Về chức năng ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 46)

2. Một vài nhận xét:

2.3.Về chức năng ngữ pháp.

Đa số các từ chỉ BPCTN tiếng Hán được mượn nguyên khối vào tiếng Việt thì chúng vẫn giữ nguyên được cương vị ngữ pháp như: đầu, xoang, tụỵ, Còn những từ khi mượn vào tiếng Việt có sự xung đột với các từ đồng nghĩa trong tiếng Việt thì chúng không thể tồn tại độc lập với tư cách là từ mà chúng chỉ có thể tham gia vào cấu tạo từ ghép tức là chúng đã bị giáng cấp ngữ pháp, chỉ là những từ tố, hình vị cấu tạo từ. Phân tích trường hợp sau đây làm ví dụ chúng ta sẽ nhận thấy rõ điều đó.

Nha (Hán): răng

Đây là một từ đơn tiết có thể hoạt động độc lập, đảm nhận những thành phần ngữ pháp khác nhau trong câu tiếng Hán. Khi ta nói:

("nha" trong trường hợp này là danh từ trung tâm làm chủ ngữ). Còn khi ta nói: ("nha" là danh từ làm tân ngữ).

Khi từ "nha" (Hán) được vay mượn vào tiếng Việt có sự xung đột với từ "răng" trong tiếng Việt nên nó không tồn tại độc lập thành từ được nữa mà chỉ xuất hiện trong một số tổ hợp với chức năng là thành tố cấu tạo từ như "nha khoa" (khoa răng), "nha sĩ" (bác sĩ răng)... Như vậy chức năng ngữ pháp của nó trong tiếng Việt đã bị giáng cấp so với nó trong tiếng Hán.

KẾT LUẬN

Quan niệm cho rằng từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống và hệ thống từ vựng bao gồm những hệ thống nhỏ hơn hệ thống con đã được các nhà từ vựng học, ngôn ngữ học chấp nhận từ lâu. Cái biểu hiện tính chất hệ thống của từ vựng một ngôn ngữ là khả năng có thể phân chia từ vựng của một ngôn ngữ nào đó thành các trường từ vựng ngữ nghĩa. Mặc dù quan niệm đã được hiểu như vậy song trong thực tế việc vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ cụ thể còn rất ít, nhất là nghiên cứu một phạm vi từ vựng cụ thể. Giới ngôn ngữ học trong nước cũng đã nghiên cứu nhiều về tiếng Hán  một thứ ngôn ngữ rất gần gũi với tiếng Việt nhưng việc nghiên cứu tính hệ thống của tiếng Hán nói chung cũng còn ít. Luận văn của chúng tôi là một sự cố gắng vận dụng quan niệm và lý thuyết tính hệ thống của từ vựng, đặc biệt là lý thuyết về trường từ vựng ngữ - nghĩa để nghiên cứu một phạm vi từ vựng cụ thể, đó là trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể con người.

Khi vận dụng quan điểm hệ thống, lý thuyết trường vào việc nghiên cứu các từ chỉ bộ phận cơ thể con người tiếng Hán, chúng tôi chủ yếu vận dụng hai kiểu quan hệ cấp loại: Quan hệ phân loại - loại và quan hệ phân loại toàn bộ - bộ phận và quan điểm trung tâm và ngoại vi để nghiên cứu phát hiện ra các từ ngữ cũng như quan hệ giữa các từ ngữ trong nội bộ trường chỉ bộ phận cơ thể người của tiếng Hán. Trong khi tập hợp, thống kê, phân loại, chúng tôi đã vận dụng quan niệm về các đơn vị thuộc bậc cơ sở của Berlin và Key có biến đổi đôi chút theo sự giới thiệu của Giáo sư Đỗ Hữu Châu. Làm như vậy cho phép chúng tôi trong luận văn phát hiện ra rằng những yếu tố cơ sở vừa chỉ các bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người, đồng thời vừa còn được dùng để tạo ra các từ phức hoặc các đơn vị định danh bậc hai khác cũng chỉ bộ phận cơ thể của con người.

Luận văn của chúng tôi đã trình bày toàn cảnh các đơn vị, các từ ngữ bao gồm trước hết là các từ đơn, tiếp đến là các từ phức và các ngữ định danh chỉ các bộ phận cơ thể con người trong tiếng Hán. Chúng tôi thấy rằng tất cả các bộ phận của con

người mặc dầu được gọi tên bằng những từ đơn, từ ghép hay danh ngữ và hình thức gọi tên có thể chặt chẽ ở các mức độ khác nhau nhưng những đơn vị mà chúng tôi tập hợp trong luận văn đều có giá trị thuộc bậc cơ sở và cần thiết quan trọng đối với người Hán. Mặt khác khi tập hợp các đơn vị chỉ BPCTN tiếng Hán chúng tôi cố gắng trình bày làm rõ quan hệ cấp loại (quan hệ phân loại -loại và quan hệ phân loại toàn bộ - bộ phận) chi phối các từ đơn, từ phức và danh ngữ chỉ các bộ phận cơ thể con người của tiếng Hán. Điều đó chúng tôi thấy rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu từ vựng của một ngôn ngữ và có thể áp dụng vào nghiên cứu các lĩnh vực, các trường từ vựng - ngữ nghĩa khác trong tiếng Hán.

Trong khi làm việc thống kê và chỉ ra quan hệ cấp loại của các từ chỉ BPCTN trong tiếng Hán, tiến hành so sánh đối chiếu với các từ Hán-Việt chỉ các bộ phận cơ thể tương đương trong tiếng Việt chúng tôi thấy rằng: các đơn vị từ vựng chỉ các BPCTN tiếng Hán khi chúng được mượn vào tiếng Việt về cơ bản chúng vẫn giữ nguyên hình thức cấu tạo Hán. Về ý nghĩa, phần lớn chúng vẫn giữ nguyên được nghĩa (bảo lưu nghĩa). Còn lại một số từ có sự biến đổi nghĩa nhất định như thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi sử dụng... Về chức năng ngữ pháp, đa số các từ chỉ BPCTN tiếng Hán được mượn nguyên dạng vào tiếng Việt thì vẫn giữ nguyên cương vị ngữ pháp. Còn những từ khi mượn vào tiếng Việt bị xung đột với các từ đồng nghĩa trong tiếng Việt thì chúng bị giáng cấp ngữ pháp không còn hoạt động độc lập, giữ chức năng ngữ pháp trong câu như ở trong tiếng Hán mà chỉ là những từ tố, hình vị cấu tạo nên từ ghép. Việc đối chiếu các từ ngữ của tiếng Hán với tiếng Việt ở lĩnh vực này trong các trường hợp cụ thể luận văn của chúng tôi đã chỉ ra được những điểm giống và khác nhau giữa hai ngôn ngữ: cũng giống như ở tiếng Việt, tiếng Hán là một ngôn ngữ phân tiết tính khá điển hình, bởi vậy, nhìn chung các từ thuần Hán ban đầu đều có hình thức một âm tiết. Các từ Hán có sẵn này là nền tảng cho vốn từ vựng tiếng Hán cả về phạm vi biểu đạt lẫn phương tiện cấu tạo từ. Song ở trường hợp từ vựng chỉ các BPCTN trong tiếng Hán, số lượng các đơn vị từ vựng nhiều hơn, gọi tên sự vật chi tiết hơn, thể hiện các phong cách chức năng khác nhau. Cũng qua sự so sánh, đối chiếu giữa hai ngôn ngữ chúng tôi thấy rằng giữa các từ chỉ BPCTN tiếng Hán và tiếng Việt tuy có phản ánh sự

chia cắt khách quan khác nhau nhưng về đại thể đồng nhất vẫn rõ ràng lớn hơn sự khác biệt.

Qua nghiên cứu về các từ chỉ bộ phận con người trong tiếng Hán và so sánh với tiếng Việt trên đây, có thể thấy được các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của lớp từ này đồng thời cũng thấy được sự khác biệt so với những từ Hán-Việt tương đương trong tiếng Việt. Điều đó sẽ ít nhiều giúp ích cho việc giảng dạy tiếng Hán cho người Việt và giảng dạy tiếng Việt cho người Trung quốc. Trong giảng dạy ngoại ngữ thì các giáo viên ngoại ngữ hay các chuyên gia ngôn ngữ không chỉ nắm được ngoại ngữ mà còn phải biết khắc phục được các hiện tương giao thoa ngôn ngữ do người bản ngữ thường chịu ảnh hưởng của đặc tính ngữ nghĩa trong ngôn ngữ của mình. Có như vậy người học mới nhanh chóng nắm vững thứ ngôn ngữ mình học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, mặc dù đã hết sức cố gắng song chúng tôi thấy không đủ điều kiện để tiếp tục trình bày những kết quả nghiên cứu của mình về nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nghĩa, thay đổi cương vị ngữ pháp của những từ Hán-Việt chỉ BPCTN trong tiếng Việt so với chúng trong tiếng Hán. Những nội dung này nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiếp theo.

Do kiến thức về ngôn ngữ học nói chung về tiếng Hán nói riêng còn nhiều hạn chế, nên luận văn chắc chắn còn nhiều điều bất cập. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến cho luận văn và sự quan tâm giúp đỡ của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu sau này để đề tài nghiên cứu có thể tiếp tục phát triển ở mức cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán (có so sánh với tiếng Việt (Trang 46)