Các vấn đề môi trường cấp bách tại tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí môi trường tại xã hà hiệu, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 28)

2. Cơ sở thực tiễn

2.3. Các vấn đề môi trường cấp bách tại tỉnh Bắc Kạn

Các vấn đề môi trường cấp bách phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay chủ yếu là các vấn đề sau:

- Môi trường đô thị, tình hình phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, các vấn đề môi trường đô thị

- Môi trường công nghiệp, hệ thống xử lý chất thải, những vấn đề môi trường khu công nghiệp, môi trường trong khu khai thác khoáng sản, môi trường lao động trong cơ sở sản xuất.

- Môi trường nông thôn và nông nghiệp: Sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật, tình hình VSMT nông thôn (nước sạch, rau sạch, chăn thả gia súc, công trình vệ sinh)

- ÔNMT, lãng phí tài nguyên trong việc quản lý, khai thác các dạng tài nguyên: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên khoáng sản…

2.4.Tình hình xây dựng nông thôn mới trên thế giới

a. Mỹ

Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới. Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.

Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí, theo các nhà môi trường, quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các nhà nghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá.

Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngày càng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn.

Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều. Đôi khi được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm 1940, Mỹ

có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại chỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong khoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu người năm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù cho dân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi. Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làm những việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình.

Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thị hay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phong cảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh. Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” và phong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức. [15]

b. Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý

các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu.

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng.

- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất

lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận.

- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn.

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./. [15]

2.5.Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Chương trình xây dựng thí điểm MHNTM trong thời kỳ CNH –HĐH được triển khai thực hiện theo Kết luận số 32-KL/TW ngày 20/11/2008 của Bộ Chính trị và Thông báo kết luận số 238-TP/TW ngày 7/4/2009 của Ban Bí thư về Đề án “Xây dựng thí điểm MHNTM”, nhằm tổ chức thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Chương trình đã thành công bước đầu và đạt được một số kết quả quan trọng.

Ngay trong những năm đầu triển khai, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM đã trở thành phong trào của cả nước, các nhiệm vụ về xây dựng NTM được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng các cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương khóa X đã trực tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm xây dựng MHNTM cấp xã tại 11 xã điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền. [14]. Các xã điểm được chọn bao gồm Thanh Chăn (Điện Biên), Tân Thịnh (Bắc Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương (Hà Nội), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Lập (Bình Phước), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (TP. Hồ Chí Minh), Mỹ Long Nam (Trà Vinh) và Đình Hòa (Kiên Giang).

Ở Đồng Nai: Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, đến nay, trên địa bàn

tỉnh này đã có 15 xã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM. Tỉnh Đồng Nai cũng đã trao danh hiệu cho các xã nói trên vì đã hoàn thành chương trình xây dựng NTM theo bộ tiêu chí của Trung ương. Ngoài bằng chứng nhận và giấy khen, mỗi xã đạt danh hiệu này còn được tỉnh Đồng Nai thưởng 500 triệu đồng.

Trong đó có các xã là Xuân Phú, Xuân Định, Xuân Hiệp, Suối Cao, Bảo Hòa, Suối Cát, Xuân Thọ thuộc huyện Xuân Lộc; Các xã Suối Tre, Hàng Gòn, Xuân Tân, Bình Lộc, Xuân Lập thuộc thị xã Long Khánh và xã Long Thọ thuộc huyện Nhơn Trạch; Xã Thanh Bình, huyện Trảng Bom; Xã An Phước, huyện Long Thành.

Cũng theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, đến nay toàn bộ 136 xã trên địa bàn tỉnh này đã hoàn thành quy hoạch và đề án xây dựng NTM. Trong 3 năm từ

2011 - 2013, Đồng Nai đã đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó hơn 1/3 là vốn đầu tư của doanh nghiệp và nhân dân đóng góp. Từ đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở khu vực nông thôn.

Cụ thể, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp từ 41 triệu đồng/ha vào năm 2009 tăng lên 87 triệu đồng/ha năm 2013. Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt hơn 32 triệu đồng, tăng bình quân 18%/năm so với cuối năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,22% đầu năm 2011 xuống còn 2% vào cuối năm 2013.

Được biết, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền ngay từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tới tận các hộ dân, nên ở Đồng Nai đã có sự đồng thuận cao trong nhân dân đối với việc xây dựng NTM.

Không những thế, nhiều nơi ở Đồng Nai đã có những cách làm riêng, sáng tạo, áp dụng cụ thể tại địa phương mình, do đó nhiều tiêu chí đã sớm hoàn thành, nhờ đó mà Đồng Nai là địa phương có số xã sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM luôn dẫn đầu khu vực Đông Nam bộ.

Điển hình như huyện Xuân Lộc, đây là địa phương đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai có 5 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Nguyên nhân là do Xuân Lộc đã xác định lợi thế chính của mình là sản xuất nông nghiệp, tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất, hạ chi phí đầu vào để nâng cao thu nhập cho người dân. Qua đó, Đảng ủy, chính quyền, đoàn thể dễ dàng vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng hạ tầng và các phong trào khác của địa phương, dự kiến, huyện Xuân Lộc sẽ có 14/14 xã hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM vào cuối năm 2014.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, tiến độ thực hiện chương trình NTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ở một số địa phương khác vẫn còn còn chậm so với Nghị quyết đề ra. Chính vì vậy, các cấp, sở, ngành và địa phương của Đồng Nai đang tích cực chủ động lập phương án hoạt động cụ thể đối với từng địa phương, phân tích nguyên nhân đạt thấp, đưa ra giải pháp khắc phục, nhằm hướng tới mục tiêu năm 2015, Đồng Nai sẽ có 34 xã điểm xây dựng NTM hoàn thành các chỉ tiêu đề ra./..[1]

Tại xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc:

Cuối tháng 11/2013, Ban chỉ đạo NTM huyện Vĩnh Tường đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu, đánh giá kết quả và lập hồ sơ, thủ tục công nhận đạt chuẩn NTM cho xã Ngũ Kiên.

Ngũ Kiên xây dựng NTM theo đúng phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính; Nhà nước, tỉnh, huyện đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí môi trường tại xã hà hiệu, huyện ba bể, tỉnh bắc kạn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w