Thực trạng quảng cáo trên Tienphong Online

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo trực tuyến khảo sát từ 01 2009 đến năm 09 2011 (Trang 55)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2Thực trạng quảng cáo trên Tienphong Online

Sự ra đời và phát triển của Tienphong Online

Trang chủ của Tienphong Online

Báo Tiền phong từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Trên con đường phát triển và hội nhập, Báo Tiền Phong điện tử ra đời là sự phát triển tất yếu phù hợp với xu hướng hiện đại của báo chí trong và ngoài nước.

Ngày 16 tháng 1 năm 2005 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên chặng đường lịch sử 55 năm của báo Tiền Phong: Báo tiền phong điện tử chính thức ra mắt bạn đọc trên toàn thế giới ở địa chỉ website: www.Tienphongonline.com.vn.

Sau khi ra đời chưa đầy 1 năm, Tienphong Online đã nhanh chóng đứng vào hàng ngũ 5 tờ báo có bạn đọc nhiều nhất Việt Nam, trở thành một tờ báo có uy tín và sức phát triển trong làng BTT. Hàng loạt các diễn đàn, giao lưu trực tuyến, bàn tròn trực tuyến nóng hổi và nghiêm túc trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống do Tienphong Online tổ chức đã thực sự thu hút được một

51

lượng lớn độc giả trong và ngoài nước tham gia. Ngoài ra, Tienphong Online cũng là một trong những tờ báo thường xuyên tường thuật trực tuyến nhiều sự kiện chính trị - xã hội đáng quan tâm của đất nước. Có thể nói, cùng với những trang báo trực tuyến khác, Tienphong Online đã và đang trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của hàng triệu độc giả trong và ngoài nước mỗi giờ, mỗi ngày qua.

Cũng giống như một số tờ BTT nằm trong tờ báo in khác, trong tổ chức bộ máy hoạt động, Tienphong Online đứng đầu vẫn là Tổng biên tập, sau đó là Phó tổng biên tập, Thư ký tòa soạn và đến các phóng viên, họa sỹ trình bày…

Tienphong Online có cơ cấu nhân sự hết sức gọn nhẹ và ít người. Tổng số phóng viên của TPO là 15 người, trong đó có 11 phóng viên - biên tập viên – Thư ký tòa soạn (tức là bộ phận nội dung), 4 người còn lại làm kinh doanh, kỹ thuật, hành chính giám sát.

Hầu hết đội ngũ phóng viên của Tienphong Online (TPO) đều phải làm việc kiêm nhiệm, một người phải đảm nhiệm nhiều mảng hoạt động. Những người này được gọi chung là Biên tập viên, họ có nhiệm vụ hàng ngày viết bài, dịch bài, tổng hợp, biên tập từ những báo khác… để đẩy lên các chuyên mục của TPO.

Cũng giống như những BTT khác, mỗi khi có sự kiện nóng, TPO cũng huy động các phóng viên, biên tập viên vào cuộc. Và những người này thường làm việc với cường độ rất cao để đáp ứng nhu cầu công việc.

Bên cạnh đó, vì nằm trong báo in Tiền phong nên TPO có mối quan hệ hỗ trợ với báo in Tiền phong để cùng phát triển. TPO góp phần quảng cáo cho Tiền phong giấy (TPP) và ngược lại.

TPO sử dụng nguồn bài vở trên TPP nhưng đã dần tạo ra bản sắc riêng của mình thông qua lựa chọn nội dung tuyên truyền chủ yếu, tận dụng công

52

cụ trực tuyến TPO góp phần cho TPP sinh động, phong phú và gần bạn đọc hơn qua công cụ trực tuyến và bài vở phụ trợ.

Hiện nay, TPO có 12 chuyên mục như Thời sự, Kinh tế, Pháp luật, Thể thao, Văn hóa, Quốc tế, Giới trẻ, Khoa-Giáo, Sức khỏe, Đẹp, Xe, Phóng sự, Chuyên mục khác. Ông Lê Minh Toản – Tổng Thư ký tòa soạn cho biết, tiến tới trong tương lai, TPO phải khẳng định được vị trí của mình để góp phần khẳng định thương hiệu Tiền phong và thu hút quảng cáo.

Tuy có tôn chỉ, mục đích rõ ràng, song trong quá trình tác nghiệp với mục đích tăng lượng người đọc, TPO cũng như nhiều trang điện tử khác có phần nghiêng về tổng hợp những sự kiện giật gân câu khách. Tuy nhiên, đây chưa hẳn đã là cách hay, vì dù sao phần lớn trong số những thông tin đó cũng chỉ là thông tin mang tính giải trí, giải đáp tò mò. Và những thông tin đi vào bản chất vấn đề xã hội, ảnh hưởng đến nhiều người, có ý nghĩa xã hội mới là những tin bài có giá trị thật sự.

Hầu hết BTT ở Việt Nam hiện nay đều có đối tượng bạn đọc rất lớn là Việt kiều đang sinh sống ở khắp nơi trên thế giới, TPO cũng vậy. Vì thế, việc quảng bá TPO đối với bạn bè quốc tế là hết sức cần thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn ý nghĩa lớn về mặt chính trị.

Tuy có điểm cần kiện toàn, song phải thấy TPO tuy mới nhưng đã bắt kịp nhịp phát triển của BTT nói chung, tạo ra sự đa dạng, sinh động trong lòng BTT ở Việt Nam.

Quảng cáo trên Tienphong Online

Ngay từ khi mới ra đời đến nay, có thể nói TPO đã khẳng định được vị thế của mình nhờ vào thương hiệu mà tờ báo giấy đã có được. Lúc mới ra đời, trang web này đã nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc bởi tất cả những gì có ở báo giấy đều được “copy” lại trên kênh trực tuyến. Không những thế,

53

những thông tin giải trí trong và ngoài nước cũng được cập nhật thường xuyên như những trang điện tử khác.

Cũng như nhiều trang trực tuyến khác, TPO rất coi trọng việc hoạt động kinh doanh, quảng cáo bởi đây là một trong những tờ báo tự thu chi 100%. Đời sống của đội ngũ làm báo (cả báo giấy và BTT) khá cao. Tuy nhiên, BTT thấp hơn, do nhiều doanh nghiệp (khách hàng quen) đã quen với việc quảng cáo trên báo giấy, chính vì thế, trang online của Tienphong quảng cáo ít hơn.

Năn 2008, doanh thu quảng cáo của TPO là 1,5 tỷ, năm 2009 là 1 tỷ, năm 2010 là 800 triệu và dự kiến năm 2011 là 500 triệu. Nhìn vào các con số có thể thấy, doanh thu quảng cáo trên TPO đang có chiều hướng giảm. Đây cũng là khó khăn chung của quảng cáo trên nhiều trang điện tử năm nay. Lý do là vì nền kinh tế suy thoái, đây được xem là lý do quan trọng và quyết định nhất. Bên cạnh đó là vì có nhiều trang web mới ra đời, phân phối lại thị phần và do cách thu hút quảng cáo từ các doanh nghiệp chưa được tốt… Hơn nữa, với 1 triệu lượt truy cập mỗi ngày (trong khi một số trang trực tuyến khác là vài chục triệu lượt) nên khó hút được quảng cáo từ các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có thể thấy, TPO đang cố gắng để cải thiện tình hình bằng chất lượng tin bài. Thế nhưng, có lẽ hướng đi của TPO chưa đúng. Trên mục Văn hóa của trang web này có rất nhiều những tin gây sốc, chẳng hạn như bài viết “Sao Việt: Mốt áo mỏng khoe ngực khủng” số ra ngày 14/6/2011 khiến nhiều độc giả trung thành của Tiền Phong thấy phản cảm bởi từ trước đến giờ, họ xem Tiền Phong là một tờ báo chính thống có những thông tin hữu ích đối với công chúng. Vì thế, những người thích tin sốc họ sẽ tìm đến những trang chuyên về giải trí chứ không phải Tienphong. Và đó là lý do tại sao lượt truy cập của website này thấp hơn so với một số trang điện tử mới ra đời khác và không hút được quảng cáo.

54

Bài viết “Sao Việt: Mốt áo mỏng khoe ngực khủng” số ra ngày 14/6/2011 trên TPO

Người ta vẫn lầm tưởng rằng khi càng có nhiều tin nóng, sốc, giật gân, thu hút nhiều độc giả… sẽ giúp cho các BTT kiếm được nhiều tiền hơn từ quảng cáo. Nhưng sự thật lại chưa hẳn như vậy.

Không ai có thể phủ nhận một thực tế rằng độc giả của các BTT luôn luôn “khát” những tin tức mới, lạ, độc đáo và bất ngờ, khiến họ không thể không bấm chuột vào đọc. Mỗi khi có tin “sốc” kiểu như Lindsay Lohan lại phải vào trại cai nghiện, hãng xe hơi nào đó phải thu hồi sản phẩm vì lỗi… lượng truy cập vào các BTT này lập tức tăng vọt. Tuy nhiên, nguồn thu chính của hầu hết các tờ báo lại là lượng người truy cập vào các quảng cáo đăng trên website của họ. Vậy lượng người truy cập có đồng nghĩa với lượng “click” vào quảng cáo hay không? Theo Perfect Market, một công ty chuyên tư vấn, hỗ trợ kinh doanh cho các BTT, thì câu trả lời là: Không.

55

Ở Việt Nam, trong ngành quảng cáo trực tuyến hiện nay thì có 2 công

ty đứng đầu nắm 50% thị phần, công ty thứ 3 nắm khoảng 15%, những công

ty khác chia nhau 25% còn lại và Tienphong Online nằm trong số 25% này. Và 3 công ty dẫn đầutheo thứ tự 1,2,3 là FPT, 24H và VC Corp do lượng truy cập lớn gắn liền với thông tin đặc trưng của mỗi trang.

Cũng giống như nhiều trang điện tử khác, hình thức quảng cáo bắt gặp trên TPO là banner. Các banner này có dạng tĩnh hoặc động và hầu hết trong số đó đều liên kết đến các trang web của các doanh nghiệp, công ty cần quảng cáo. Tất nhiên, ở đây không nói đến những banner dẫn đến một chuyên mục nào đó của trang như các cuộc thi mà TPO tổ chức: Cuộc thi tìm hiểu Đường Hồ Chí Minh trên biển, Cuộc thi Văn hóa giao thông - Ứng xử của bạn…

Một điều cũng dễ nhận thấy ở các banner quảng cáo trên TPO là rất nhiều quảng cáo cho các trường đại học, cao đẳng cả trong và ngoài nước. Đây có lẽ là đặc trưng của TPO, bởi Tiền phong là “thương hiệu” gắn liền với những gì liên quan đến giáo dục.

Một số banner quảng cáo gặp trên trang chủ của TPO

Bên cạnh đó, bài PR cũng là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến mà TPO sử dụng. Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì PR là một trong những công cụ chiến lược không thể thiếu trong

56

việc giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh này. Quan hệ cộng đồng (Public Relations, hay viết tắt là PR), đóng vai trò chiến lược trong xây dựng thương hiệu, đang là xu hướng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó có TPO.

28,5 triệu đồng để sở hữu Honda Vision: Một bài PR trên mục Xe của TPO

Như vậy, trên TPO, hình thức quảng cáo là banner và bài PR. Thế nhưng, với doanh thu quảng cáo thu được năn 2008 là 1,5 tỷ, năm 2009 là 1 tỷ, năm 2010 là 800 triệu và dự kiến năm 2011 là 500 triệu thì đây là những con số quá “khiêm tốn”.

Lý giải cho việc này là bởi TPO có lượng độc giả quen thuộc của Tiền phong báo giấy (TPP), mà những doanh nghiệp quảng cáo lại là khách hàng quen của TPP nên họ chỉ quảng cáo trên TPP chứ không “mặn mà” lắm với TPO.

Và vì nội dung thông tin trên TPO chưa được định hướng rõ ràng, chưa hẳn là mạnh về Tin tức như VnExpress hay mạnh về Giải trí như 24H nên thu

57

hút được ít sự chú ý của độc giả. Với lượng truy cập 1 triệu lượt/ngày là lý do khiến các doanh nghiệp “không dám” quảng cáo trên TPO. Thay vào đó, họ tìm đến những trang có lượng truy cập lớn như 24H với hơn 20 triệu lượt/ngày hay VnExpress với khoảng 15 triệu lượt/ngày.

2.2.3 Thực trạng quảng cáo trên trang tin điện tử 24H.COM.VN

Sự ra đời và phát triển của 24H.COM.VN

Trang chủ của trang tin điện tử 24H.COM.VN

Năm 2003, khi công nghệ về đường truyền của Việt Nam thay đổi, Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến 24H ra đời với số thành viên

58

ban đầu chỉ có 3 người. Tháng 8/2004, tức là nửa năm sau đó Website 24H.COM.VN đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Website này chính là nơi Tổng giám đốc Phan Minh Tâm thử nghiệm và hoàn thiện các ý tưởng về quảng cáo trực tuyến của mình.

Ngày 18/12/2004 số lượt truy cập vào 24H.COM.VN đạt con số 1 triệu. Tuy đạt được thành tích về lượt truy cập nhưng lúc này Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến 24H đang phải đối mặt với nguy cơ lỗ lớn, thậm chí phá sản vì chưa hề nhìn thấy nguồn thu nào trong khi toàn bộ vốn đầu tư đã đổ hết vào 24H.COM.VN với vô số khoản chi như lương, thưởng cho 40 nhân viên, phí đặt chỗ và đường truyền cho 9 server, chi phí văn phòng 2 miền, chi phí tham gia các cuộc triển lãm công nghệ thông tin...

Trong hoàn cảnh khó khăn, lãnh đạo công ty đã đưa ra chương trình làm việc khoa học cho nhân viên, vừa trực tiếp kiêm luôn cả công việc bán hàng. Và khi ấy thì ngay cả các đối tác khó tính nhất của Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến cũng bị chinh phục bởi sự hiểu biết, niềm tin, nhiệt huyết cùng với các giải pháp kỹ thuật sáng tạo của Ban giám đốc 24H.

Khó khăn dần cũng được giải quyết. Tiếng vang của 24H ngày càng lan xa. Tháng 2/2005, Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến đầu tiên với giá trị 50 triệu đồng. Những tháng sau đó, khách hàng đăng ký quảng cáo đông dần lên. Từ nguy cơ bị phá sản, Công ty Cổ phần Dịch vụ quảng cáo trực tuyến 24H đã bước đầu thu lợi nhuận.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tác giả của luận văn này, ông Phan Minh Tâm cũng cho biết: 24H.COM.VN chỉ là mô hình để chứng minh hiệu quả của quảng cáo trực tuyến ở Việt Nam, còn bước đi tiếp theo của công ty sẽ là nhân rộng mô hình thành công đó ra hầu hết các website lớn nhỏ ở Việt Nam. Ông cũng không giấu tham vọng sẽ chiếm ngôi vị quán quân, nắm giữ phần lớn thị phần của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam.

59

Chính 24H cũng từng làm cho giới kinh doanh quảng cáo và quảng cáo trực tuyến phải “sốc” khi năm 2006 đã ký được hợp đồng làm đại lý bán quảng cáo độc quyền cho BTT Vietnamnet trong vòng 10 năm. Thành công này chính là một bước đi quan trọng tiến đến mục tiêu đó. Từ 3 thành viên của những ngày đầu, giờ đây số nhân viên của công ty tại cả hai miền đã lên đến con số 300 (170 ở miền Bắc, 60 ở miền Nam và 70 CTV ở cả hai miền) quy tụ được những người trẻ sáng tạo.

Quảng cáo trên 24H.COM.VN

Có thể thấy, 24H.COM.VN là một trong 2 công ty đang dẫn đầu thị phần quảng cáo trực tuyến. Hiện doanh thu quảng cáo của công ty này trong mấy năm gần đây tăng rất mạnh, nếu như năm 2009 là 64 tỷ VNĐ thì năm 2010 là 80 tỷ và dự kiến doanh thu năm 2011 là 120 tỷ. Về số lượng hợp đồng quảng cáo của 24H: năm 2010 - 2000 hợp đồng; 2011 – 3000 hợp đồng; Mục tiêu 2012 – 4000 hợp đồng. Có được những con số ấn tượng này là nhờ vào việc 24H đã hút được khoảng hơn 20 triệu lượt truy cập/ngày.

Điều đáng chú ý là, không phải ngẫu nhiên mà 24H lại có được thành công như hôm nay. Nhiều người nói về 24H như một “Câu chuyện thần kỳ” nhưng không hẳn vậy, bởi để có những thành công này, cả đội ngũ lãnh đạo lẫn nhân viên công ty đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Ngay khi ADSL ra đời ở Việt Nam, 24H bắt đầu nghiên cứu mô hình kinh doanh trên Internet với số vốn chỉ là… niềm tin. Thế nhưng, vào ngày 1/6/2004, Công ty 24H chính thức được thành lập và “đại bản doanh” là hàng Internet số 27 Chùa Láng – Hà Nội với vẻn vẹn 20 mét vuông.

Trải qua 6 năm, từ một hàng net nhỏ, Công ty 24H đã trở thành một công ty công nghệ có giá trị thị trường mà bất kỳ đại gia nào cũng phải thèm muốn, sở hữu kênh quảng cáo trực tuyến số 1 với các trang trực tuyến trực

60

thuộc như: 24H, nhạc vui, eva với gần 1 tỷ lượt truy cập một tháng. Thế nhưng, đối với lãnh đạo công ty thì giá trị của 24H nằm ở 300 con người trẻ sẵn sàng đương đầu trước những thách thức mới.

Khi Công ty 24H bắt đầu nổi tiếng, lãnh đạo công ty đã quan tâm đến việc xây dựng văn hoá công ty với những nét hết sức độc đáo: luôn tạo ra môi trường để thế hệ trẻ phát huy hết khả năng của mình cho dù ý tưởng có “điên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quảng cáo trên báo trực tuyến khảo sát từ 01 2009 đến năm 09 2011 (Trang 55)