Thương hiệu:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Trang 35)

Hiện nay, thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của một ngân hàng. Với tiền thân là NHTMCP Quế Đô hoạt động lỗ lã, sau 5 năm đổi tên, đổi mới hoạt động và phát triển, với khẩu hiệu “SCB luôn

hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, SCB đã khẳng định vị trí của mình

trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng. Tính đến quý 2/2008, SCB đã vươn lên đứng hàng thứ 5 về tổng tài sản trong số các NHTMCP trên địa bàn TP HCM và là ngân hàng đầu tiên có chính sách tặng thêm lãi suất tiền gửi cho người trên 50 tuổi (SCB đã đoạt cúp Vàng sản phẩm uy tín chất lượng năm 2005 do bạn đọc bình chọn qua mạng Thương hiệu Việt cho sản phẩm này). Ngoài mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả, SCB cũng rất chú trọng tham gia các hoạt động của cộng đồng, các công tác xã hội và từ thiện...và được xã hội ghi nhận như là một NH kinh doanh uy tín, hiệu quả, mang đậm nét nhân văn và hướng tới cộng đồng.

36

2.1.3.3 Sản phẩm:

Mặc dù SCB có riêng Phòng Nghiên cứu phát triển sản phẩm cá nhân nhưng nhiệm vụ chính của phòng còn yếu do nhân lực vừa thiếu, vừa yếu, lại kiêm cả công việc hot line, chăm sóc khách hàng và quản lý website, trang tin nội bộ. Do đó, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm của SCB còn mang tính chất tự phát, bị động và chỉ mạnh ở mảng tiền gửi tiết kiệm nên các sản phẩm chưa có tính hệ thống cao mà thường rời rạc và thiếu tính bứt phá, khác biệt hóa so với các sản phẩm khác trên thị trường.

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp các sản phẩm bán lẻ của SCB

Sản phẩm Phân tích và nhận xét

Nhóm sản phẩm tiết kiệm:

TK thông thường, TK tích luỹ linh hoạt, TK rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang, TK nhân văn, TK hưu trí, TK tích luỹ học tập, TK lạm phát vẫn có lãi, TK lãi suất tự động điều chỉnh...

Các sản phẩm tiết kiệm của SCB nội bật ở tính nhân văn và khả năng sinh lời cao, nhưng chưa tạo được sự khác biệt rõ nét so với các ngân hàng khác. Đặc tính của các sản phẩm được thiết kế quá phức tạp kiến cho các KH khó hiểu, khó tiếp cận. Đối tượng KH của SCB chủ yếu là các KH từ 50 tuổi trở lên.

Nhóm sản phẩm cho vay:

Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên, Cho vay hỗ trợ du học, Cho vay mua ô tô, nhà đất xây dựng, trang trí nội thất, Cho vay du lịch dành cho người cao tuổi, Thấu chi tiền gửi thanh toán khách hàng cá nhân.

Các sản phẩm cho vay cá nhân của SCB còn khá nghèo nàn so với các NH khác (thể hiện rất rõ qua biểu đồ). Hầu hết các sản phẩm ra đời nhưng vẫn chưa ‘được kích hoạt’, ngoại trừ cho vay tín chấp cán bộ nhân viên của SCB. Điều này cũng thể hiện phần nào khẩu vị của

37

SCB không mặn mà lắm với hình thức cho vay cá nhân – một mảng không thể thiếu nếu muốn phát triển dịch vụ NHBL.

Nhóm các sản phẩm khác

Thẻ, Kiều hối, SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking, DV chuyển tiền trong – ngoài nước..

Trong giai đoạn cạnh tranh như hiện nay, đặc biệt với mục tiêu kìm hãm sự tăng trưởng tín dụng quá nóng của Chính phủ Việt Nam thì việc đa dạng hoá các dịch vụ tài chính là một điều kiện vô cùng cần thiết đối với các NH, đặc biệt các NH có mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và triển khai các dịch vụ này của SCB còn khá đơn điệu và chưa thực sự tạo đươc ấn tượng mạnh trên thị trường như dịch vụ thẻ của VCB, EAB, Eximbank, kiều hối (EAB), kinh doanh vàng, ngoại tệ, dịch vụ tư vấn tà chính, mua bán kinh doanh bất động sản (Sacombank, ACB)...

Biểu đồ 2.2: So sánh sự đa dạng hoá sản phẩm của SCB, EAB và ACB 0 5 10 15 20 25 EA B SCB ACB Ngân hàng S l ư n g s n p h m

Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm

Cho vay

Thẻ Dịch vụ khác

38

Như chúng ta đã biết, qui mô của các NH trong nước lớn lên rất nhanh, khoảng cách giữa các ngân hàng ngày càng thu hẹp, không còn sự phân biệt giữa các NHTMNN và NHTMCP cùng với sự xuất hiện của các NH 100% vốn nước ngoài sẽ làm tính chất của thị trường thay đổi cơ bản bởi sự phong phú của sản phẩm, sự đa dạng trong cạnh tranh và sự phức tạp của cấu trúc khách hàng. Chính vì thể, sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công trong chiến lược hoạt động nói chung và chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng. Do đó, SCB phải nhanh chóng triển khai một quy trình phát triển sản phẩm chuyên nghiệp hơn trên cơ sở tiếp tục tận dụng và phát huy điểm mạnh của các sản phẩm tiền gửi, nghiên cứu – phát triển nhiều sản phẩm mới theo đúng định hướng của khách hàng, tránh tình trạng ‘sản phẩm chết’. Đặc biệt, các sản phẩm phải ‘lột tả’ được dấu ấn của SCB trong tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ (Trang 35)