Quản trị cung ứng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng về mô hình sản suất và việc thực hiện các nội dung quản trị sản suất của VINA ACECOOK (Trang 37)

Lượng cầu dự báo trong năm 2014 sẽ là:

2.6. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu

2.6.1. Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Nguyên liệu chính

- Bột mì (82-84%) ngoài ra còn trộn thêm tinh bột để giảm giá thành sản phẩm và tăng độ dai cho sợi mì

- Các chất phụ gia được pha vào nước trộn bột gồm: + Muối 2-4% so với lượng bột

+ Bột màu thực phẩm + Na2CO3, K2CO3

- Súp :

+ dầu tinh luyện

+ gia vị (tiêu, muối, đường, bột ngọt, hành lá sấy).

Về nguyên tắc cơ bản thì sản phẩm gạo ăn liền nguyên liệu chính là gạo. Acecook lựa chọn nguyên liệu gạo từ những nhà cung cấp uy tín trên thị trường, chất lượng gạo tốt và tính đồng đều ổn định cao. Để đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, Acecook đã thực hiện công tác kiểm tra ngay từ bước chọn nguyên vật liệu.

Hiện nay Acecook đã dần dần thay thế nguyên liệu nhập khẩu trước đây bằng nguyên liệu có sẵn trong nước vừa để giảm giá thành sản xuất vừa giải quyết vấn đề ứ đọng nguồn nguyên vật liệu trong nước

Acecook còn xây dựng bảng tiêu chuẩn lựa chọn nguyên liệu đầu vào đồng thời luôn có bộ phận kiểm tra nguyên liệu để ra soát ngay tại đơn vị cung cấp theo định kỳ. Việc này đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm của Acecook Việt Nam đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.

Acecook đang áp dụng các quy trình công nghệ Nhật Bản vào trong quá trình sản xuất các sản phẩm gạo. Ngoài ra là đơn vị xuất khẩu hơn 40 nước trên thế giới, do vậy Acecook còn phải áp dụng những tiêu chuẩn hết sức khắt khe của các quốc gia như : Mỹ, Châu Âu…. Căn cứ vào số liệu thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam thì ngành mì ăn liền vẫn có sức tiêu thụ lớn nhất chiếm 91%. Các sản phẩm phở ăn liền xếp thứ 2 (chiếm 5%), hủ tiếu

ăn liền xếp thứ 3 (chiếm 2%) và bún ăn liền xếp thứ 4 (chiếm 1,2%). Tuy mức tiêu thụ trên vẫn còn khá nhỏ so với ngành mì sợi nhưng do đặc thù về sự đa dạng của văn hóa ẩm thực, sử dụng gạo làm thực phẩm chính, sự phát triển theo hướng trẻ , năng động… dự báo trong ngành hàng thực phẩm ăn liền chế biến từ gạo ăn liền sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Vina Acecook tiếp tục đầu tư thị trường thực phẩm ăn liền chế biến từ gạo, trong tương lai sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng hơn, đa dạng hơn về khẩu vị , cấp giá nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng việt nam. Ngoài ra , Vina Acecook sẽ thúc đẩy mạnh hơn nữa các công tác xuất khẩu , mang sản phẩm gạo ra giới thiệu cùng bạn bè thế giới.

Lượng sản xuất trong 1 ngày khá là lớn nên nguồn nguyên liệu lúc nào cũng phải có sẵn để đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra thông suốt. Ví dụ trong 1 ngày ở nhà máy sản xuất mì tôm Acecook ở Hưng Yên sử dụng 100 đến 200 tấn bột mì và 30 tấn dầu mời phục vụ cho việc chiên mì

Ví Dụ: Hoạch định nguyên liệu với sản phầm mì tôm Hảo Hảo

Cấp 0

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Sản phẩm hoàn chỉnh mì Hảo Hảo (X)

Súp (C) Nước trộn bột (B) Bột mì (A) Dầu tinh luyện (E) Gia vị (D) Hành lá sấy (K) Tiêu (I) Bột ngọt (H) Đường (G) Muối (F)

Bảng 1: Thời gian cần thiết để nhập các nguyên liệu sản xuất cho 1 triệu gói mì hảo hảo

STT Nguyên liệu Thời gian cung cấp hoặc sản xuất

1. Bột mì (A) 2 ngày

2. Nước trộn bột (B) 1 ngày

3. Súp (C) 1 ngày

4. Gia vị (D) 2 ngày

5. Dầu tinh luyện (E) 1 ngày

6. Muối (F) 1 ngày

7. Đường (G) 1 ngày

8. Bột ngọt (H) 1 ngày

9. Tiêu (I) 1 ngày

10. Hành lá sấy (K) 1 ngày

11. Mì hảo hảo (X) 1 ngày

Sơ đồ cấu trúc sản phẩm mì Hảo Hảo theo thời gian

Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5

Thời gian để chuẩn bị nguyên vật liệu và sản xuất 1triệu gói mì tôm hảo hảo là 5 tuần Như vây có thể thấy rằng việc hoạch định 1 nhu cầu và thời gian nhập nguyên vật liệu sẽ giúp chúng ta có thể chủ động trong quá trình sản xuất vè thời gian cũng như nguồn lực để quá trình sản xuất được diên ra tốt hơn không bị ngưng trệ

Mua F Mua G Sản xuất D Mua H Sản xuất C Mua I Mua K Mua E Sản xuất X Mua A Mua B

2.6.2. Xác định kích thước lô hàng nguyên vật liệu

Acecook áp dụng phương pháp mua theo nhu cầu, theo phương pháp này thì dựa theo dự báo nhu cầu sản phẩm trong thời gian sắp tới thì công ty sẽ mua tương ứng số nguyên vật liệu phù hợp cho quá trình sản xuất không bị ngắt quãng. Để xác định được kích thước lô hàng, công ty sẽ căn cứ vào lượng nguyên vật liệu, bộ phận sản phẩm cần thiết để phục vụ sản xuất ở mỗi giai đọan để xác định lượng mua vào, đặt hàng bên ngoài hay tự sản xuất. Ví dụ lượng hàng tháng Tết tiêu dùng lớn hơn rất nhiều những tháng bình thường nên đòi hỏi công ty phải mua lượng nguyên vật liệu nhiều hơn.

Bảng 2: Kích thước lô hàng nguyên vật liệu sản xuất Hảo Hảo tháng 6 năm 2014

STT Nguyên liệu Số lượng Thời gian đặt

hàng Thời gian nhậnhàng

1. Bột mì (A) 1500 tấn 15/6/2014 29/6/2014

2. Nước trộn bột (B) 600 lít 22/6/2014 29/6/2014

3. Súp (C) 3,5 tấn và 100 lít 22/6/2014 29/6/2014

4. Gia vị (D) 3,5 tấn 8/6/2014 22/6/2014

5. Dầu tinh luyện (E) 100 lít 15/6/2014 22/6/2014

6. Muối (F) 1 tấn 1/6/2014 8/6/2014

7. Đường (G) 1tấn 1/6/2014 8/6/2014

8. Bột ngọt (H) 0,5 tấn 1/6/2014 8/6/2014

9. Tiêu (I) 0,5 tấn 1/6/2014 8/6/2014

10. Hành lá sấy (K) 0,5 tấn 1/6/2014 8/6/2014

Một phần của tài liệu Thực trạng về mô hình sản suất và việc thực hiện các nội dung quản trị sản suất của VINA ACECOOK (Trang 37)

w