Thành công, hạn chế, nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Thực trạng về mô hình sản suất và việc thực hiện các nội dung quản trị sản suất của VINA ACECOOK (Trang 43)

11. Mì hảo hảo (X) 1.000.000 gói 29/6/2014 6/7/

3.1. Thành công, hạn chế, nguyên nhân.

3.1.1. Những thành công

Chuyên gia văn hóa ẩm thực Mới đây, Hiệp hội mì ăn liền thế giới đã đưa ra nhận định rằng, mức tiêu thụ sản phẩm này tại Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Theo đó, tổng sản lượng thị trường trong nước hiện ở mức khoảng hơn 7 tỷ gói/năm, cùng doanh thu hơn 20.000 tỷ đồng. Báo cáo quý 3 năm 2013 của BMI nêu rõ, hiện có khoảng hơn 150 nhãn hàng mì ăn liền các loại của khoảng 50 doanh nghiệp trên thị trường.

Vina Acecook là thương hiệu dẫn đầu thị phần mì ăn liền trong cả nước, với tỷ lệ hơn 50%. Đặc biệt, câu chuyện thành công của Vina Acecook trong hai thập niên qua có liên quan mật thiết tới khả năng thấu hiểu văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tính đa dạng về vùng miền chính là một điểm độc đáo của ẩm thực Việt Nam, và việc đáp ứng đa dạng nhu cầu “ăn nhanh” của người tiêu dùng trong nước là thế mạnh cốt lõi của thương hiệu Vina Acecook.

Hiện công ty là nhà cung cấp có các dòng sản phẩm phong phú nhất Việt Nam, với gần 30 nhãn hiệu khác nhau ở mọi phân khúc thị trường, cùng hệ thống phân phối bao phủ cả nước. Sự khác biệt đến từ chất lượng Cuộc chiến giành thị phần mì ăn liền đang ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn cùng với sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng. Theo đó, các thương hiệu thuộc top 3 thị trường được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tung ra chiêu mới để bảo vệ thị phần của mình trước sức tấn công của các đối thủ kèo dưới. Không chỉ chiếm hơn 50% thị trường trong nước mà còn xuất khẩu tới hơn 40 thị trường nước

ngoài, Vina Acecook hiện vẫn dẫn đầu ngành mì ăn liền sau 20 năm gia nhập thị trường thực phẩm Việt Nam.

Để đạt được thành tựu này, nền tảng chính tạo nên thương hiệu mạnh của công ty là nội lực sản phẩm, mà tiêu chí hàng đầu dựa trên phương châm “biểu tượng của chất lượng”. Chất lượng là nền tảng thành công của Vina Acecook Sự tinh tế trong khẩu vị thưởng thức của người tiêu dùng hiện nay ngày càng cao, nên Vina Acecook luôn không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, với những hương vị mới phù hợp với văn hóa ẩm thực địa phương và làm hài lòng khách hàng. Công ty đã kết hợp hài hòa công nghệ hiện đại theo quy trình sản xuất Nhật Bản với những hương vị phong phú của ẩm thực Việt Nam để mang lại những sản phẩm độc đáo hơn, thơm ngon hơn, phục vụ người tiêu dùng trong nước cũng như mang hương vị Việt Nam giới thiệu cùng bạn bè thế giới. Các sản phẩm mang thương hiệu Vina Acecook như mì Hảo Hảo, Hảo 100, mì Lẩu Thái, miến Phú Hương, phở Đệ Nhất, bún Hằng Nga, hủ tiếu Nhịp Sống… đều tạo được ấn tượng tốt trên thị trường. Luôn lấy tiêu chí “biểu tượng của chất lượng” làm kim chỉ nam trong suốt hai thập niên hoạt động, Vina Acecook đang tiếp tục khẳng định uy tín của một thương hiệu lớn trên thị trường thực phẩm trong và ngoài nước.

Nguyên vật liệu.

Ưu điểm nổi bật của mì ăn liền Acecook là đứng về khía cạnh dinh dưỡng, đây là loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao do được chế biến từ bột mì và phụ gia có chứa các chất dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin, khoáng. Như vậy, về cơ bản sản phẩm mì sợi nói chung có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Trung bình 100 gr mì cung cấp 395 calo.

Bảng thành phần hóa học của mì sợi Thành

phần % Nước Protid Lipit Gluxit Xenlulo Tro

Mì sợi 12,5 11 1,1 74 0,5 1.0

Bảng hàm lượng Vitamin và khoáng trong mì sợi.

Vitamin Khoáng

B1 B2 PP Ca P Fe

Những thành công mà Acecook qua quá trình sản xuất đạt đươc thể hiện qua chính sản phẩm mà Acecook tạo ra

- Quá trình bảo quản mì tương đối đơn giản.

- Quá trình vận chuyển nhanh, gọn với thiết bị di chuyển hàng hiện đại, bốc, xếp hàng nhẹ nhàng phù hợp với đặc điểm dễ vỡ của sản phẩm.

- Dễ sử dụng, chế biến: chỉ cần cắt bao gói, cho nước sôi vào chờ một vài phút là có thể ăn được, đối với loại mì sợi mịn thời gian nấu chin chỉ khoảng 5 phút, đối với mì dạng khô thời gian nấu chin chỉ từ 15- 20 phút.

- Mì sợi có độ tiêu hóa cao, hàm lượng chất dinh dưỡng ổn định.

- Tổn thất chất khô trong quá trình nấu chin thấp thường khoảng 4-7%.

- Tùy theo phụ gia thêm vào mà ta có sản phẩm theo khẩu vị riêng của từng loại mì.

Với hàm lượng dinh dưỡng đảm bảo và hàm lượng chất hóa học cho phép Acecook đã đem đến cho người tiêu dùng một sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng.

Thành công trong việc xây dựng quá trình quản trị sản xuất

- Dự báo nguồn nguyên vật liệu tương ứng với hoạch định nhu cầu về sản phẩm dự định sản xuất

- Việc tổ chức mặt bằng sản xuất phù hợp với máy móc, quy trình sản xuất

- Công nghệ sản xuất tương đối hiện đại tại ra sự khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm mì ăn liền của Acecook không chỉ khác biệt về màu sắc, hình dáng mà còn tạo ấn tượng từ hương vị sản phẩm. Dựa vào đó Vina Acecook đã lựa chọn kế hoạch công nghệ phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. Việc Vina Acecook nhấn mạnh vào yếu tố chất lượng nên việc đầu tư vào công nghệ là khá rõ ràng. Bằng sự khéo léo trong việc kết hợp công nghệ sản xuất hiện đại theo quy trình của Nhật Bản với sự tinh tế trong hương vị của ẩm thực Việt, công ty đã cho ra đời những sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.

3.1.2. Những hạn chế

• Mặc dù giữ vị trí khá vững trong thị trương nhưng Acecook vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong khâu dự báo nhu cầu sản phẩm. Kết quả dự báo nhiều khi không chính xác dẫn đến dư thừa sản phẩm.

• Máy móc trang thiết bị vẫn còn cồng kềnh, mô hình sản xuất tương đối phức tạp.Cấu tạo phòng hấp: hình hộp chữ nhật bằng inox.Phòng hấp có hai lớp, ở giữa có lớp vật liệu cách nhiệt.Trong phòng hấp có bố trí các ống dẫn hơi có đục lỗ, hệ thống băng chuyền chạy bên trên. Cấu tạo thùng trộn nằm ngang bằng inox, trong có gắn hai trục cánh

khuấy. Hai trục chuyển động ngược nhau nhờ cơ cấu truyền động đai xích. Thùng trộn nằm ngang, có 2 trục quay và chuyển động ngược chiều nhau.Trên mỗi trục có 24 cánh trộn.

• Do sản phẩm của công ty mang tính cồng kềnh, dễ vỡ nên trong quá trình di chuyển hàng hóa dễ dẫn tới hư hỏng, biến dạng, nhiều sản phẩm đã qua kiểm định chất lượng nhưng lại bị hỏng do khâu vận chuyển tới kho hàng.

• Mặt bằng sản xuất vẫn còn hạn chế về cả diện tích lẫn không gian gây khó khăn trong khâu di chuyển hàng hóa.

• Quy trình đánh giá khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí. Chi phí cho quản lý chất lượng sản phẩm khá lớn do sử dụng phương pháp đánh giá: truy lùng dấu vết, người đánh giá sẽ đánh giá lần lượt từng công đoạn trong quá trình sản xuất.

• Các sự cố về thiết bị làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hình dạng bên ngoài của sản phẩm, làm tăng tỷ lệ phế phẩm. Những hư hỏng nhỏ thường là băng tải bị ngừng ở một công đoạn, vận tốc các công đoạn không đồng bộ, máy đóng gói bị trục trặc gây gián đoạn trong sản xuất, chi phí sửa chữa máy móc, trang thiết bị khá cao.

• Quy trình sản xuất khá phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau. 3.1.3. Nguyên nhân.

 Do phương pháp dự báo nhu cầu sản phẩm chưa phù hợp.  Sự sắp xếp máy móc thiết bị trong xưởng chưa hợp lý.  Khoảng cách giữa các khâu sản xuất vẫn còn xa.

 Việc phân bổ kinh phí cho mở rộng mặt bằng xản xuất chưa được chú trọng. 3.1.4 Giải pháp

- Nhóm giải pháp cơ sở vật chất :

+ Nên mở rộng thêm cơ sở sản xuất để giảm thiểu rủi ro di chuyển hàng hóa và bảo quản hàng hóa được tốt hơn

+ Đầu tư máy móc hiện đại để tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu công sức người lao động giúp tối giản hóa nhân lực, hiệu suất sản xuất cao, tỷ lệ phế phẩm thấp.

+ Nghiên cứu lại quy trình đánh giá hợp lý để tiết kiệm thời gian, chi phí : nên dựa vào máy móc để nhanh và chính xác, không cảm tính qua con người.

-Nhóm giải pháp nhân lực

+ Thuê chuyên gia dự báo đầu năm sản xuất để có những chiến lược sản xuất hiệu quả về dự báo nhu cầu sản xuất để sát với nhu cầu của thị trường tránh tồn kho quá nhiều.

+ Thu hút nhân tài về công ty để quản lý máy móc, có những ý kiến kỹ thuật sản xuất để quy trình sản xuất hoàn thiện và hiệu quả hơn.

+ Đào tạo nhân viên về việc đảm bảo vệ sinh an toàn trước khi vào phân xưởng và đào tạo về quy trình sản xuất để trong quá trình sản xuất không xảy ra sai sót

- Nhóm giải pháp về nguyên vật liệu đầu vào

+ Dự báo về nhu cầu sản phẩm là 1 bước rất quan trọng để hoạch định cung ứng nguyên vật liệu 1 cách chính xác. Do đó việc hoạch định NVL là nhân tố quyết định thành công của quá trình sản xuất

+ Nguyên liệu nhập về phải đảm bảo an toàn về sinh thực phẩm, bảo quản tốt để tránh hao hụt

+ Phải có 1 lượng dự trữ nhất định để quá trình sản xuất được chủ động không bị thiếu hịt trong sản xuất

- Nhóm giải pháp về quan trị

+ Các nhà quản trị liên tục cập nhật những máy móc hiện đại tiên tiên để phù hợp với xu thế phát triển của nền công nghiệp. Các công việc phức tạp hướng đến tụ động hóa hoàn toàn để giảm thiểu sai sót và nâng cao năng suất

Một phần của tài liệu Thực trạng về mô hình sản suất và việc thực hiện các nội dung quản trị sản suất của VINA ACECOOK (Trang 43)

w