3. Tổ chức thực hiện ĐTM
4.1. Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm và sự cố
Ðây là một trong những biện pháp rất quan trọng vì nó cho phép làm giảm lượng chất thải ngay tại nguồn và khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường do các chất ô nhiễm gây ra. Biện pháp này có thể được thực hiện theo các hướng sau:
- Quy hoạch hợp lý mặt bằng tổng thể của Dự án trên cơ sở xem xét đến các vấn đề môi trường có liên quan như:
+ Lựa chọn hướng hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất các điều kiện thông gió tự nhiên góp phần cải thiện môi trường lao động bên trong nhà máy.
+ Xác định khoảng cách giữa các hạng mục công trình trong nhà máy cũng như giữa nhà máy và các khu dân cư để đảm bảo sự thông thoáng giữa các công trình, hạn chế lan truyền ô nhiễm, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu những ảnh hưởng trực tiếp do chất thải đối với con người và các công trình xung quanh.
+ Bố trí hợp lý các công đoạn sản xuất, các khu phụ trợ, khu kho bãi, khu hành chính và có dải cây xanh ngăn cách có tỷ lệ diện tích cây xanh trên tổng diện tích đất sử dụng của dự án hợp lý (có thể lên tới 20 - 25%). Các hệ thống thải khí, ống khói của nhà máy cần bố trí ở các khu vực thuận lợi cho việc giám sát và xử lý.
+ Khu vực bố trí trạm điện, khu XLNT tập trung, xử lý rác thải cần được đặt ở phía cuối hướng gió chủ đạo.
- Áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch hơn, ít chất thải.
- Thực hiện nghiêm túc Quy trình vận hành an toàn máy móc thiết bị, định mức nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.
Tại các cơ sở CBTS quy mô công nghiệp việc áp dụng tiêu chuẩn ngành, nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị công nghệ, áp dụng ISO 14000, GMP, SSOP, HACCP, SXSH, kiểm toán năng lượng... Các chương trình này đều gắn với yếu tố môi trường, bảo vệ môi trường, giảm thiểu các chất gây ONMT một mặt giúp cơ sở đảm bảo CL&VSATTP; mặt khác hỗ trợ công tác quản lý môi trường được tốt hơn.