU DI CHUYỂN CỔNG TRỤC...89

3.3.1. Tính toán các cụm chi tiết chính và hệ thống dẫn động...89

3.3.2. Các bộ phận khác của cơ cấu di chuyển cổng trục...95

3.4. TÍNH TOÁN KẾT CẤU KIM LOẠI CỦA CỔNG TRỤC...102

3.4.1. Tính toán thiết kế dầm chính...102

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỦA CỔNG TRỤC...114

4.1. Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động:...114

4.2. Các thiết bị an toàn dùng trong cổng trục...116

4.2.1. Công tắc hạn chế hành trình nâng...116

4.2.2. Công tắc hạn chế quá tải...116

4.2.3. Công tắc cuối của cơ cấu di chuyển...117

4.3. Quy phạm an toàn trong lắp đặt...117

4.4. Quy phạm an toàn trong sử dụng...117

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Huỳnh Văn Hoàng,Đào Trọng Thường, Tính Toán Máy Trục, nhà xuất bản

khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1975.

2 - Bộ Giao Thông Vận Tải, Kỹ Thuật Kích Kéo, Nhà xuất bản công nhân kỹ

thuật, Hà Nội 1981.

3- TS. Trương Quốc Thành, TS. Phạm Quang Dũng, Máy Và Thiết Bị Nâng,

4- Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm, Thiết Kế Chi Tiết Máy, Nhà xuất bản giáo dục 2002.

5- Tô Xuân Giáp, Vũ Đình Hoè, Lưu Minh Trị, Nguyễn Ngọc Trường, Hà Văn

Vui, Sổ Tay Thiết Kế Cơ Khí Tập 4, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Hội

1982.

6 - Lê Quang Minh - Nguyễn Văn Vượng, Sức Bền Vật Liệu 1,2 Nhà Xuất Bản

Giáo Dục .

7 – TS. Nguyễn Đăng Cường, TS. Lê Công Thành, KS. Bùi Văn Xuyên, KS.

Trần Đình Hòa, Máy Nâng Chuyển Và Thiết Bị Cửa Van, nhà xuất bản xây dựng

2003.

Một phần của tài liệu Đồ án Tốt nghiệp Cổng Trục 25T (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w