Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí môi trường tại xã hà hiệu, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 38)

3. Phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh

Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ Internet, sách, báo…) sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh theo từng vấn đề phục vụ cho nội dung đề tài.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

1.1.Điều kiện tự nhiên 1.1.1.Vị trí địa lý

Hà Hiệu là một xã miền núi, cách trung tâm huyện Ba Bể 20m về phía Đông, nằm ở 22023’ đến 22039’ độ vĩ bắc và 105048’ đến 105053’ độ kinh đông; phía Bắc và phía Tây Bắc giáp xã Phúc Lộc (huyện Ba Bể), phía Nam giáp xã Chu Hương (huyện Ba Bể), phía Đông giáp với xã Vân Tùng (huyện Ngân Sơn). Đường tỉnh lộ 279 chạy qua nối các xã trong huyện, kết hợp với các tuyến đường trong tỉnh Bắc Kạn tạo thành một hệ thống giao thông liên huyện khá thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa –xã hội với các xã trong và ngoài huyện.

1.1.2.Địa hình – địa mạo

Hà Hiệu là xã vùng núi nên địa hình khá phức tạp, đồi núi cao là chủ yếu (chiếm trên 70% tổng diện tích tự nhiên) được phân bố trên toàn xã, các vực sâu kết hợp với những dãy núi, các đồi thấp, tạo thành những cánh đồng bậc thang nhỏ hẹp nằm ở độ cao từ 400m đến 800m so với mặt nước biển. Địa hình đa phần là đồi núi, vùng thấp nhất có độ cao trên 250m so với mặt nước biển, núi cao trung bình từ 500m đến 600m, cao nhất có thể tới 800m và được chia cắt bởi các dãy núi cao, do vậy thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng.

Do đặc điểm của địa hình nên đất đai của Hà Hiệu được chia thành các loại chính như sau:

- Đất đồi gò (đất đỏ vàng) được hình thành do sự phong hóa của đá mẹ (như phiến thạch sét, đá mác ma axit, một số là đá mác ma trung tính và đá biến chất). Loại đất này phù hợp với việc phát triển rừng, cây ăn quả, cây đậu tương và phát triển kinh tế vườn đồi nói chung.

- Đất ruộng (sản phẩm của dốc tụ) chiếm (tỷ lệ nhỏ) khoảng 7,26% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, các cánh đồng chạy dọc theo các con suối nhỏ và

ven đường liên xã, thôn xóm. Do đặc điểm địa hình nên việc canh tác chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thủy văn nhất là vào mùa khô.

Nhìn chung, đất đai của xã Hà Hiệu không màu mỡ, hàm lượng mùn thấp, lân dễ tiêu nghèo, độ chua trung bình, đất ruộng có tầng canh tác mỏng nên cần có biện pháp cải tạo phù hợp như: Bón phân chuồng, phân xanh… Đất rừng có tầng đất mặt trung bình phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp đặc biệt là trồng cây làm nguyên liệu giấy như Tre, Trúc,….

c.Khí hậu, thủy văn

*Khí hậu

Hà Hiệu mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và mùa hè nóng có mưa [8]. Theo số liệu trạm khí tượng Ba Bể (trung bình 35 năm) thì nhiệt độ trung bình năm là 220C; tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình là 14,10C, tối thấp tuyệt đối là 0,60C; tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình là 27,50C, tối cao tuyệt đối là 39,90C. Tổng lượng mưa trong năm là 1457mm. Có 5 tháng mưa dưới 50mm là tháng 01, 02, 03, 11 và 12; có 5 tháng mưa trên 100mm là tháng 05, 06, 07, 08, 09; trong đó tháng cao nhất là tháng 06 (309,5mm). Độ ẩm không khí dao động từ 81 -85%. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, đặc điểm mùa này là mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào tháng 6, 7, 8 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa của các tháng này dao động từ 144,0 đến 309,5mm. Mưa tập trung nên thường gây lũ lụt cục bộ. Nhiệt độ trung bình ngày mùa này là 27,50C, số giờ nắng trung bình 7,3 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 5748,50C.

- Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa này có nhiệt độ trung bình ngày là 18,50C, lượng mưa ít, số giờ nắng trung bình là 3,8 giờ/ngày, tổng tích ôn toàn mùa là 2873,30C.

Nhìn chung, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc phát triển nông –lâm nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đồng đều nên vào mùa mưa hiện tượng

xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh mẽ, ngược lại vào mùa khô lại thiếu nước phục vụ cho sản xuất, điều đó ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng.

*Thủy văn

Mạng lưới thủy văn của xã có 33,39 ha sông suối, có con suối chính là suối Hà Hiệu chảy theo hướng từ Đông Bắc sang Tây Nam. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có các suối nhỏ (như suối Khuổi Duồng, Khuổi Liên, Khuổi Hiu, Khuổi Vài) và các khe rạch phân bố khá đều cùng với hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Mặc dù có nguồn nước dồi dào như vậy, nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay khu ruộng cao.

d.Các nguồn tài nguyên

*Tài nguyên đất

Đất đai của xã được hình thành từ đá mẹ như: Phiến thạch sét, đá mác ma axit, một số ít là đá mác ma trung tính và đá biến chất. Do đó có thể chia thành các loại đất chủ yếu sau:

- Đất phù sa sông suối.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.

- Đất nâu đỏ phát triển trên đá mác ma bazơ và trung tính. - Đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4006,66ha, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: 408,77ha chiếm 10,2%

- Đất lâm nghiệp: 3.001,27ha chiếm 74,94% - Đất công nghiệp: 5,17ha chiếm 0,13% - Đất thổ cư: 201,86ha chiếm 5,04%

Nhìn chung, phần lớn đất đai có hàm lượng mùn, lân, kali ở mức nghèo, mùn tổng số nhỏ hơn 2,0%. Chính vì vậy, qua phân hạng thuế nông nghiệp đất đai của xã chỉ có hạng 4, 5 và hạng 6, trong đó hạng 5 chiếm trên 60%.

*Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của Hà Hiệu đa dạng và phong phú, có nhiều chủng loại cây gỗ với tổng diện tích dất lâm nghiệp là 3.001,27ha [8]. Số diện tích rừng hiện nay chủ yếu là do Lâm trường, các hộ gia đình, cá nhân quản lý.

Thảm thực vật nguyên sinh của vùng này là kiểu rừng rậm mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngày nay, rừng nguyên sinh hầu như không còn tồn tại, hiện nay chỉ tồn tại các kiểu rừng tái sinh, rừng trồng, thảm guột, cây bụi… Rừng trồng thường gặp ở vùng thấp với các kiểu như rừng Keo, Mỡ, Bồ Đề, Thông và Bạch Đàn. Rừng tái sinh tự nhiên phân bố ở vùng cao hơn, đó là kiểu rừng rậm nhiệt đới, cận nhiệt đới, thường gặp các loài Lim Xẹt (Peltophorum tonkinensis), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Gạc hươu (Wendlandia glabrata)…. Thảm cỏ dưới rừng thường gặp là Cỏ lá tre to (Centotheca lappacea), Cỏ lá tre nhỏ (Acroceras munroanum),… trên các bãi cát ở bờ sông hay gặp là cỏ gà (Cynodon dactylon), cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ đắng (Papaslum scrobiculatum)….

*Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: Toàn xã hiện có 5,17 ha đất thủy lợi và nước mặt chuyên dùng và 60,51ha đất ao hồ, sông suối, đây là những nguồn nước mặt để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp và cân bằng môi trường sinh thái.

+ Nguồn nước ngầm: Mực nước ngầm của xã ở độ sâu trung bình từ 10m đến 25m là nguồn nước sạch cung cấp cho nhu cầu nước sinh hoạt của dân trong toàn xã, chủ yếu là khai thác từ các giếng khơi và giếng khoan.

*Tài nguyên nhân văn

Hà Hiệu gồm các dân tộc Tày, Kinh, Dao và một số dân tộc khác trong đó dân tộc Tày chiếm đa số, sống phân bố trên 14 thôn bản trong vùng. Do có nhiều dân tộc sống trên địa bàn nên phong tục tập quán tương đối đa dạng.

1.2.Đặc điểm kinh tế -xã hội a.Dân số và sự phân bố dân cư

- Tổng số hộ: 613 hộ với 2.836 khẩu, bình quân 3,9 khẩu/hộ

+ Hộ phi nông nghiệp: Chiếm 22,66%

+ Hộ nông nghiệp: Chiếm tỷ lệ lớn là 77,34%

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,49%/năm; tăng cơ học 0,04%.

- Tổ chức dân cư: Dân cư được phân bổ thành 14 thôn bản, hiện nay dân cư vẫn chưa được quy hoạch và bố trí thành cụm.

b.Lao động

- Tổng số lao động của xã: 1.545 người( chiếm 54,48%) , trong đó lao động nam là 782 chiếm (50,6%); lao động nữ là 763 chiếm (49,4%)

- Phân bổ lao động:

+ Lao động nông nghiệp: Chiếm 1.195/ 1.545 lao động (Chiếm 77,34%) + Lao động thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại: 229/1.545 lao động (Chiếm 14,82%) + Lao động khác chiếm 7,84%

- Chất lượng và phân bổ lao động: Tỷ lệ lao động cao chiếm 54,48% dân số là điều kiện thuân lợi để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tuy nhiên chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp vẫn dẫn đến số lao động thiếu việc làm khá nhiều, đặc biệt là lúc nông nhàn.

Nguồn nhân lực lớn, sức khỏe tốt, cần cù, chịu khó nhưng hầu hết là lao động chưa qua đào tạo mà chỉ dựa vào kinh nghiệm trong sản xuất do vậy trong giai đoạn tớ cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trên địa bàn xã nhằm xây dựng lực lượng lao động ổn định cho quá trình xây dựng NTM.

c.Hiện trạng kinh tế

- Các chỉ tiêu kinh tế chung:

+ Tốc độ phát triển kinh tế thời kỳ 2010 -2014 là: 18% Cơ cấu các thành phần kinh tế:

-) Nông nghiệp: 75%

-) Công nghiệp –xây dựng: 10,5% -) Dịch vụ thương mại: 14,5% + Thu nhập và đời sống:

-) Thu nhập bình quân đầu người/ năm là 7,4 triệu đồng/ người/năm

-) Phân tầng xã hội: Từ số liệu tổng hợp hàng năm của xã, phân tầng xã hội theo tiêu chí mới (400.000 đồng/người) năm 2014 là: 189 hộ, chiếm 30,83 % số hộ.

Đánh giá chung: Nông nghiệp vẫn chiếm phần quan trọng trong đời

sống kinh tế của xã nhà, mức thu nhập bình quân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao chiếm 12,48% (76/ 613 hộ)

- Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp xã Hà Hiệu chủ yếu là lúa, ngô chiếm 96,4% trong tổng thu nhập từ trồng trọt của xã.

+ Chăn nuôi

Là xã vùng cao chủ yếu là rừng núi, sản xuất lúa, ngô là chính, nên việc chăn nuôi đại gia súc phát triển mạnh phục vụ sức kéo, cày cho nông nghiệp.

Đất lâm nghiệp chiếm đa số nên điều kiện về thức ăn tự nhiên tốt nên việc chăn nuôi trâu bò rất phổ biến( 864 con trâu, 1435 con bò) , bình quân 2,3 con/ hộ, điều này cũng góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo của xã đạt mục tiêu sớm hơn so với kế hoạch.

Đàn lợn phát triển tương đối khá, số lượng tăng so với năm 2012 gần 800 con, do xã đang có dự án 3PAD hỗ trợ các hộ gia đình phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân nên mỗi hộ gia đình sẽ lần lượt được bốc thăm lợn nái giống.

Đàn gia cầm chủ yếu phát triển vịt, gà đồi, chăn thả tự nhiên nên số lượng không nhiều, do bị chết dịch nhiều mà dân chưa chú ý đề phòng.

Nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ lẻ, chưa trở thành hàng hóa lớn, chỉ nuôi dạng ao hồ nhỏ, các khe suối mục đích tận dụng diện tích, chủ yếu phục vụ cho gia đình, không đầu tư thâm canh. Toàn xã diện tích nuôi cá hàng năm chiếm 5,17 ha

- Tình hình phát triển thủ công nghiệp –xây dựng + Thủ công nghiệp

Tiểu thủ công nghiệp đang từng bước phát triển, năm 2013 toàn xã có 8 cơ sở sản xuất mộc dân dụng, 3 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (đúc gạch), 5 cơ sở chế biến lâm sản và 2 cơ sở thủ công nghiệp khác. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 1 doanh nghiệp tư nhân là Công ty TNHH MTV Ô Kim Chất. Tuy quy mô nhỏ lẻ, nhưng cũng đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho nhân dân.

+ Xây dựng

Xây dựng là nghề phụ nhưng thu hút được nhiều lao động nông nhàn và tăng thêm nguồn thu nhập của nhân dân trong xã, thu nhập bình quân 2,5 -3 triệu đồng/người/năm.

- Dịch vụ thương mại

Xã Hà Hiệu có địa điểm khá thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, là trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa nông sản và tiêu dùng cho các xã lân cận.

Chợ Hà Hiệu họp theo phiên (vào các ngày 4, 9), diện tích thoáng mát, cứ đến phiên chợ là nông sản hàng hóa được nhân dân trong và ngoài xã đến trao đổi mua bán tấp nập, là nguồn thu quan trọng cho ngân sách xã và tăng thu nhập cho nhân dân

d.Cơ sở hạ tầng

- Trụ sở xã:

Trụ sở xã hiện đang làm việc trên khuôn viên - Cơ sở y tế:

Trạm y tế xã có diện tích sử dụng đất là 1.000m2 đặt tại thôn Nà Ma, trong đó diện tích xây dựng là 200m2. Trạm y tế vừa mới được xây dựng 2 tầng và có đầy đủ các phòng làm việc.

- Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo:

+ Trường mầm non: Trường chính có diện tích 1.400m2 địa điểm tại thôn Nà Ma. Ngoài ra còn có các trường mầm non ở các phân trường vùng cao khác. + Trường tiểu học: trường chính có diện tích 4.000m2 địa điểm tại thôn Nà Ma. Ngoài ra còn có các phân trường vùng cao khác

+ Trường THCS: Trên địa bàn xã có 1 trường THCS với diện tích 3.900m2. Đánh giá: Trên địa bàn xã chưa có trường học nào đạt chuẩn quốc gia. Các phân trường chủ yếu là các lớp học tạm bợ, chưa có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập nên chất lượng học tập của các em học sinh còn kém.

- Cơ sở văn hóa, thể dục thể thao:

Hiện tại xã chưa có nhà văn hóa và khu thể thao trung tâm. Các hoạt động thể dục thể thao diễn ra trên địa bàn xã chủ yếu là trên các khu đất trống. Hoạt động thể dục thể thao chưa gắn liền với hoạt động văn hóa và vui chơi giải trí.

- Công trình văn hóa, tâm linh, tôn giáo:

+ Trên địa bàn xã có một đài tưởng niệm Liệt sĩ người có công với tổ quốc trong xã đặt tại thôn Thôm Lạnh.

+ Điểm bưu điện văn hóa xã đặt tại thôn Nà Ma có diện tích 200m2, diện tích xây dựng 60m2.

+ Xã có 1 loa truyền thanh cơ sở và một số loa đài đến các khu dân cư trong xã (8/14 thôn).

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin như sóng 3G góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng internet giúp nhân dân tìm kiếm thông tin, cập nhật KHKT, phương thức phát triển kinh tế…

- Giao thông:

+ Đường đối ngoại:

Có 1 tuyến đường quốc lộ qua địa bàn xã với chiều dài 7km và 2 tuyến đường tỉnh lộ tổng chiều dài 6,2km. Tổng số đường đối ngoại là 13,2km trong

đó đã được nhựa hóa 9km, tỷ lệ cứng hóa chiếm 68% so với tổng số. Các tuyến đường hiện nay đều đã xuống cấp cần được nâng cấp, sửa chữa.

+ Đường đối nội: -) Đường trục xã:

Có 3 tuyến đường qua xã tổng chiều dài 13,2 km, nền đường rộng 5m, mặt đường nhựa rộng 3,5m.

-) Đường thôn xóm

Có 4 tuyến đường liên thôn với tổng chiều dài 17,8km, hiện trạng là đường đất, tỷ lệ hóa cứng 0% so với tổng số.

-) Đường ngõ xóm

Có 41 đường nội thôn với tổng chiều dài 22,81km, trong đó đã được bê tông hóa 0,95km chiếm 4,2%; còn lại 21,86 km đường đất.

-) Đường giao thông nội đồng

Các tuyến đường giao thông nội đồng được kết hợp bờ vùng và bờ mương thủy lợi, tổng chiều dài 38,55km, đường đất, mùa mưa bị lầy lội. Hầu hết

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí môi trường tại xã hà hiệu, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w