Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG CHẾ BIẾN THỦY SẢN (Trang 29)

3. Tổ chức thực hiện ĐTM

4.2.2. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí

Như trình bày trong chương 3, hoạt động của nhà máy dùng than hoặc dầu sẽ có tác động mạnh đến môi trường không khí do lượng khí thải chứa nhiều chất ô nhiễm rất lớn. Do vậy để giảm thiểu tác động môi trường không khí có thể xem xét áp dụng các biện pháp sau:

- Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp. - Áp dụng công nghệ tiên tiến.

- Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mối tương quan với lưu lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực.

- Trong các phân xưởng của nhà máy cần phải được thiết kế đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, đảm bảo thông thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong công trình nhất là tại những vị trí thao tác của người công nhân bằng cách thiết lập hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút, thông gió chung hoặc thông gió cục bộ (phân xưởng nghiền bột, phòng vận hành máy lạnh, phân xưởng chế biến,...).

- Tại các nguồn sinh ra khí thải độc hại và bụi cần lắp đặt các thiết bị xử lý khí, bụi có công suất phù hợp đảm bảo khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

- Sử dụng hóa chất tẩy rửa và khử trùng đúng liều lượng, đúng cách để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí bên trong và bên ngoài nhà máy.

Những phương pháp thường được áp dụng đối với việc xử lý khí độc đặc biệt là SO2, NH3 là phương pháp hấp thụ dạng đệm hoặc dạng đĩa, phương pháp hấp thụ, phương pháp oxy hoá khử...

Các loại thiết bị lọc bụi than thường được áp dụng là: lọc bụi ống tay áo, lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý cần thiết để giảm thiểu việc sinh bụi do hoạt động của các phương tiện vận chuyển.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG CHẾ BIẾN THỦY SẢN (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w